Thứ Hai, tháng 1 17, 2011

"Sa Pa rét âm 0,5 độ C,...

... Y Tý chìm trong băng giá" là đầu đề một bài của báo Thanh Niên.
Kể cũng lạ, cây cối đóng băng từ cành lá,... (ảnh băng giá trên núi Mẫu Sơn, LS)

Hồi ở QL trời rất rét, tới mức thường có mưa đá hạt nhỏ. Ngồi trong lớp học nhìn hạt mưa rơi rồi... nhẩy lóc cóc trên mái ngói. Đọng lại rồi chúng mới tan. Chắc có lẽ cái rét ở bên ấy khô chứ không ẩm như mình nên không có nước để ngưng kết vào cành lá?
Đầu năm 2008 lên Mẫu Sơn, người ta nói đợt rét năm ấy băng giá đóng vào cây làm gãy hàng loạt. Quả là như thế. Tôi đã thấy bao nhiêu cây gãy như dưới ta bị bão, như một cây thí dụ dưới đây. Các nước xứ rét mà bị đọng băng vào lá như ta thì "bão" nặng?

6 nhận xét:

Phú Hòa nói...

@H.T : Cây cối đóng băng là do sương mù đấy để rồi về đêm, khi nhiệt độ dưới O°C thì hơi nước đọng trên các cành cây biến thành đá. Ở Châu Âu vào mùa Đông thì điều này khá phổ biến, nhất là ở trong rừng. Nhìn thì đẹp vô cùng, chẳng khác gì trong phim cổ tích nhưng thực tế thì nguy hiểm lắm vì cây đổ hàng loạt dưới sức nặng của nó. Cuối mùa Đông, đi qua những khu rừng này thì ai cũng có cảm giác như khu vực ấy vừa có cơn bão cấp 12 ghé thăm.

Quế Lâm nói...

@Anh H.T : ở QL băng đóng trên lá mà .Tụi em rất thích khi gỡ những chiếc lá băng đó để chơi , đẹp lắm . Bây giờ ở xứ nóng quen rùi , trời sáng 24,25 độ đi làm phải mặc áo gió quàng khăn mà vẫn thấy ngại . Thế mới thấy thương trẻ con ngoài đó .
N.H

HữuThành.Nguyễn nói...

Ơ thế à. Tưởng bên châu Âu chỉ có tuyết phủ dầy thì nó rơi xuống không gãy cây. Hóa ra cũng bị rét hại như ta.
@Quế: bọn anh ở bên QL có hai mùa đông. Một mùa đau màng não 1967 thì nhốt chặt, một mùa ở công trường trường mới chưa có cây cỏ gì cả nên cũng... vịt :-)

Nặc danh nói...

Tháng 2 năm 1996 thành phố Montreal bị một trận bão đá lớn nhất trong lịch sử , cây cối đổ ngổn ngang kể cả các cây to mấy người ôm . Dây điện cao thế bị đá bao nặng đứt đã đành còn kéo đổ cả cột điện . Montreal và cả vùng ngoại ô rộng lớn gần như tê liệt vì cây đỏ và mất điện . đến gần 2 tháng sau người ta mới khắc phục được hậu quả . HH

tranbachai nói...

Năm 3Chai mới qua Adelaide, tuyết rơi có một lần trên đỉnh núi gần nhà. Sau đó mưa đá một trận bể khá nhiều nhà kính. Đến thăm một trang trại của người bạn, ớt chín đỏ rất đẹp mà phải vứt hết. Không sợ bị gọi là dốt nên mới hỏi sao phải vứt cả vườn trong khi chỉ có một số trái dập. Trả lời: Vứt hết cả vườn may ra còn gỡ được ít tiền bảo hiểm. Còn như đi thu hoạch lỡ dẵm phải miểng chai không ai đền. Tệ hơn nữa là ớt đó bán ra ngoài chợ người ta phát hiện được là ớt thu từ nhà kiếng bể thì phạt chết thôi. Thế mới biết thêm nông dân Úc với nông dân Việt khác nhau nhiều quá.

HữuThành.Nguyễn nói...

"...khác nhau nhiều" như giặt máy và giặt tay. Giặt tay chỗ nào bẩn vò kỹ chỗ nào sạch thì vò chung. Giặt máy chỗ nào cũng kỹ như nhau nên nhiều chỗ sạch quá đến... hỏng. Nhất là đồ không đồng nhất như quần bò. Cái quần ô. TL thân tặng mới giặt 1 lần, thấy ngay mấy chỗ mòn gần thủng, thậm chí thủng. Chỉ vì nó ở ngay mép một cục góc túi sau dầy cứng như một hòn sỏi :-( Thế mới biết giá trị của "hand made"!