1. Nhiều người hay qua lại Viện 108 nhưng chắc ít ai để ý tới nhà lưu niệm nơi bảo quản thi hài Bác từ năm 1969, nằm phía cuối Viện?
Ngày xưa, phía Nhà tang lễ giờ là khu tập thể của cán bộ Viện. Để tắt qua cổng hậu phải qua nhà thờ dùng để giảng Đạo và làm lễ cho các sĩ quan Pháp chết vì trận mạc. Cạnh đó là nhà quàn. Mùa hè, hình như 1968, tôi và Tuấn Phúc bị đưa vào đây cắt amidal, tòan trèo tường hậu sang nhà Tòan "sứt" phía đằng sau hay đá bóng với con em Viện ở sân nhà thờ.
Năm 1969, khi Bác đi, thi hài Người được bảo quản kỹ thuật ban đầu tại đây. Lần thứ 2 vào năm 1970. Tới năm 1999, Viện được quy họach lại và công trình này được xây dựng.
Xin trân trọng giới thiệu!
2. Sáng nay, gia đình tôi ra Mai Dịch tảo mộ cha mẹ. Mỗi lần xuống là lần được gặp lại các cụ - đồng đội, bạn bè của cha mẹ và cũng chính là phụ huynh của nhiều lính Trỗi. Lần nào chúng tôi cũng mang thật nhiều hương, hoa để không chỉ cắm cho cha mẹ mình.
Cùng hàng cha mẹ tôi là các cụ Trần Đăng Ninh, Nguyễn Chánh, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Kỉnh... Sau lưng là cụ Trần Sâm (bố Trần Thắng k7) vừa là bạn, vừa là em của 2 cụ nhà tôi. Gia đình cụ Sâm còn cưu mang chị tôi để mẹ tôi có thể đi làm cách mạng khi mới sinh chỉ được vài tuần.
Phía trước có các cụ Nguyễn Khai, Trần Qúy Hai, Lê Chưởng, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Hữu Mai, Trần Duy Hưng...
Chếch bên trái là cụ Tạ Quang Bửu, Tôn Quang Phiệt, Trần Mạnh Quỳ, Lê Thu Trà, Lê Thiết Hùng, Phan Kế Tọai, Nguyễn Văn Huyên, Tôn Thất Tùng, Trần Đăng Khoa, v.v...
Bên cánh trái Đài tưởng niệm là nơi an nghỉ của nhiều tướng lĩnh, kể ra không hết tên như Tướng Lê Quang Đạo, Trần Văn Nghiêm, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái...
Thật tự hào vì chúng ta có những người cha người mẹ mẫu mực như thế!
Trong tiết thanh minh xin thắp những nén tâm nhang cầu cho các cụ an nghỉ nơi Vĩnh hằng!
(Cũng chỉ định chụp tấm ảnh trước mộ cụ Tôn Quang Phiệt để gửi cho Quý. Nhưng không ngờ bấm nhầm chế độ Vidéo nên cứ post thử. Chắc là OK? Ông bạn nơi xa lại có dịp thắp hương cho cụ!).
Thứ Tư, tháng 4 09, 2008
Tháng 3 trong tiết thanh minh
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Tư, tháng 4 09, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Đọc biển đồng:" Nơi đã giữ thi hài Chủ tịch HCM" Thấy tên của giám đốc Cty 695 là KS Thẩm Văn Chiến, làm tôi nhớ lại ngày mới vào quân ngũ. Tay Chiến là Đại đội trưởng, tôi là cấp phó. Ở tay Chiến này tôi đã được sự giúp đỡ tận tình, học hỏi được nhiều về kinh nghiệm chỉ huy của "hắn" khi hắn chuyển lên trên, tôi lên làm cấp trưởng được thừa hưởng một "đội quân thiện chiến" do hắn để lại. Sau này, trở thành bạn thân của nhau cho đến bây giờ. Nghĩ lại thấy quân đội mình "tài" thật! cứ kỹ sư thì có thể làm bất cứ nghề gì,(nghề tôi là KS Hữu tuyến, QĐ phân công làm thi công đủ thứ luôn) Nhưng cũng chính vì thế mà bản thân học được nhiều điều.
Cũng như các bạn ngoài HN phía nam mỗi khi đi viếng mộ ở nghĩa trang thành phố tôi phải đem một bó nhang thật to như bác KQ vì mộ phần của đa số ông bà già của anh em ta đều nằm bên nhau khu dành cho các cụ có công với nước. Đi thắp nhang một vòng cho các cụ nhiều khi gặp bạn ta mà ngày thường ta ít khi gặp.
Cảm ơn sự chu đáo của Trần Kiến Quốc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba chứ.
HCQuang
CQuang nại ní nuận?
"Tiết" là từ Hán-Việt với nghĩa "tết". Tháng 3 trong tiết Thanh minh cũng rứa!
Hììiì!
Đăng nhận xét