Chủ Nhật, tháng 1 23, 2011

Tổng tấn công mùa xuân 1968- Nhìn từ phía khác (tiếp theo)

góc phố Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi)
( Bấm vào tiêu đề để xem toàn bài)
Khi cuộc tấn công xẩy ra, ở miền Nam có 492.000 lính Mỹ bao gồm cả hải lục không quân hỗ trợ cho 626.000 lính Việt Nam Cộng hòa, ngoài ra còn có lính Nam Hàn, Thái và một số nước khác. Nhiều tháng trước, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, tổng hành dinh của tướng Oetmolen đã ra lệnh "cảnh giác cao độ", đặc biệt đối với việc bảo vệ các chỉ huy sở, các căn cứ hậu cần, sân bay, khu dân cư và nhưng chỗ trú quân. Nhưng lệnh này không làm người ta hoảng hốt vì nó đã quá quen thuộc.

Trước đó 6 tuần lễ, bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã trao trách nhiệm bảo vệ toàn bộ Sài Gòn cho quân lực cộng hòa. Còn quân Mỹ chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ chính bản thân họ và những căn cứ của họ. Việc bảo đảm an ninh của sứ quán được bố trí theo 3 tuyến phòng thủ. Ngoài bữc tường sứ quán, là trách nhiệm của nước chủ nhà,trong trường hợp này là cảnh sát Việt Nam. Vào đêm nổ ra cuộc tấn công, vòng bảo vệ Việt Nam có 4 cảnh sát. Viên thứ nhất đứng gác cạnh cổng sứ quan, khi chiến sự nổ ra, anh ta nấp kín sau lô cốt canh và ở đó cho đến sáng hôm sau. Người thứ 2 trực trước sứ quán, nhưng ngủ gà ngủ gật. Khi tiếng nổ làm anh ta bừng tỉnh, anh bỏ chạy về đồn cách đó 1 dãy nhà. Viên thứ 3 cũng đứng gác trước cổng, và khi bộc phá nổ anh ta biến mất trong bóng tối. Còn người thứ 4, người cầm đầu của tốp gác này cũng vội vã lao về đồn. Tuyến phòng ngự thứ 2 là bức tường cao 2,4m bao bọc khu sứ quán, rất dễ bị bộc phá chọc thủng. Tại đây chỉ có 2 cảnh sát quân sự Mỹ và bị giết ngay từ khi cuộc tấn công bắt đầu.
Còn phạm vi trong tường là của phái đoàn ngoại giao, được một phân đội lính thủy đánh bộ Mỹ bảo vệ. Vào tháng 01/1968, phân đội này gồm 85 người là lực lượng bảo vệ sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Do một sĩ quan an ninh của sứ quán kiểm sát, lực lượng này canh phòng suốt ngày đêm tại các trụ sở ngoại giao và các khu nhà ở chính thức khắp thành phố.
Cái sứ quán cao 6 tầng được khai trương vào tháng 09/1967, và là một công trình kiến trúc kỳ dị nhất Sài Gòn. Sứ quán nằm trong lớp tường chống đạn rocket chăng khắp tứ phía, trên mái có một sân đỗ cho máy bay trực thăng, ngôi nhà này hệt như một lô cốt bê tông cao vượt lên các thương xá, nhà cửa, nhà thờ, đền chùa của một thành phố hầu như không mang một dấu vết thực tế nào của cuộc chiến tranh. Khu sư quán có 2 khu - sứ quán và khu lãnh sự Mỹ cách nhau bằng bức tường và các cổng sắt. Thông thường có 2 lính thủy đánh bộ Mỹ gác đêm trong sứ quán. Và vì có lệnh cảnh giác, họ được hỗ trợ thêm 1 lính thủy đánh bộ khác đứng gác trên nóc sứ quán.
Leo.E.Kramxi, viên sĩ quan an ninh của sứ quán không nhận được tin tức gì mới lạ về tình hình Sài Gòn và cũng không hề nghĩ đến việc sứ quán bị tấn công. Tuy vậy anh ta cũng bỏ ra hầu hết buổi tối đi kiểm tra các cơ sở ngoại giao trong thành phố và kiểm tra tình hình các nhân viên tình báo. Khoảng 45 phút trước cuộc tấn công, anh ta làm đợt kiểm tra cuối cùng với nhân viên trực ban của CIA tại trung tâm chỉ huy nằm ngay trong tòa sứ quan. Kramxi được thông báo là tình hình Sài Gòn yên tính. Anh ta trở về phòng mình và đi ngủ.
Khi các lính Việt Cộng nổ súng vào cảnh sát quân sự Mỹ tại cổng thì Roman W Harpơ, viên trung sĩ lính thủy đánh bộ không có mặt tại tòa sứ quán. Khi thấy sứ quan bị tấn công, anh ta chay lao vè qua bãi để xe để về cổng hậu của tòa nhà. Harpơ thấy người cùng gác với mình, binh nhì Gioocgiơ B.Zahuranich đang cầm ống nói kêu cứu. Anh chạy dọc hành lang ra cửa trước và vội vàng kéo vào một người gác đêm VN không có vũ khí và hồn vía đã lên mây. Anh đóng sầm cánh cửa gỗ tếch to và chốt lại. Đạn súng máy bắn xối xả qua các cửa sổ bọc lưới sắt, quét dọc hành lang.
Ba mươi giây sau, một quả đạn rocket chống tăng phá tung tấm biển bằng đá granit mang quốc huy của Hoa Kỳ cạnh cửa chính, khoan sâu vào tường và nổ gần trần nhà ngay trên đầu chiếc bàn của người trực điện thoại. Zahuranich bị thương nặng vì mảnh đạn cắm vào đầu, vai, cánh tay, ngực và chân. Hai điện đài liên hệ với những vị trí lính thủy đánh bộ khác bị phá hủy. Harpơ đang tìm cách lấy thêm vũ khí phía cuối phòng bị gục xuống sàn.
Một phát rocket khác xuyên qua cánh cửa chính, bay ngay vào hành lang và nổ trên bức tường cạnh cửa vào phía sau. Phát thứ 3 bắn vào lưới chắn đạn trên cửa kho vũ khí. Harpơ lấy hết sức đứng lên và tìm cách cấp cứu sơ bộ cho Zahuranich thì một lính Việt cộng ném một trái lựu đạn vào hành lang qua lỗ thủng của chiếc lưới sắt bọc cửa sổ. Trái lựu đạn khoét một lỗ trên sàn nhà làm bụi khói và các mảnh nhỏ bắn khắp chung quanh. Harpo nghe tiếng nói của những người tấn công từ ngoài nhà, và lúc này anh ta là người duy nhất bảo vệ tầng trệt của sứ quan.
Trung sĩ Rudi A Xơtô, lính thủy đánh bộ gác trên mái nhà sứ quán. Anh ta thấy Việt cộng chui qua lỗ thủng của bức tường bảo vệ khu sứ quán , dùng khẩu shortgun là vũ khí duy nhất ngắm bắn kẻ địch. Nhưng từ trên tầng 6 của tòa nhà và cách xa hơn 60 mét, sau khi bắn 6 phát liền anh ta bất lực đứng nhìn 2 việt cộng mang súng phóng lựu lao qua bãi cỏ và nhắm vào trước ngôi nhà sứ quán mà bắn. Xơtô tìm cách liên lạc với Harpo và Zahuranich bằng máy bộ đàm nhưng không có lời đáp lại. Anh cho rằng họ đã chết, và sắp đến lượt anh. Anh báo tin trên sóng điện của mạng lưới an ninh rằng có lẽ VC đã vào trong tòa nhà sứ quán.
Lúc này ngoài 3 lính thủy đánh bộ, trong tòa nhà sứ quán còn có 2 người Việt Nam và 6 người Mỹ nữa.
Hai người Việt Nam một là người gác đêm đã sợ dúm dó cả người mà Harpo đã kéo vào nhà. Người kia là một nhân viên trực đêm của phòng liên lạc không thuộc loại mật. Cả hai nằm ngủ trên sàn nhà của các căn phòng xép ở tầng một.
Trong văn phòng của CIA ở lầu hai là viên trực ban của CIA, trang bị bằng khẩu Beretta và 2 nhân viên điện đài mỗi người có một khẩu súng lục giảm thanh.
Còn trong căn phòng liên lạc mật được bọc sắt ở tầng 4 là Giêmx A. Griphin, một nhân viên mật mã. Ngoài ra còn có Sac M.Phisơ, một nhân viên thông tin quân đội, mang một khẩu súng lục và một khẩu shortgun.
Người chịu trách nhiệm chính tối nay là E. Alan. Oen, một nhân viên vấn đề kinh tế, đến VN từ 4 tháng trước và chuyên môn theo dõi tình hình sản xuất và giá cả thóc gạo ở Việt Nam. Khi xẩy ra sự cố, anh ta loạng quạng bò ra khỏi phòng ngủ tại phòng trực trên lầu 4 và gọi điện thoại cho tham tán chính trị Gion Achiban Conhun. Ngay lúc đó, một tiếng nổ làm rung chuyển tòa nhà và Oen liền chui xuống gầm giường. Oen nghe rõ tiếng súng xối xả ngay bên ngoài tòa nhà. Anh mặc quần áo, với lấy khẩu súng lục và trốn vào phòng giải mã ngay bên cạnh. Phòng này an toàn hơn phòng trực ban và có nhiều điện thoại và phương tiên liên lạc với bên ngoài hơn.
Một trong những tiếng nổ đầu tiên làm rung chuyển ngôi biệt thự của đại tá Giacôpxân nằm ngay sau tòa sứ quán. Ông bừng tỉnh và thấy giường nằm của mình đầu những mảnh kính từ các cửa sổ trong phòng ngủ bị vỡ bắn ra. Ông ta nghe thấy tiếng súng và cỡ nhỏ đì đoàng bên ngoài khi mặc quần áo và vội vàng tìm vũ khí phòng thân. Trong chiếc ngăn kéo trên cùng về phía trái của chiếc bàn chạm trổ kiểu Tầu, ông vớ được quả lựu đạn M.26. Đó là vũ khí duy nhất trong cái nhà này.
Rôbớt L.Giôdépxân, trợ lý đặc biệt của đại sứ Enxuôt Bâncơ, cùng ở chung một nhà với Giacôpxân. Sau 5 năm ở Việt Nam, đêm nay là đêm cuối cùng của ông ta. Ông đang là khách danh dự của Giacôpxân trong buổi tiệc cuối năm cách đó 30 giờ và có kế hoạch trở về Mỹ vào sáng hôm sau. Trước đây, ông ta thoát chết hai lần một cách kỳ lạ, một lần khi đi xem chiếu bóng năm 1964 và lần khác là tại một tiệm ăn năm 1965. Hôm ấy ông ta đinh ninh rằng đây là lần nguy hiểm cuối cùng đối với ông. Ông ta lao vào phóng Giacôpxân và thấy ông này cầm trong tay quả lựu đạn. Hoảng quá, ông ta vội vớ lấy chiếc giá áo, và đó là cái gần nhất ông có thể vớ được trong cơn nguy hiểm.
Đại úy Rôbơt J.Ô Brien, là sĩ quan cấp chỉ huy của phân đội lính thủy đánh bộ phụ trách cơ quan ngoại giao. Lúc này ông ta để nguyên quân phục nằm ngủ xôpha nơi trú quân của của phần đội cách đó 5 dãy nhà. Ông ta điều động những người còn lại thành một cơ đội và tìm đến sứ quan. Các cảnh sát Việt Nam hét tướng lên "V.C... V.C!" Ô Brien và bính sĩ của ông xuống xe và triển khai đến cổng nách sứ quán. Họ thấy cánh cổng bị đóng chặt từ và bên trong lại có địch.
Vậy bọn cảnh sát quân sự đâu rồi? Ô Brien thốt lên nho nhỏ, hy vọng họ còn sống. Nghe tiếng người, năm hay sáu lính Việt cộng trên bãi cỏ sứ quán chạy nhốn nháo, nhìn trân trân vào tốp người Mỹ trong giây lát và nổ súng. Râymân E.Rít một trung sĩ da đen vạm vỡ chĩa mũi súng tiểu liên vào khe cổng sắt của sứ quán và bắn trả. Sau đó tốp lính thủy đánh bộ rút lui chiếm vị trí dọc phố ngách.
Viên sĩ quan trục nhật Kramxay và viên phó Rôbớt Fơrây, từ nhà lao đến sứ quán qua phố Paxtơ. Nơi cổng phụ của sứ quán, anh ta tìm cách phá kháo nhưng vô hiệu. Họ bị khóa, không vào được còn kẻ địch thì lại ở bên trong. Lúc này giá có lựu đạn thì tốt biết mấy, nhưng họ lại không có. Fơrây sai một cảnh sát quân sự đánh xe đến sở chỉ huy của anh ta ở Chợ Lớn, nhưng anh này trở lại báo cáo rằng tất cả lựu đạn đã phát hết và không đào đâu ra được một quả nào.
Đại sứ Bâncơ, trong nhà riêng cách sứ quán mấy dãy nhà, được một cảnh vệ đánh thức dậy và vội vã chuồn theo lối thoát bí mật đã chuẩn bị sẵn trong phòng ngủ.
(còn tiếp)
phía trong tòa Đại sứ Mỹ



Tướng 4 sao Westmoland











2 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Tháng 5/1975 chúng tôi cũng lọt vào tòa nhà này leo lên mấy tầng lầu, vào một văn phòng bắn đì đòm mấy phát vào cái chai làm bia. Lão Kỳ Trung k2 còn nổ một phát shortgun ở phòng bên cạnh thủng cái bàn sắt một lỗ to tướng. Chưa lên hết đến sân thượng thì bị các đ/c biệt động đang giữ tòa nhà mời ra.

Hồng Thu nói...

@ A TQTrung: Em muốn học anh cách đăng bài để đăng Tập Thơ bên CLB. Em cũng đã thử dùng công cụ "chèn dấu ngắt nhảy" nhưng không được. Anh hướng dẫn em với. Cảm ơn anh.