Ngày 10/7: loanh quanh Bình Định
Trước khi đi, cả hội đã google "du lịch Quảng Ngãi" và "du lịch Bình Định". Vì thế ngay hôm sau là ngày đi Bảo tàng Quang Trung và khu du lịch Hầm Hô. Hai địa chỉ này cùng một hướng.
Bảo tàng Quang Trung cách nội thành Quy Nhơn chừng trên 40km, trên đường 19 đi An Khê, Plâycu. Khuôn viên nhà của Tây Sơn tam kiệt nằm gọn trong Bảo tàng, về bên phải. Dịp này không có lễ hội gì nên bảo tàng vắng khách. Nhưng nếu ngày nào cũng giống ngày này thì ở đây luôn có khách ở xa đến thăm, vì chúng tôi còn thấy lẻ tẻ mấy đoàn đến sau.
Giống như các nơi "linh thiêng" khác, ở đây cũng có rất nhiều cây mang bảng hiệu của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Hai cây me nhìn thấy trong ảnh, tán được tỉa tròn, cây bên trái là của Đại tướng VNG trồng.
Có lẽ đặc sắc nhất của Bảo tàng Quang Trung so với các bảo tàng khác là có biểu diễn võ công Bình Định. Tối hôm trước anh Tống có nói với tôi võ công Bình Định là sát thủ nên đội quân của Quang Trung tuy chỉ luyện tập trong một thời gian ngắn nhưng vẫn đủ sức phá giặc. Cũng chính vì thế nó không dùng để thi đấu được. Rất tiếc khi tôi hỏi thì được biết vì lí do mùa màng (hình như) nên đội biểu diễn hôm nay nghỉ.
Vốn dốt môn Sử nên tới đây tôi mới biết Nguyễn Nhạc khởi nghĩa dấy binh, nhưng nhanh thoả mãn, xưng Trung ương Hoàng đế ở Quy Nhơn. Còn Nguyễn Huệ thì được phong Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân. Chỉ đến trước khi đưa quân ra Bắc đại phá quân Thanh Nguyễn Huệ mới xưng Hoàng đế Quang Trung để chính danh thu phục lòng dân cho việc lớn. Chính vậy xét về bộ máy quản lý nhà nước thì người ta cho rằng nước Việt Nam ta trong thời gian đó cũng chưa thống nhất, bởi có hai Hoàng đế. Trong lúc Nguyễn Huệ ở Phú Xuân, có lúc Nguyễn Nhạc thấy trái ý cho quân ra hỏi tội, Nguyễn Huệ đánh vào, vây hãm thành Bình Định đến mức Nguyễn Nhạc phải lấy nghĩa anh em sao nỡ nồi da xáo thịt để xử hoà.
Cây me cổ thụ trong sân nhà Tây Sơn Tam kiệt. Phía sau là điện thờ Tây Sơn Tam kiệt cùng các tướng lĩnh. Điện thờ này được xây dựng trên nền nhà cũ của thân sinh Tây Sơn Tam kiệt. Vào điện thờ không được phép chụp ảnh nên không có ảnh cho mọi người xem.
Giếng cổ trong nhà thân sinh Tây Sơn Tam kiệt, miệng được xây bằng đá ong. Người ta không chú ý lắm tới tính cổ nên có dùng xi măng ở những chỗ như thế này.
Nói chung Bảo tàng Tây Sơn không có gì nhiều để xem. Cây gia phả của Tây Sơn Tam kiệt thì
tất cả là họ Hồ, duy ba anh em họ mới là Nguyễn. Có phải vì "phò Nguyễn diệt Trịnh" mà lấy họ thế không nhỉ? Cùng trong cây gia phả đó thì ở một nhánh chung gốc có Hồ Xuân Hương. Tôi nhớ hồi năm 2005 đưa Cao Tư lệnh và chị Niệm lên cửa khẩu Hữu Nghị, khi về đ/c (gì quên tên rồi) k3 say sưa nói về quê hương, làng Quỳnh Đôi, có họ Hồ ba vua. Đó là Hồ Quý Ly, Hồ Thơm (Nguyễn Huệ) và Hồ Chí Minh. Chuyện về Hồ Chí Minh thì cũng đã được đăng trên mạng dưới bài viết cho là của Trần Quốc Vượng.
Rời Bảo tàng Tây Sơn, chúng tôi đi tiếp khu du lịch Hầm Hô cách đó không xa. Đây là một dòng suối to, với nhiều tảng đá lớn tạo thành một cảnh trí ít gặp ngoài Bắc. Ở đây, theo giới thiệu, vì có địa thế hiểm yếu nên còn là căn cứ của nghiã quân Tây Sơn, của phong trào Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đoạn dưới ít đá lớn người ta đắp một con đập để tạo vùng mặt nước lớn.
Từ đây đi ngược dần lên đá càng nhiều, nhiều chỗ đi hiểm trở, không cẩn thận có thể tai nạn. Có những khe hẹp, người bụng to khó lòng qua nổi, mà đi lối khác cũng không dễ dàng.
Trên mặt những tảng đá lớn có những chỗ trũng, chứa nước mưa thành những vũng con. Trong đó rất kì lạ là có những vũng sâu tới mức tôi nghĩ không thể là kết quả phong hoá bình thường. Đây liệu có thể là chỗ vốn có một cái cây mà gốc của nó đã ăn vào đá, rồi chết để lại một lỗ sâu?
Rồi chúng tôi gặp tảng đá như vậy, với một cây lớn ở trên. Không có lối nào lên tảng đá đó, ngoài việc bám rễ cây để trèo lên. Loay hoay một hồi, trừ Dũng k1, các U60 cũng lên được tảng đá, chụp hình làm kỉ lục cho bản thân.
Không thấy có biểu hiện gì của việc hình thành "bọng gốc cây" trên tảng đá này, nhưng cũng khó lí giải sự hình thành của cái hố sâu, miệng nhỏ hơn bụng ở tảng đá kia.
Tụt xuống, cả hội quay trở lại vì cũng đến lúc kiếm chỗ ăn đồ mang theo. Mỗi nhà sàn dựng sắn khu du lịch thu 50 nghìn đồng, mỗi võng, nếu sử dụng thu 5 nghìn, khá là thuận tiện cho du khách.
Cuộc đi dưới nắng gắt mồ hôi đầm đìa làm cho mọi người mệt mỏi. Quay ra đến xe chúng tôi không còn hứng thú đi tìm từ đường của các võ tướng Tây Sơn như Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân. Về sớm để chiều muộn lại ra Bãi Dại thăm nhà anh Bộ, chào tạm biệt ra về.
Rời Bãi Dại tôi ghé nhà thăm Thuỷ. Chỉ có hai vợ chồng ở nhà, hai đứa cháu ngoại đi chơi nhà hàng xóm. Một ngôi nhà nhỏ trong xóm nhỏ gần lối vào Gềnh Ráng. Quãng tháng 10 này vợ chồng lại ra sang cát cho ai đó trong gia đình (tôi không nhớ chắc chắn). Hình như Thao láo (hay là Quốc Dũng) đã vào tận sau nhà xem mấy cái ang làm mắm của hắn. Nói là ngon chứ có lẽ Thuỷ bều bây giờ không làm mắm nữa. Vì trong khu dân cư này mùi mắm sẽ ảnh hưởng hàng xóm, họ sẽ có ý kiến. Ngoài ra mắm không được nắng thì cũng sẽ không ngon.
Đưa tôi về khách sạn, Thuỷ bều chụp chung một tấm ảnh với các Trỗi nhà tôi. Nó dành cho tôi cái chỗ ngồi làm bẹp mất cả bản thân. Xem mà mất cảm tình với mình quá.
Thứ Sáu, tháng 7 20, 2007
Chuyện kể vãn cảnh miền Trung: ở Bình Định
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 7 20, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Qúy ơi, Quang xèng ơi, bạn bè ơi,
Cái thằng G.mù mất kính hơi bị lâu, nay mới lên tiếng nên tôi đã dùng quyền Blogger insert vào bài của HThành. Thông tin thì vừa phải nhưng gặp nhau mới là chính mà gặp trên cái sự "ảo" mới là hay!!! Hay hay hay!!!
Nhân chuyện "Tin mới nhất trên trang báo sáng mai" xin góp một truyên để các chiến hữu cùng thưởng thức 1001 chuyện về vòng đo số 1 của chị em:
Có một anh chồng rất xiêng năng việc gia đình. Chủ nhật anh ta mang đồ của gia đình đến hiệu giặt ở đầu phố. Cô chủ xem xét kỹ các đồ anh ta mang đưa giặt nhưng khi cầm cái coọc xê thì cô ta nói với anh ta rằng:"Xin lỗi thưa ông ở đây chúng tôi không nhận giặt lều"
Giang mù
Phụ họa chuyện của (Ko biết là a hay bạ..n):
Một người đàn bà trung niên muốn căng da mặt để có diện mạo của tuổi đôi mươi. Bác sĩ nói rằng nếu muốn thế phải kiểm tra và căng da mặt theo định kỳ 6 tháng. Bà này ra thêm điều kiện:
- Tôi chỉ muốn ông làm một lần và đẹp mãi thôi.
- Nếu vậy, chúng tôi sẽ cấy một núm vặn nhỏ trên đỉnh đầu bà. Khi thấy các nếp nhăn xuất hiện trở lại, bà chỉ cần vặn cái núm ấy một chút. Rulô đặt chìm bên trong sẽ kéo phần da ở phía trước cơ thể lên hoán đổi cho da mặt.
Một năm sau ca phẫu thuật đó, người đàn bà đó quay lại rên rỉ với ông bác sĩ:
- Ông hãy nhìn hai cái túi dưới mắt của tôi, thật là kinh khủng!
Sau khi xem xét kỹ, ông bác sĩ bình tĩnh nói:
- Thưa bà, những cái túi đó chính là phần da bị kéo lên từ hai bầu vú, nếu bà mà cứ tiếp tục vặn cái núm ấy với tốc độ nhanh như vậy thì chẳng mấy chốc bà sẽ có........ râu.
Vinhnq
Chết thật, mấy cái nội dung góp kia phải ở mục "tin mới nhất ..." chứ. Hay nó bị chìm sâu quá thành ra tin cũ rồi?
Là vùng đất mới, nhà Nguyễn rất thiếu người, là nguyên nhân dẫn tới cuộc di cư ồ ạt của dân bắc xuống phương nam. Những nhóm người có tiềm lực thì không sao, nhưng các nhóm người thuộc các họ lép vế trong làng (mà làng chỉ nhớ anh ta tên là anh Cu, anh Đĩ...) thì khi vào nam, khi khai báo với chính quyền, đều khai là họ Nguyễn (nhà Nguyễn khuyến khích). Dịch vụ bắt cóc con nít rất ăn khách (Ba bị, chín quai, 12 con mắt), và đứa trẻ này đều bị cải thành họ Nguyễn. Tương tự với nhiều trường hợp khác. Và có nhiều nhóm người có thế lực nhưng đổi họ để đánh dấu bước đột phá mới, hoặc được ban Quốc tính, ... Do vậy họ Nguyễn ở Việt nam tăng vọt. Cụ nhà ông Nguyễn Huệ cũng vậy.
HCQuang
Đăng nhận xét