Thứ Năm, tháng 7 19, 2007

Chuyện kể vãn cảnh miền Trung: Bây giờ mới tới Quy Nhơn

Sau khi rời Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, đích đến của chúng tôi chỉ còn là Quy Nhơn. Gọi điện báo, vì HX.Thuỷ dặn khi đến gã sẽ dẫn đi nhà nghỉ của một đ/c Đại tá (hưu) là bạn của Thao láo. Sẽ gặp nhau ở cổng Viện QY 13.
Đến gần Diêu Trì, ở bên trái, xa xa có một cái tháp Chăm (hình như bây giờ gọi Chăm thay cho Chàm). Dừng lại chụp từ xa, rồi đi. Một chốc lại có hai cái gần nhau trên đỉnh quả đồi khác. Thời gian không vội, mà lại thấy có đường xe lên, tôi đề nghị vào thăm.
Văn hoá Chăm rất được các cơ quan bảo vệ di sản quốc tế quan tâm. Đến chân đồi đã thấy một vòng rào lớn, một Nhà Bảo vệ Di tích Tháp Bánh Ít thuộc Bảo tàng Tổng hợp Sở VHTT Bình Định. Và một con đường bê tông từ gần chân lên đến gần đỉnh đồi.
Có lẽ quá trình tiêu tiền quốc tế đã hết nên vào khu di tích chả gặp một ai, con đường chưa xong đã bị mưa xói lở. May mà việc trùng tu đã hoàn tất và chả có thể lấy được cái gì nên phần tháp vẫn nguyên.
Quần thể Tháp Bánh Ít có tới ba tháp. Một tháp to trên đỉnh và một tháp nhỏ ở dưới phía Đông. Một tháp dạng mộ ở phía Nam (định hướng theo cảm giác với mặt trời).
Có thể thấy dấu tích trùng tu ở những chỗ gạch mầu hồng tươi. Tuy thế dấu vết đục phá ở tháp nhỏ dạng mộ thì không được hàn gắn lại. Liệu có phải người ta để vậy để lý giải cho việc vật thờ (linga/yoni) đã bị mất qua đường này?
Người ta nói nhiều đến bí mật công nghệ xây tháp Chăm. Có người nói xây bằng cách mài gạch cho sít vào nhau. Có người nói xây gạch mộc rồi chất củi nung cả tháp. Vì thế không có vữa giữa những viên gạch mà lại rất liền. Quan sát phóng to phần tường có hoa văn, quả thực ai cũng phải kinh ngạc về việc các viên gạch chuẩn xác từ hình học đến kích thước. Phần hoa văn chắc chắn được chạm khắc từ phần tường đã hoàn thiện. Kĩ thuật để thực hiện được công việc này có thể rất đơn giản (cái kì diệu thường đơn giản) nhưng công sức bỏ vào đó để đạt được độ tinh xảo như thế, so sánh với thời nay, hẳn là cực kì lớn.
Nếu để ý rằng các tạo hình kiến trúc ngày nay thường có cốt bê tông hay gạch xây còn đường nét được tạo ra trên nền vữa đắp ngoài mới thấy việc tạo hình trên nền vật liệu gạch đã định hình quả là kỳ công.
Thuỷ bều chờ lâu không thấy đã gọi ời ời. Báo với nó là còn đang ở Tháp Bánh Ít để nó liệu. Khi đến Viện 13 đã thấy nó chờ ngoài cửa. Rất không ngờ Quy Nhơn còn khó tìm chỗ nghỉ hơn Đà Nẵng. Nhà bạn Thao láo, các khách sạn đều hết chỗ. Cuối cùng một cô bé lễ tân KS Sài Gòn Quy Nhơn gọi đi khắp nơi, tìm cho được 1 phòng ở một cái nhà nghỉ ở khu đang xây dựng. Bốn người đành ở một đêm trong cái phòng 3 giường vậy. Lý do cũng là các cháu về thi đại học. Hôm sau thứ Ba, chiều các cháu thi xong lập tức chúng tôi kiếm được phòng khách sạn nhìn ra biển.
Ngay tối hôm ấy chúng tôi ra quán Bãi Dại để gặp các bạn Trỗi Quy Nhơn.
"Lý Tống", theo cách gọi của K.Quốc, có vẻ rất thân thuộc không chỉ với Thuỷ bều mà cả các bạn Trỗi liên quan. Tôi thì lại quen anh Bộ, anh ruột của anh Tống từ mấy chục năm trước. Vì chị Sinh, vợ anh Bộ là người thân bên thông gia nhà tôi. Bây giờ anh Bộ và anh Tống là chủ của hai quán mà ở trên đường thì cách nhau một cái cầu Bãi Dại, dưới bờ biển cách nhau một khe nước mùa này cạn khô.
Từ lần gặp trước và qua anh em trong Nam, tôi biết Trỗi chỉ có quan hệ chỗ anh Tống. Bởi thế nên khi tôi định gặp bạn Trỗi là nghĩ ngay đến quán anh Tống. Tuy nhiên mấy người nhà tôi đi cùng lại cho là sai nếu đến ăn ở đấy mà không sang quán anh Bộ. Cuối cùng thì tôi được nhậu hai bữa trong một tối. Với gia đình và Trỗi nhà ở quán anh Bộ; với bạn Trỗi ở quán anh Tống.
Anh Bộ là một người có tính cách rất đặc trưng đến mức khi tôi kể về anh thì lão Hợp chỗ tôi, họ vốn biết nhau từ hồi đại học bên Liên Xô đã, nghĩ chỉ có thể là anh Bộ. Sau giải phóng anh Bộ về quê Bình Định, đâu như làm đến Phó GĐ Sở thì rũ áo từ quan đi làm ... Rô-bin-xơn trên cạn. Một mình vượt núi kiếm một mảnh đất ven biển nuôi dê, trồng vườn. Lâu lâu ngày thường đi thuyền về thành phố, ngày biển động gùi sản phẩm qua núi bán lấy tiền. Khi cần tôm cá thì dựng cờ cho thuyền chài biết ghé vào bán.
Khi người ta làm đường tránh đèo Cù Mông, chia mảnh đất làm hai, phần trên anh làm rẫy vẫn trồng cây ăn quả, phần dưới làm khu du lịch. Tiền đầu tư vay ngân hàng. Xem ảnh mọi người có thể lọc ra 4 Trỗi nhà tôi còn lại là vợ chồng anh Bộ. Chị Sinh một thời gian dài lo cho hai đứa nhỏ trưởng thành (chúng đều tốt nghiệp ĐH ở HN), nhiều năm dạy Toán các trường đại học và phổ thông ở HN, nay cũng về cùng anh hàng ngày chăm cháu ngoại và lo chuyện đầu tư, kinh doanh, có lẽ vĩnh viễn bỏ mảnh bằng MGU danh giá. Anh Bộ trông như thế nhưng mang trong mình một "tâm hồn Nga". Bọn Nga làm việc ở thuỷ điện Yaly, ở tầu biển cặp cảng Quy Nhơn thường đến quán của anh để nhậu và hát các bài Nga thâu đêm. Kiến Quốc thích hát bài Nga, nếu đến chỗ anh Tống chơi thì nên sang anh Bộ mà ... hát. Hạnh Phúc học Lý MGU sau chị Sinh hai năm. Hai người biết nhau. Tôi gọi điện cho chị Sinh nói chuyện với H.Phúc. Họ hẹn một dịp nào đấy H.Phúc vào chơi Quy Nhơn sẽ ghé thăm chị Sinh.
Ngồi nửa bữa, tôi chạy sang anh Tống. Thằng Thuỷ bều nói nó nhiều tuổi nhưng là bạn tao, mày phải mày tao với nó. Thuỷ bều thì quen thân hai anh em Bộ, Tống và cả bà cụ của họ từ ngày học sinh miền Nam.
Anh Tống và mấy Trỗi đã nhậu với nhau được nửa bữa, với họ thế là thường. Tôi sang lại cùng nhau nhậu tiếp. Trong ảnh là Thuỷ bều, Chinh k6, vợ Chinh, tôi, Cảnh k6 và anh Tống. Vợ Cảnh có đến nhưng đã phải về trước, Nhất Trung vào SG vì mẹ bệnh, Ánh k5 hôm sau mới gặp tại nhà, vì bận coi tiệm giải khát tại nhà. Không biết thế đã điểm hết Trỗi Quy Nhơn chưa.
Mọi người rất ngạc nhiên khi tôi lôi trong ba lô ra gần 2kg sấu xanh đưa cho Thuỷ bều (phần tới 2kg đã lấy cho chị Sinh). Khi đi cứ nghĩ 2kg cho nó là nhiều. Vào trong này chia ra mới thấy coi như là có quà đặc sản. Nhưng cũng không thể mang nhiều, dù xe tôi là xe được phép tải tới 700kg hàng. Bởi suốt mấy ngày đi đường phải để sấu trong khoang ngồi, tối mang lên phòng rải ra cho khỏi hỏng. Nếu để khoang hàng thì sức nóng ngày hè đã làm ôi quả rồi. Số sấu ấy chia 4 cho 4 gia đình có mặt, Thuỷ bều bốc cho mọi người, đến phần của mình thì lầm bầm "tao cũng phải hơn một chút chứ".
Bọn Trỗi ngồi nói chuyện với nhau rôm rả, chuyện từ hồi ai ở đâu, suối Chì là cái nào, máy bay Mỹ thế nào, ... Tôi nhắc chuyện chai mắm cái ở Trại Cau và nói với mọi người sấu mang vào đây chưa là gì so với mắm thằng Thuỷ gửi ra. Mấy chục năm mới được ăn lại. Suốt dải từ Huế trở ra đến Quảng Bình tôi lùng mà không có.
Vợ Chinh rất nể phục hội Trỗi, nói anh Chinh chỉ muốn có trường như Trỗi để gửi con vào. Cũng phải cho thị rõ bọn anh ngày xưa không phải thế này. Có đánh lộn, có lấy đồ, có áp bức, ... nhưng chính bản chất như ngày nay là do trong môi trường quân đội, có các thầy vừa giỏi vừa tốt. Cái khác biệt của trường Trỗi là ở đấy.
Ánh k5 không có mặt tại buổi tối này. Tôi chỉ gặp nó vào tối hôm sau, trước khi quay ra. Kịp biết bạn là đại tá bộ binh vừa nghỉ hưu, gia đình mở quán giải khát khá khang trang.
Chuyến đi này tôi định kết hợp "buôn" ít mắm cái. Tôi đã mang theo một chai La Vie 5L sẵn sàng đựng mắm. Thuỷ bều nói trước: 5L, 10L, 15L mày muốn bao nhiêu cũng có. Thế mà cuối cùng nó không lùng ở đâu được. 1L mắm mà tôi có để mang ra lại là do anh Bộ cho.

12 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ra Bãi Dại của Lý Tống mà không bơi thì thật là phí. Bãi này tuy tòan đá là đá, các kiểu to nhỏ, khi tắm cũng phải lách mình giữa những phiến đá nhưng vẫn sướng. Vầy nước xong lên nhậu.
Bãi nghỉ của anh Tống làm nhiều lán nhỏ ven biển, cho từng cặp trai gái thuê hóng gió. Bọn tôi thì chỉ cần lán rộng để ngồi nhậu được đông rồi hát bậy.
Ai có ra Quy Nhơn thì đừng quên ra Bãi Dại thuởng ngoạn!
KQ

Nặc danh nói...

Cánh Leipzig mấy hôm nay tắt đài. Mình Quang cưới vợ cho con thôi chứ cả bọn ăn lại theo hết à?
KQ

Nặc danh nói...

Tôi đã bơi ở bên ngoài bãi đá này, khá. Hôm đó, về phía "ta" có các cặp vợ chồng Nhân ve, Dũng Sô, Chí Quang; và đ/c XuânMinh. Phái "địch" có các cặp vợ chồng Thủy bều, Nhất Trung K5, Cảnh trọc K7; và các đ/c Trỗi của Quy nhơn. Hôm đó vui, trong tình thương yêu giai cấp.
Tháp Chàm: Theo 1 phóng sự trên TV thì gạch tháp Chàm là đất nung trộn với một số chất gì gì đó (người nghiên cứu không tiết lộ). Khi xây chỉ cần nhúng nước và mài các viên gạch với nhau một lúc, bỏ tay ra, chờ một chút là dính, dính tới tận bây giờ. Ông ta đã biểu diễn cho bá tánh coi. Nghe nói sau đó có một ai đó tài trợ và ông ta đã xây 1 tháp Chàm mô hình theo cách đã nêu.
HCQuang

Nặc danh nói...

Đ...ài vẫn mở,nhưng loa hơi xịt.Nhiều việc quá nên bây giờ mới "góp chuyện".
Đọc bài của HT mới thấy nó sướng thật,đời còn cần gì hơn thế.Thanh thản dong chơi như các bậc "lão phu" trong các chuyện kiếm hiệp.SƯỚNG.
Hallo Chí Quang,bạn bè với nhau nếu có giúp nhau cũng là lẽ thường tình,đừng "đội ơn suốt đời" mà làm tôi cảm thấy "thẹn với bản thân suốt đời".Chỉ có điều nhiều khi "lự c bất tòng tâm" nên đành chịu.Có thể ở đâu đó trên nước Đức này có cái chân nhái Training fins "trung bình" (độ dài 13 cm),nhưng ở Leipzig và vùng phụ cận thì chắc chắn không có.Hôm nay tôi lại tạt qua hỏi lại cho chắc ăn, và thằng "Sếp" của cửa hàng khẳng định như vậy.Theo kích cỡ của ông thì cái ngắn nhất là 8 cm,cái dài nhất là 60 cm,lấy trung binh của 2 cái thì = 34 cm,gần với cái tôi đã mua cho ông.Biết đâu,nhờ cái chân nhái này mà ông sẽ trở thành nhà vô địch bơi lặn trong tương lai thì sao?(của lưá tuổi U 80 chảng hạn).Lúc đấy hãy "Đội ơn " tôi "suốt đời".Tôi đã gói ghém cẩn thận cho vào va-li rồi,OK đi Chí Quang ơi.Về đến nơi mà không hợp với ông, thì tôi và ông mang ra chợ trời Hoà bình-Hà Nội "phe" nó đi,kiếm chút tiền lời nhậu chơi.Kiểu gì cũng thắng cơ mà.Quang xèng.

HữuThành.Nguyễn nói...

Không phải là "đời còn cần gì hơn thế" mà là đời chả còn làm được cái gì hơn thế. Thôi thì không còn làm được gì thì làm thế cho xong. Cũng là một dạng "trí ngủ" thôi, ngủ với cái mình có.
Nghe chuyện có thằng sắp bán chân nhái, đang suy nghĩ xem có bể bơi nào xứng với mình không, để xài với cái chân ấy.

N.TV nói...

Leipziger đây! Phải ngồi trực điện thoại, chờ P.Hòa, còn 58 km nữa thì nó đến. Lúc nãy nó gọi điện đến lại còn hỏi đểu vợ tao:-Nhà em có thiếu gạo không?.Bực mình quá,loại này cho ăn thịt cá làm gì? Tối nay bắt nó ăn rau muống luộc, nước rau dầm sấu, đậu phụ.
H.Thành ơi,đến Quy nhơn không ăn thịt bò nữa à? Hình như giọng Quy Nhơn cứng hơn giọng Quảng nên thịt bò cũng rứa?
Còn tao sợ bọn đi bán chân nhái nó lại bán loại lắp vào chân kia Thành ạ.Thế thì chỉ còn nước đi ra đại dương mà bơi!

HữuThành.Nguyễn nói...

Loại mày nói dân miền Tây Nghệ An gọi là "tất ch...m" chứ không phải chân nhái.
Chúc mừng Phú Hoà đến Lepzig để gặp bạn. Chúng mày bên ấy đi nước này sang nước kia còn dễ hơn tao đi gặp Thuỷ bều. Sướng nhỉ.

Nặc danh nói...

Ý Quang "xèng" thì tốt nhưng trao đổi nhiều về độ dài làm 1 số người ghen tị. (Nghĩ là các khác và lại "sanh só" thì mệt lắm!).

Nặc danh nói...

Cảm ơn Quang xèng, ông bạn già cùng họ, vì đã quan tâm tới "độ dài" của bạn bè. Nay xin "đàm" về chân nhái:
Trong thể thao giải trí, trong công việc và cho biệt kích thì người ta dùng chân nhái dining fins, còn khi luyện tập "ròng" thì dùng training fins. Chân nhái training fins càng dài thì tần số hoạt động càng giảm, cơ bắp càng ít bị căng, và ngược lại. Vì thế, tùy thể lực và mục đích luyện tập của mỗi VĐV mà họ chọn cho mình training fins với độ dài tương thích. Với thể lực và mục đích luyện tập của tôi thì độ dài 13cm là trung bình. Tuy nhiên, độ dài 34cm ông đã chọn thì tôi cho là đúng đắn: tôi vô cùng ngạc nhiên rằng, cứ sau mỗi năm, tôi lại già đi 1 tuổi, tức sức khỏe giảm đi 1 cữ. Nói cách khác, độ dài training fins tăng theo tuổi tác (hàm tuyến tính), và nếu như ngay bây giờ, con số 34cm là quá, thì, QX ơi, ông đã đi tắt, đón đường, đã tiên lượng về tương lai cho tôi. Thực tình tôi không nghĩ được xa như ông. Nói vui thôi, tôi biết là 34cm sẽ hữu ích, bởi bây giờ, dùng cái 8cm tôi đã cảm thấy hơi quá.
HCQuang

Nặc danh nói...

Công nhận cái "chân nhái" của bác HCQ cứ ngồi mà luận, mà fân tích thì Ko biết bao giờ mới chuẩn. Tốt nhất bác QX làm cả container, đủ các loại, các cỡ về, cái nào vừa thì lấy rồi AE nào có nhu cầu thì "thửa" luôn! Ko hết ta lại mang về trả lại, lo gì ế...vô tư đi.

Vinhnq

Nặc danh nói...

Chào HThành, ông đi thăm thú khắpBĐ mà không ghé thăm thành Hoàng Đế (th Bình định,th Đồ bàn). Ổ đó chẳng còn gì nhiều chỉ còn 2 con voi đá rất đẹp và một tấm bia ghi Thành Hoàng Đế.Thành xay bằng đá ong,đã mất một góc do đường sắt cắt qua, nhìn mắt thường khó hình dung một chútvì nhà dân sinh sống ngay trên thành.Khu vực đó có cái ông quan tâm đấy: tháp Cánh tiên đây là một trong những tháp chăm đẹp nhát tại BĐ.Họ đang trùng tu tháp,ông có thể quan sát được cánhlàm .Cách đó một chút có lăng Võ Tánh ,nhà nươc đang khai quật di tích LS ở đây.Phải hỏi tội thằng Thuỷ bều vì không quân sư cho ông. ( thêm một chút,có một bài báo mới đây có nói đến việc một thàng tây nào đó đã tìm ra chất kết dính xây tháp chàm, song vẫn còn bí mật.)Tôi theo chân ông trên Blog nên đã lạc hậu với tiến trình của ông, thật chán cái mớ đời.
DSô

HữuThành.Nguyễn nói...

Thật đúng là chán quá. Trước khi đi đã hỏi Thuỷ bều, mà nó chả tư vấn gì. Lúc ra, tôi đã có cảm giác là còn thiếu cái gì đó, mà nghĩ không ra, vì có biết đâu. Cũng không thiếu thời gian, mà không xem được mấy cái đó. Tiếc thật. Nhưng hình như sự đời phải tiếc thì nó mới hay.
Mấy tháng nữa bọn Intel định mời các nhà báo đến Quy Nhơn. Thường các vụ này lão sếp đi chứ tôi không đến lượt. Nếu có sẽ tư vấn cho lão ấy vậy.
Thỉnh thoảng vẫn thấy anh góp lời, hoá ra Dũng Sô "văn" hơn mình vẫn tưởng.