Thứ Sáu, tháng 7 27, 2007

VĂN NGHỆ

VÕ ĐẠI TƯỚNG CỨU SỐNG TÁC PHẨM
Kiến Quốc


Nhạc sĩ Tô Hải, sau khi học lớp sáng tác đầu tiên của quân đội năm 1958, đã viết hợp xướng 4 chương “Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ”. Tiết mục được trình diễn trong đêm liên hoan kỷ niệm 15 năm QĐNDVN (22-12-1959).
Sau đó vì sự ấu trĩ trong tư duy mà có ý kiến: Trong chương III “Tiếng gọi của quê hương”:
Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi
Ngó trông xa xa tận phía chân trời
Quê hương yêu dấu bao người chờ mong
(Nơi quê hương xa xôi ai chờ mong?)
Những đêm trăng rằng, tiếng ca vang lừng
cùng người xa vắng đập lúa dưới trăng…
là uỷ mị, làm giảm sút ý chí chiến đấu của bộ đội. Không cần chỉ thị, quyết định mà mặc nhiên trong các chương trình biểu diễn sau đó, tác phẩm chỉ được biểu diễn chương I và IV.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn rất yêu văn nghệ. Ông từng mời thầy về nhà dạy pi-a-nô và rất thích chơi các bản nhạc cổ điển. Đại tướng không bỏ một chương trình biểu diễn lớn nào của Văn công TCCT.
Năm 1961, khi chuẩn bị Liên hoan văn nghệ toàn quốc, Đoàn TCCT (do đồng chí Lê Đóa chỉ huy) có đưa tác phẩm vào chương trình. Đêm tổng duyệt, Đại tướng đến dự. Sau khi xem, ông hết sức ngạc nhiên, quay sang hỏi cán bộ tuyên huấn: “Tôi nhớ tác phẩm này có 4 chương. Sao lại chỉ biểu diễn 2 chương?”. Khi nghe anh ta giải thích thì Đại tướng lắc đầu: “Tình yêu Tổ quốc của người lính được bắt nguồn từ tình cảm gia đình, từ tình làng xóm, từ tình yêu quê hương. Vì vậy không có vấn đề gì về tư tưởng cả”. Rồi ông đồng ý cho dàn dựng cả 4 chương.
Cho đến giờ, nhạc sĩ Tô Hải vẫn trân trọng nhắc lại: “Tướng Giáp chính là người đã cứu sống tác phẩm. Tôi mãi không quên!”.

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tôi ở Tây bắc gần 1 năm trời, và tuy so với Nam khỉ thì quá ít ỏi, nhưng cũng đủ để thấm chương 3 "Tiếng gọi của quê hương" trong đại hợp xướng (hồi đầu gọi là tổ khúc) "Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy". Hồi ở tây bắc, khi hoang hôn sắp buông rơi, tôi leo lên đồi, phóng tầm mắt ra xa, tức thì chương 3 lại xuất hiện, gần như vô thức. Có lẽ phải là người hiểu biết và có nhiều gắn bó với tây bắc mới có thể sáng tác một hợp xướng "rất tây bắc" như vậy. Các anh đã từng nhiều năm đóng quân ở tây bắc cũng nói với tôi như vậy. Riêng với tôi, tây bắc đẹp vì bản thân nó đẹp và cũng vì tổ khúc của nhạc sỹ Tô hải.
Chắc các bạn còn nhớ, hồi tết 1968, lính K5, dưới sự dàn dựng của thầy Hiến và thầy Thưởng, đã biểu diễn rất thành công bài Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy:
Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi,
(ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui).
Ngó trông xa xa tận phía chân trời,
(có người thương yêu ngày đêm ngóng trông).
K5 hồi đó khá thật, chứ không như bây chừ.
HCQuang

Nặc danh nói...

CQuang là thằng hèn vì cậu lại về với k5 tụi tớ. Còn tụi tớ lúc nào cũng oách trở lên như k4!!!
KQ

Nặc danh nói...

Đừng ngạc nhiên vì sao tôi hay có thông tin hay từ các nhạc sĩ oách của QĐ. Thứ nhất do chơi hơi bị thân với NSUT họ Dương nên quen nhiều thầy, bạn anh ta là văn nghệ sĩ. Thứ hai, do nhiều văn nghệ sĩ QĐ từ những năm kháng chiến chống Pháp đều qua học Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn hay "Luộc quân" VN (sau này) mà phụ huynh tôi công tác tại đó. Vậy là quen rồi thân nên khai thác được nhiều tư liệu đời thường.
Còn nhớ Thiếu tướng Trần Độ trước khi vào Nam năm 1964 có gặp các văn nghệ sĩ QĐ chào từ biệt. Ông nói: "Chỉ có Tướng Giáp là sống mãi với nhân dân, còn như chúng tớ thì chỉ là quan nhất thời. Riêng văn nghệ sĩ các cậu với các tác phẩm để đời sẽ sống mãi. Giá trị văn hoá tinh thần là bất diệt!".
KQ

Nặc danh nói...

Bên blog Út Trỗi có ảnh "bạn" của a HCQ nhảy dù rất đẹp, Ko biết ô anh mình nhảy dù đi chân vịt thì "đẹp" thế nào ???
Vnq