GM
Tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn nhận được giấy mời đề nghị đi nghe một buổi hoà nhạc. Tác phẩm được trình bầy là “Bản giao hưởng chưa hoàn thành” của Schubert. Vì ông không có điều kiện đi dự nên ông đã tặng lại giấy mời cho bạn mình là một nhà quản trị doanh nghiệp đi thay. Vài ngày sau ông tổng giám đốc nhận được thư của nhà quản trị doanh nghiệp với những lời nhận định về buổi hoà nhạc đó như sau:
1. Bốn nhạc công thổi sáo không làm gì trong suốt cả thời gian dài, vì thế cần giảm bớt số nhạc công này. Công việc của họ nên phân tiếp cho các nhạc công còn lại để đảm bảo huy động năng lực cho các nhạc công tốt hơn.
2. Tất cả mười hai nhạc công chơi đàn Violon đều đánh những nốt nhạc giống nhau, đó là những sự trùng lặp thừa thãi, lãng phí. Vì vậy, cũng nên giảm mạnh số lượng các nhạc công này. Để tăng âm lượng có thể thay thế bằng việc sử dụng các thiết bị tăng âm điện tử.
3. Việc phải chơi những nốt nhạc cung bậc (thăng, giáng) còn cần nhiều cố gắng. Vì vậy, chỉ nên chơi những nốt nhạc cung bậc nguyên, như vậy có thể tận dụng được cả số người đang tập sự hoặc đang học nghề.
4. Việc bắt những chiếc kèn Cor (kèn kéo) phải chơi lại những điệp khúc mà kèn Trompet vừa thổi không hề có ý nghĩa gì cả.
Và cuối cùng ông ta đưa ra:
Kiến nghị: Nếu giảm bớt tất cả những giai điệu thừa thãi thì buổi hoà nhạc có thể rút ngắn từ hai giờ xuống còn hai mươi phút.
Kết luận: Nếu ông Schubert nghe theo những kiến nghị này thì tác phẩm của ông ta sẽ được hoàn thành chứ không cần phải mang cái tên “Bản giao hưởng chưa hoàn thành” như thế kia nữa (Từ ý tưởng này người ta mới chế ra chiếc đàn Organ điện tử).
Trên thực tế, lãnh đạo doanh nghiệp định hướng viễn cảnh cần phải loại bỏ cách nhận thức phiến diện một chiều như trên và phải cố gắng đạt sự cân bằng giữa trực giác và hợp lý, ví dụ:
- Không những quản trị theo trực giác mà còn quản trị theo mục tiêu.
- Không những văn hoá tin cậy lẫn nhau với tính phi hình thức mà còn thông tin trao đổi có tính hình thức.
- Không những theo chủ trương phối hợp các hãng kiểu mạng mà còn chủ trương hướng về một trung tâm (tập đoàn có công ty chi phối vốn).
- Không những theo viễn cảnh tổng thể mà còn thực hiện tối ưu.
Trên quan điểm như vậy, nhà quản lý có 10 lời khuyên cho các đức ông chồng như sau:
1. Biết xây dựng quan hệ thân thiết với vợ, nhưng phải giữ được khoảng cách phù hợp.
2. Biết quyết đoán, nhưng phải biết lắng nghe.
3. Biết tin tưởng vào vợ mình, nhưng phải để mắt đến mọi việc.
4. Biết tính đến mục đích của gia đình mình, nhưng đồng thời phải phục vụ lợi ích của Quốc gia.
5. Biết lập thời gian biểu phù hợp cho riêng mình, nhưng phải linh hoạt với kế hoạch đó.
6. Biết trình bầy ý kiến của mình, nhưng phải trình bầy một cách tế nhị.
7. Biết nhìn xa trông rộng, nhưng không suy nghĩ viển vông.
8. Biết nói năng mạch lạc, nhưng phải biết điểm dừng.
9. Biết suy nghĩ năng động, nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
10. Biết tự tin vào bản thân, nhưng phải khiêm tốn.
Thực ra đây là những lời khuyên cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với các nhân viên của mình nói chung (trong 10 lời khuyên trên hãy thay từ “vợ” bằng “nhân viên” và “gia đình” thành “doanh nghiệp”), theo nguyên lý âm - dương của Fitzgeral. Vậy nếu ai thấy mình chưa hoặc không có khả năng “lãnh đạo” thì phải tuỳ cơ ứng biến, không cần phải làm theo những lời khuyện trên, mà hãy chuyển nó cho “lãnh đạo” của mình.
Thứ Ba, tháng 4 01, 2008
Tư duy của nhà quản lý
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 4 01, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Rất cám ơn bác GM! Xin hỏi bác đã có được " tư duy của nhà quản lý" chưa ạ?
Té ra trên đời này, mọi chuyện cuối cùng quy vào một mối.
HCQuang
Đăng nhận xét