SGTT.VN - Ngày 1.4.2011, đúng mười năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để rong chơi chốn vĩnh hằng, bà Dao Ánh – người tình đầu tiên – một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông cho công bố hơn 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà.
Những lời cuối cùng anh viết cho Dao Ánh là những ngày anh nằm trên giường bệnh. Anh không thể cầm bút được, nên phải đọc cho người bạn Sâm Thương viết giùm mình, và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: “Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác…”.
21 nhận xét:
Nếu Trịnh còn, ông có thích những tâm tư riêng của mình được phơi bày ra như thế này không nhỉ? Trịnh "phô" tình yêu của mình trong lời nhạc rất kín đáo và kiêu sa, dẫu cho cũng ánh mắt, cũng nụ hôn, cũng bàn tay, chân bước, tưởng chừng như rất cụ thể nhưng tất cả đều bay bay trong vô thường. Nhưng thư tình cho người yêu thì không như vậy, lúc ấy Sơn sống với con người thực tại là Sơn. Thiết nghĩ rằng anh chỉ muốn hát cho ngàn trùng nghe một mối tình trừu tượng tựa dấu chân địa đàng! Khi anh làm nhạc, viết lời, anh là con người siêu thoát, khi anh viết thư tình, anh là người đàn ông đang yêu! Chính vì sự khác nhau này mà những bài ca của anh quyến rũ con người ta một cách khó hiểu, không như những bản tình ca đời thường ta thấy nơi nơi!
A ha, sao chị ấy lại li dị chồng khi gặp lại người cũ sau bao năm xa cách? Trong khi nắm trong tay mấy tay chẵn chòi 300 bức thư tình? Sao ngày xưa không giữ lấy Sơn? Theo như thư của anh, người này là một phụ nữ tính toán! Nếu không đã khổ một đời theo Sơn rồi chứ có đâu một ngày về thăm lại người xưa trong xinh tươi đến thế này? Sơn đau đớn vì Sơn nuôi dưỡng tình yêu, còn DA phải chăng tìm kiếm sự hư vinh mình đã bỏ lỡ?
Người đã rời cõi tạm thì những gì còn lại là do người ở lại làm thôi. Có lẽ cũng là một cách tôn vinh.
Có lẽ nhạc sĩ họ Trịnh chẳng có ý "phô bày" 300 bức thư tình này,nhưng nhiều người lại coi '"Bống"' là người tình của Trịnh ,nên em gái Trịnh Vĩnh Trinh cho công bố 300 bức thư tình mà NS gửi cho Dao Ánh như một lời khẳng định nhạc sĩ họ Trịnh chưa bao giờ coi Cô Bống là người tình mà chỉ là quí vì giọng hát hay....(xem thêm ý kiến của em T.V.TRinh}/TBK4
Trịnh Vĩnh Trinh đang điên cuồng làm tiền trên danh tiếng của ông anh tài ba (đang đi đòi nợ bản quyền khắp nơi, từ tụ điểm ca nhạc tới phòng trà...). Trịnh không chỉ có một cô DA, ngay khi yêu DA thì Trịnh cũng đang có "Diễm xưa" (chị ruột của DA), chuyện tình nổi tiếng hơn nhiều! Đến cuối cuộc đời là Bống, là HA... Nếu nói chỉ quý Bống vì giọng hát hay thì cắc cớ chi TCS lại phải thâu đêm viết một loạt bài tặng riêng cho Bống (Bống Bồng ơi, Bống không là Bống...) lời lẽ cực kỳ âu yếm? Sự nổi tiếng của Diva Hồng Nhung không cần dựa dẫm vào tiếng tăm của Trịnh, có chăng chỉ điểm thêm sự thi vị cho tài năng của cô bé răng khểnh được hàng vạn người yêu mến! TVT cũng từng cố gắng làm ca sỹ cho anh mình nhưng rồi cũng chỉ như giọng ca gia đình. Còn huyền thoại Khánh Ly thì bỏ đi đâu mà chỉ so đo tình cảm giữa HN và DA? Chưa kể kéo vào cho đủ 300 bức thư tình, nhưng những bức thư đã đăng lên kia, những bức về sau này chỉ đơn giản là thư giao tiếp, Quế chẳng tìm thấy một chút tình trong đó! Túm lại là báo chí quảng cáo về cuộc này tùm lum (chật cả Internet), nhưng Quế thấy hơi không bình thường và nếu mọi người đem ra mổ xẻ (có rồi đấy) nhiều khi lạ không hay cho Trịnh. Chẳng thà cứ để âm nhạc cùng tên anh lãng đãng sống mãi với thời gian!
Có lẽ nên nghĩ đơn giản những người có liên quan trong chuyện này làm vậy với tấm lòng yêu mến Trịnh.
Không may ở góc nhìn khác, con mắt khác,... người ta không thấy yêu mến Trịnh hơn qua những tiết lộ đó. Thì cũng là bình thường.
Đồng ý với quan điểm của Quế, chỉ có điều muốn nói thêm là một người đa tình như TCS, làm gì có một tình yêu vĩnh cửu với chỉ riêng một người đàn bà!!!
Phần nhiều những bài tình ca của ông đều lấy cảm hứng từ một người phụ nữ có thật mà ông yêu, khốn nỗi ông không yêu họ như một hiện thân của Nữ Thần tình yêu Aphrodite đầy cám dỗ nhục dục mà ông đẩy họ lên làm biểu tượng của một tình yêu tinh khiết, chỉ chiêm ngưỡng mà không dùng đến. Sự thật là sau khi nhấp nháp thừa thãi vinh quang của tiếng tăm thì họ buộc phải thất vọng trở về với đời thực, khi cuộc đời đã xế chiều có thể là họ đã hối hận, tiếc nuối mối tình của TCS và muốn thiên hạ biết đến điều đó. Khi công bố thư riêng, có điều gì đó làm chúng ta bất nhẫn, nhưng có lẽ vì thế mà ta biết thêm được những ngóc ngách trong ngõ sâu tình cảm của ông, nếu có gì đáng tiếc thì chính là những toan tính tài chính đi kèm của gia đình Trịnh, và phần nào đó sự nuối tiếc muộn màng của bà DA.
Ông QT phạm luật, ném đá to hơn thực. sau khi nhấp nháp thừa thãi vinh quang của tiếng tăm thì họ buộc phải thất vọng trở về với đời thực là không đúng. Khi họ về với đời thực thì TCS chưa mang lại tiếng tăm vinh quang nào cho họ cả. Ngay cả bây giờ họ cũng có vinh quang nhờ TCS đâu? Có chăng là họ lộ diện, như một thành phần tạo nên "hào quang" nhờ cái máy chuyển hóa mang tên TCS. Có ai khen dầu hỏa đẹp khi ngọn đèn tỏa sáng?
Thực ra nói như vậy không định ám chỉ Bà DA mà muốn nói thói đời nó thế, một người phụ nữ được TCS nhắc đến đã đủ tự hào rồi nói gì đến người được ông yêu, điều dáng bàn ở đây là những người phụ nữ đó quá thực dụng, nhẫn tâm từ chối một tình yêu lớn để chạy theo vật chất phù du. Cắt nghĩa thế nào cho việc công bố tình cảm riêng vốn chỉ giới hạn trong hai bên liên hệ, muốn khẳng định điều gì chăng? nhưng thực do nếu có ai được lợi ở đây thì chỉ có giới truyền thông là cười mà thôi.
( Và điều không ngờ là HT cũng mê nhạc Trịnh he he !)
Lại sai, một người phụ nữ được TCS nhắc đến đã đủ tự hào rồi nói gì đến người được ông yêu là sau này thôi. Chứ thời tao loạn ấy nhạc sĩ dòng "phản chiến" có phải vinh quang gì đâu?
Lại nhầm nữa, ca nhạc phòng trà Sài gòn ghi nhận ông viết tình ca trước khi viết nhạc phản chiến, người ta biết đến "Diễm Xưa" trước "Đại bác ru đêm "nhiều. Và từ giữa những năm 60 tên tuổi Khánh ly- Trịnh Công Sơn bắt đầu từ Đà lạt đã khẳng định tên tuổi ở Sài gòn. Mà thực ra thời nào mà một người được Trịnh yêu chẳng tự hào, trước hay sau cũng thế.
Mới khẳng định tên tuổi như một cặp ca-nhạc-sĩ ăn khách thôi. Chứ chưa phải là một hiện tượng giai điệu ca từ đặc dị ma quái ám ảnh v.v... có ảnh hưởng như bây giờ.
Nghe các Bloger bình luận mà thấy rằng Trịnh Vĩnh Trinh không thuê hội này phụ hoạ theo 300 bức thư tình quả là dại, chắc chưa cảm nhận được tài năng của quân ta. Không ngờ Quế nào đó mọi bận thì í a í ới vậy mà uyên thâm dòng nhạc Trịnh đến thế. còn anh Qt thì hơi vội nóng tính nên phê phán phụ nữ bám theo anh nhà họ Trịnh quá lời. Tình yêu là ko có lời giải, ngay như GS Ngô Bảo Châu chỉ giải được mệnh đề toán học chứ có nói mệnh đề TY bao giờ đâu. Anh Qt nên nghiền Xuân Diệu trước khi bình thơ cho tuyệt đỉnh nhé.
Tham khảo dòng viết vể Trịnh của một CCB K. Anh bạn này nghe nhạc Trịnh, đọc về Trịnh từ trước 1975 tại SG. Và bây giờ anh viết "Trịnh và tôi". Phần cuối anh viết theo lời mời chia sẻ của tôi.
@HữuThành.Nguyễn: Tội nghiệp cho TCS, bị anh Phong Quảng ấn cho 2 bài nhạc sến của Hoàng Thi Thơ (he he). Còn cái ông Quảng Nôm í nữa, nghe họ xưng nick là Diemxua một phát là dạ kính chị liền, nhỡ đó là một "anh" nào hay một "cháu" nào? Vì Quế nghi là Diễm thiệt hổng có xài web (U70 rùi mừ) hoặc có cũng hổng có zô "khúc quân hành" của tụi Cọng này làm gì he he
@Quế: ngược lại với các Quế rủ nhau vào mạng, các nick vào mạng rồi lâu mới biết nhau và có dịp còn gặp gỡ offline nữa. Yên tâm đi :-)
@HữuThành.Nguyễn: Yên tâm rùi, muội quên là Diemxua nì nói "gặp" Trịnh cuối những năm 70!:):)
Vào đây mới biết mình đang lạc vào một cabinet TCSơn Điểm Hẹn. Còn nhớ cái dạo ở đơn vị cũ, ngày ngày chia nhau bữa trưa cặp lồng rồi lúc nào cũng cãi nhau không dứt về nhạc Trịnh. TQ dạo đó có món độc chiêu là đậu phụ nhự (chao) từ Huế gửi cho. Cả bọn tham ăn mỗi thằng làm một thìa. Các ông hình dung được cảnh tượng sau đó rồi chứ gì. Thằng nào sĩ diện thì ngậm miệng ngồi im rồi giả vờ đi lấy nước rồi chạy ù ra toilet. Thằng bỗ bã (mà lính thì đa phần bỗ bã) thì quẳng thìa phi thân ra cửa sổ phun thẳng xuống sân bọn Đo Lường. Sau này có kinh nghiệm sống thì mới biết đấy là thực lòng là chân thành chứ không phải bỗ bã:D. Thế mà vẫn không quên phần nhạc Trịnh, cũng bởi tên nào thua thì phải rửa cặp lồng cho cả hội yêu âm nhạc!
Có hôm tôi và TQ không phân thắng bại về một bài rất nổi tiếng của Trịnh Công Sơn, đó là bài "Năm anh em trên một chiếc xe tăng". TQ thua vì cả hội ủng hộ tôi với đáp án là bài này của TCS. TQ cứ chủ quan tưởng tôi không biết gì về nhạc Trịnh, cho chết. Mãi sau vài hôm Chí Hòa mới phát hiện ra là bài Năm anh em là của Doãn Tần. Hoàng Việt Thắng thì khăng khăng "Doãn Tần chỉ là bút danh, tên thật của nhạc sĩ là Doãn Nho!". Vũ Việt thì cam đoan đấy là hai anh em ruột. Kinh vãi!
Hội Yêu Nhạc Trịnh của đơn vị tôi chấm dứt hoạt động kể từ ngày TQ được điều chuyển ra chỉ đạo Tổng cục ĐT-TH thuộc Bộ Công nghiệp, mở ra một trang mới cho ngành tin học nước nhà! (Bài đã đăng ở Tạp chí TH&ĐS số Tết Tân Mão)
Kinh vãi thật, cái chuyện của TĐk9.
Không hiểu sao em không thích vụ công khai những bức thư tình này một tẹo nào. Theo thiển ý của em những gì là quá khứ hãy để nó trôi theo quá khứ, đó cũng là cách trân trọng người mình yêu quý. Cho dù những lá thư đó hay bao nhiêu đi chăng nữa em cũng không thấy có hứng đọc. Với một nghệ sĩ đa tài như TCS những phút "phiêu" để có cảm hứng sáng tác là cần thiết và nếu như TCS có hơn một bóng hồng thì điều ấy cũng quá đỗi bình thường.
Bà DA này là "đồng chí" của anh TQtrung! (tính đốt Tháp Rùa đóo)
Hè hè! với một xì tẹc dầu của Quế!
Mời các crazy fan của Trịnh Công Sơn xem thêm tại đây để biết người ta nói gì về ông.
Đăng nhận xét