***
(Bấm vào tiêu đề để xem toàn bài)
Sắp đến Tết, mời các bạn tham khảo một tài liệu về cuộc Tổng tấn công nổi dậy mùa xuân năm 1968. Đây là một bài viết của nhà báo Mỹ Don Oberdoifer . Với cái nhìn từ phía bên kia, tác giả cung cấp cho chúng ta những thông tin khá thú vị về trận đánh này, có thể có những điều chúng ta chưa biết, bài dài nên tôi sẽ đăng vài kì, mong rằng giúp ích được cho mọi người.
Trích cuốn sách Tết của nhà báo Mỹ Don Oberdoifer viết về tết Mậu Thân.
Tại một cửa hàng sửa chữa ôtô quét vôi mầu vàng nhạt, cách sứ quán 5 dãy nhà, một tốp lính của tiểu đoàn C-10 quân giải phóng đang tập hợp lại cho một cuộc tấn công. Cùng lúc đó, những người thực hiện các nhiệm vụ khác được tổ chức thành những đội biệt kích, những ban công tác chính trị, những đại đội quân sự, những tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn, đang sẵn sàng tấn công những mục tiêu khác trong Sài Gòn và hơn 100 thành phố thị trấn khắp Miền Nam. Tổng cộng khoảng 67.000 lính do Việt Cộng chỉ huy được tung vào các trận đánh trong giai đoạn mở đầu của cuột tổng tấn công Tết Mậu Thân. Trong đó, không đến 20 người tập trung tại cửa hàng sửa chữa ôtô và tối đó sẵn sàng đánh vào sứ quán. Một sỹ quan Mỹ sau đó gọi cuộc tấn công vào các sứ quán là một hoạt động cỡ trung đội “vớ vẩn”, và nếu hiểu theo thuật ngữ quân sự thông thường, nó đúng là thế. Nhưng về ý nghĩa chính trị và tâm lý, thì cuộc tấn công “vớ vẩn” này là một trong những hành động quan trọng nhất của chiến cuộc Mậu Thân.
Tầm quan trọng của sứ quán Mỹ như là một căn cứ vốn mang tính tượng trưng lớn hơn rất nhiều thực chất của nó. Nền ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam từ lâu tuỳ thuộc vào những đòi hỏi của các cố gắng quân sự, và bản thân sứ quán đã không tác động gì nhiều đến chiều hướng phát triển của cuộc chiến. Vào lúc nó bị tấn công, sứ quán được bảo vệ bởi một dúm người, dưới quyền điều khiển của một sỹ quan ngoại vụ cấp thấp, mà nhiệm vụ hàng ngày của anh ta là điều tra giá gạo trên thị trường.
Tuy nhiên, sứ quán là nơi lá cớ sao vạch được chính thức cắm trêm mảnh đất Việt Nam, và do đó, nó là biểu tượng trung tâm của những cố gắng của Mỹ. Những người chưa từng nghe Nha Trang, Quy Nhơn, Biên Hoà, Bến Tre hay những nơi mà họ không phát âm được, thì hiểu nó nói lên điều gì khi Việt Cộng tấn công vào trung tâm sứ quán nằm giữa trung tâm Sài Gòn. Bởi vì đã có một lần họ đã có thể gọi tên và gợi lại trong trí nhớ hình ảnh cái sứ quán này. Đối với nhiều người Mỹ trong nước, trận tấn công vào sứ quán là trận đánh đầu tiên có thể hiểu được của cuộc chiến tranh.Đối với giới báo chí Mỹ ở Sài Gòn, chuyện này cũng là một sự kiện khác thường. Hầu hết những chiến sự nổ ra khắp miền Nam họ không được biết vào những giờ đầu nổ súng và bất kỳ tình huống nào họ cũng không đến được. Tin về trận đánh ở sứ quán vì vậy đã lan đi rất nhanh trong giới báo chí, truyền hình và truyền thanh và tất cả bọn họ lại ở gần và có sẵn phương tiện truyền tin không xa nơi xảy ra chiến sự là bao nhiêu. Vì Việt Cộng không tấn công vào các nhà máy điện, các trung tâm điện thoại và điện tín, nên việc truyền thông trong nước và quốc tế vẫn hoạt động bình thường suốt đêm hôm đó. Đây là dịp mà các phóng viên có thể quan sát và tường thuật cho thế giới biết về diễn biến chiến sự trong khi nó đang diễn ra. Thông qua phép lạ của kỹ thuật điện tử, tin túc đã truyền đi với tốc độ nhanh gấp 30 vạn lần so với vận tốc của viên đạn bắn ra trong cuộc tiến công này.
Hai chiếc xe này ngoặt sang đại lộ Thống Nhất, một đại lộ lớn, chạy ngang sứ quán Mỹ. Khi xe vòng qua góc phố, những người trên xe xả súng máy vào 2 cảnh sát đứng ngoài cổng ngách mở ban đêm của sứ quán. Những người trên xe mang khăn quàng cổ và băng tay làm tín hiệu, họ lao xuống dùng rocket và bộc phá để tấn công.
Trong lúc đó hai người Mỹ chĩa súng bắn vào chiếc taxi rồi rút lui, đóng cánh cổng sắt lại. Đúng vào 2 giờ 47 phút họ đánh điện đài báo động là có kẻ địch tấn công.
Ngay sau đó một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả sứ quán. Một khối thuốc nổ 15 pao đã phá thủng một lỗ lớn của bức tường bảo vệ cạnh góc phố nơi chiếc xe tải đỗ.
Daniel, một trong 2 người Mỹ la to trên làn sóng vô tuyến: "Chúng đang tới, chúng đang tới, cứu tôi với". Thế rồi điện đài bỗng ngưng bặt. Sau đó người ta tìm thấy xác Daniel với một vết đạn cắm vao đầu. Còn người kia, Sabats, binh nhất thì bị một viên đạn xuyên thủng ngực.
Một chiếc xe jeep của lực lượng cảnh sát quân sự Mỹ đi tuần cách đó nhiều dẫy nhà nhận được tín hiệu cấp cứu và hành động lập tức. Hạ sĩ cảnh sát Gionni B Tomat 24 tuổi và nhân viên điện đài Onen Mibơtx 20 tuổi chạy dọc đại lộ để đến sứ quán nhưng họ là người thứ 3 và thứ 4 bị giết trong 5 phút đầu của cuộc tấn công này.
Lệnh tấn công |
Tấn công
Tại một góc phố Sài gòn trước lúc nửa đêm, một người đàn ông vạm vỡ tên N.V.S đứng chờ gặp một sỹ quan của tiểu đoàn C-10 quân Giải phóng theo lời hẹn. S là một tiểu độ trưởng của tiểu đoàn này, đóng quân gần đồn điền cao su Michơlanh chỉ cách Sài Gòn 30 dặm về phía Bắc. Anh ta đến Sài Gòn 1 ngày trước khi xẩy ra cuộc tấn công và mặc đồ dân sự như một người đi sắm tết. Vốn là một nông dân ở vùng ven đô, anh tham gia quân giải phóng từ năm 1964, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Anh được biên chế vào lực lượng đặc công hoạt động ở Sài Gòn cuối năm 1965. Năm 1966 anh trở thành tiểu đội trưởng.
Vào tháng 11 năm 1967, 3 tháng trước tết Mậu thân, đơn vị của S bắt đầu chuyển vũ khí đạn dược và chất nổ vào Sài Gòn. Chuyến chở hàng đầu tiên được ngụy trang bằng củi đốt chất đầy một chiếc xe tải chở thuê. Ba chuyến sau, vũ khí đạn dược được dấu trong những đống cà chua và đi vào thành phố theo quốc lộ 1.
Hai ngày trước tết, những sọt lớn đựng cà chua và gạo nặng lặc lè được chuyển đến một ngôi nhà cạnh hiệu chữa ôtô tại số 59 đường Phan Thanh Giản. Ngay sau phút giao thừa S và đồng đội tập hợp tại hiệu chữa ôtô, họ chia nhau đạn dược và thông báo về nhiệm vụ chiến đấu đến lúc này còn giữ kín.Vào lúc 2 giờ 45 phút sáng, toán quân đến sứ quán bằng xe tải Pơ-giô cỡ nhỏ và mộtc chiếc taxi. Một viên cảnh sát Việt Nam đứng cách sứ quán một dãy nhà nhìn thấy các xe này chạy dọc phố Mạc Đĩnh Chi mà không bật sáng đèn. Anh ta chuồn vào chỗ tối để tránh những điều rắc rối.Tại một góc phố Sài gòn trước lúc nửa đêm, một người đàn ông vạm vỡ tên N.V.S đứng chờ gặp một sỹ quan của tiểu đoàn C-10 quân Giải phóng theo lời hẹn. S là một tiểu độ trưởng của tiểu đoàn này, đóng quân gần đồn điền cao su Michơlanh chỉ cách Sài Gòn 30 dặm về phía Bắc. Anh ta đến Sài Gòn 1 ngày trước khi xẩy ra cuộc tấn công và mặc đồ dân sự như một người đi sắm tết. Vốn là một nông dân ở vùng ven đô, anh tham gia quân giải phóng từ năm 1964, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Anh được biên chế vào lực lượng đặc công hoạt động ở Sài Gòn cuối năm 1965. Năm 1966 anh trở thành tiểu đội trưởng.
Vào tháng 11 năm 1967, 3 tháng trước tết Mậu thân, đơn vị của S bắt đầu chuyển vũ khí đạn dược và chất nổ vào Sài Gòn. Chuyến chở hàng đầu tiên được ngụy trang bằng củi đốt chất đầy một chiếc xe tải chở thuê. Ba chuyến sau, vũ khí đạn dược được dấu trong những đống cà chua và đi vào thành phố theo quốc lộ 1.
Hai chiếc xe này ngoặt sang đại lộ Thống Nhất, một đại lộ lớn, chạy ngang sứ quán Mỹ. Khi xe vòng qua góc phố, những người trên xe xả súng máy vào 2 cảnh sát đứng ngoài cổng ngách mở ban đêm của sứ quán. Những người trên xe mang khăn quàng cổ và băng tay làm tín hiệu, họ lao xuống dùng rocket và bộc phá để tấn công.
Trong lúc đó hai người Mỹ chĩa súng bắn vào chiếc taxi rồi rút lui, đóng cánh cổng sắt lại. Đúng vào 2 giờ 47 phút họ đánh điện đài báo động là có kẻ địch tấn công.
Ngay sau đó một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả sứ quán. Một khối thuốc nổ 15 pao đã phá thủng một lỗ lớn của bức tường bảo vệ cạnh góc phố nơi chiếc xe tải đỗ.
Daniel, một trong 2 người Mỹ la to trên làn sóng vô tuyến: "Chúng đang tới, chúng đang tới, cứu tôi với". Thế rồi điện đài bỗng ngưng bặt. Sau đó người ta tìm thấy xác Daniel với một vết đạn cắm vao đầu. Còn người kia, Sabats, binh nhất thì bị một viên đạn xuyên thủng ngực.
Một chiếc xe jeep của lực lượng cảnh sát quân sự Mỹ đi tuần cách đó nhiều dẫy nhà nhận được tín hiệu cấp cứu và hành động lập tức. Hạ sĩ cảnh sát Gionni B Tomat 24 tuổi và nhân viên điện đài Onen Mibơtx 20 tuổi chạy dọc đại lộ để đến sứ quán nhưng họ là người thứ 3 và thứ 4 bị giết trong 5 phút đầu của cuộc tấn công này.
(còn tiếp)
Bài và ảnh lấy từ nguồn mohinh.com
Bài và ảnh lấy từ nguồn mohinh.com
5 nhận xét:
Lại chuyện dài nhiều kỳ về chiến tranh nhân dân, hay thế.Khi xẩy ra cuộc tấn công này đúng ngày tết bên QL, cứ tưởng ngày giải phóng đã đến nơi rồi, hoá ra mừng hụt.
Tt quên nhắc "bấm vào tiêu để để xem toàn bài".
Ở các blog spot mới sẽ có một dòng chữ" xem thêm" dưới cùng, bản của ta đang dùng lại không có, tôi quên chưa viết thêm vào, sẽ sửa ngay.
Đọc xong phần đầu rồi còn sửa chữa gì nữa ? anh Qt đã trót quên thì cần xin lỗi công khai chứ, văn hoá lùn quá. Bảo sao cp cũng vậy !!!
Tk5.
@Tt:cho đánh luôn lại "còn tiếp".Chẳng lẽ giải lao à?
Đăng nhận xét