Thứ Hai, tháng 7 16, 2007

NHÂN ĐỌC BÀI "NHỮNG NGƯỜI TRONG BỨC ẢNH LS

NHÂN ĐỌC BÀI "NHỮNG NGƯỜI TRONG BỨC ẢNH LỊCH SỬ"

Chuyện này chắc anh em còn nhớ . Khi Trỗi K4 (lớp7) vừa lên lớp 8 thì bọn ta "dời đô" vào trong suối ( doanh trại của cánh Trỗi K3). Trại Cau lúc này phải nhường cho bọn con gái ...
Như vậy K4 được ở vào nơi tuyệt đẹp, có suối trong vắt chảy trước nhà , sân chơi có bóng đa cổ thụ trùm che mát rượi...
Một hôm, anh em đang học văn tại lớp học bên bờ suối thì ông Lê Liêm "vi hành" đến thăm . Cầm cuốn "Trích giảng VH", Ông hỏi : Các cháu có ý kiến gì về các bài trong tài liệu này không ? Quân ta đưa mắt nhìn nhau ngơ ngác, vì vốn chưa quen với lối đối thoại trực tiếp kiểu này. Rất khéo léo, sau vài gợi ý nho nhỏ của ông. Dũng kều( thì phải ?) đứng lên "phang"ngay:
Câu tục ngữ :"Cả gan cầm đuốc đốt trời -Trời kia chẳng cháy lửa rơi cháy mình" trong sách, theo cháu là không đúng. Thanh niên bây giờ phải có chí dời non lấp biển, không sợ hiểm nguy, không có gì là không làm được!
Phải nói cái hồi ấy lũ Trỗi con tuy nhỏ nhưng hăng lắm, coi Đế quốc Mỹ chẳng ra con ruồi , con muỗi chi cả .
Rất khoái khẩu khí thằng này, Ông cả cười : Các cháu giỏi thật, cái chí của cháu là cần lắm đấy, nhưng theo bác, ý bài này có thể người ta muốn nói làm việc gì cũng cần phải biết lượng sức mình, nếu không sẽ bị thất bại. Các cháu nghĩ sao? Dũng kều "tắt đài " nhưng bụng vẫn còn ấm ức. Một lúc sau hiểu ra hắn mới sướng , cười như nghé... Bây giờ không biết N.T.Nhân có khoái kiểu Vi hành này ?
... Sau bao nhiêu năm nhớ lại, nay mới "sáng ra " :
- Bằng câu thành ngữ trên, ông cha tự ngàn xưa đã nói đến chuyện"duy ý chí", hòng tuyền lại kinh nghiệm cho đời . Ông LL cũng như các cụ nhà mình rất rành chuyện này .. rồi đến Văn kiện ĐH VI (1986) lại dành một phần quan trọng: Phê phán và rút ra bài học về bệnh " chủ quan duy ý chí " để cảnh báo chúng ta . Còn Dũng kều, xem ra đã mắc bệnh " chủ quan duy ý chí " từ hồi ...còn bé ?!
- Cũng câu thành ngữ ấy , mỗi người sẽ có cách lý giải khác nhau....đó là chuyện bình thường trong cuộc sống, khi ta giải thích sự vật , hiện tượng .Đúng là "quan điểm" khác nhau thì cách lý giải cũng khác nhau.
- Nghệ thuật của người lãnh đạo chính là cách biết khơi gợi để "quần chúng " tin tưởng và mở miệng nói ra những suy nghĩ thật sự của mình. Ông LL rất tôn trọng nhóc Dũng . Ông không hề chê bai, phủ định hoặc phê phán nó mà chỉ trình bày quan điểm của mình, kèm theo câu nghi vấn gợi mở, khuyến khích tư duy lũ trẻ ....
Nói gì thì nói . Phải thừa nhận rằng T Trỗi cái thời gian khó đó, bọn mình đã được hưởng thụ môi trường giáo dục quá hay!
Sau này qua TQ, tôi rất khoái tiết mục của hai thằng con ông LL, chúng mũm mĩm, múp míp như hai chí ỉn con biểu diễn đàn accoc, dễ thương đến lạ....
Tôi không biết nhiều về ông LL , song cuộc đời có những khoảnh khắc làm người ta nhớ rất lâu - Đó chính là ẤN TƯỢNG !
Tp HCM 16-7-07

Thanh Minh

4 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Tôi thì không nhớ có chuyện này, mặc dù ở cùng B với Th.Minh gần như suốt cả thời gian Trỗi. Hoá ra thằng này quan tâm tới chính trị từ bé. Nó bây giờ vẫn quan tâm mà mình bây giờ cũng vẫn ... hết quan tâm.
Nhưng mà Dũng kều (Hoàng Ngọc Dũng) có bao giờ ở B2 đâu nhỉ?

Nặc danh nói...

Nếu ấn tượng đúng như TM định nghĩa,thì những người gây được ấn tượng cũng rất ấn tượng.

Nặc danh nói...

- Xin góp ý nhỏ với tác giả: có đăng tít nhớ viết rõ "lịch sử" chứ đừng viết "LS" dễ đọc nhầm là "liệt sĩ"!
Con người cụ Lê Liêm là quá hay rồi.
- Gia đình tôi rất thân với gia đình chú Liêm, cô Trà vì mẹ tôi được cô chú giác ngộ. Chúng tôi có nhiều kỉ niệm với gia đình cô chú. Có nhiều việc về công tác văn hoá, giáo dục chú rất tâm huyết; trong đó có việc tạo sân chơi cho thanh niên, thậm chí tổ chức học và nhảy "quốc tế vũ". Tiếc rằng, hồi đó bị stop. Còn nay thì đầy(!).
Sẽ xin góp tiếp sau.
KQuốc

TranKienQuoc nói...

Năm 1984, ngày cụ Lê Liêm mất, Bộ Giáo dục đứng ra tổ chức tang lễ cho cụ tại hội trường của Trường Đại học VN, trên đường Trần Thánh Tôn, đối diện với trụ sở TTXVN. Đựơc đi viếng cùng mẹ, tôi chứng kiến nhiều hình ảnh thật cảm động.
Dân ta có truyền thống "Nghĩa tử là nghĩa tận" nhưng ngày đó không hiểu sao có ai đó không muốn nhiều người đến viếng cụ. Vậy mà nhiều đồng đội già, râu tóc bạc phơ, người là chiến sĩ, người là cơ sở cách mạng thời kì bí mật của cụ đã đến viếng. Cảm động hơn thấy đoàn phụ lão mang vòng hoa lớn "Bạn tù Sơn La kính viếng người bạn tù Lê Liêm!". Đại tướng Giáp cử phu nhân cùng con trai là Võ Điện Biên đi viếng người cán bộ thân thiết cùng chiến đấu trên nhiều mặt trận, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Điện Biên Phủ 1954. Các văn nghệ sĩ cũng có mặt để vĩnh biệt người lãnh đạo công tác văn hoá, văn nghệ không chỉ tài ba mà còn rất thấu hiểu, gần gũi họ.
Đúng là những người có đức, có tâm, có tài sẽ sống mãi trong lòng nhân dân và đất nuớc!