Thứ Ba, tháng 4 29, 2008

Thơ chữ Hán

Lại trộm được bài thơ chữ Hán của Minh Kính tiên sinh với tựa đề "phải lòng", không biết phải lòng ai, phải lòng thế nào, nhưng cám cảnh thân cò lặn lội bờ ao, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non mà đâm não lòng.
Do không biết vẽ nên tôi "tinh giảm" phần chữ vuông, chỉ chép phần chữ quốc ngữ:

Cảm
Lộ cô tầm bộ dã nùng sương,
Bất quán hàn phong, quán nguyệt chương.
Thiên thượng Hằng Nga cảm lô thậm,
Cánh phát huy quang triệt dạ trường.

Phải lòng
Con cò mò mẫm đồng mờ sương,
Chỉ thích trăng vàng, chẳng ngán sương.
Trời cao trăng vàng yêu cò lắm,
Tỏa ánh hào quang suốt đêm trường.

Lời bình của kẻ không phải tác giả: "hàn phong" là gió lạnh lẽo trong đêm đông, nhưng dịch thơ thì phải vần nên mới phiên sang là sương (sương giá), cũng lạnh lẽo, cô đơn như rứa.

13 nhận xét:

Nặc danh nói...

LIỀU LĨNH:
YÊU

Cò ơi! dò giẫm đồng dương
Nào quản gió lạnh lẫn mù sương
Trên cao Trăng vàng thương cò lắm
Chấp chới canh bay suốt đêm trường.

Nặc danh nói...

Cò gì mà buồn quá vậy? Trong khi cò đất cò nhà oách lắm.Đêm đến đi cắm đất cũng nên.Sao lại không có cảnh:
Anh cò lặn lội trong sương giá
Đã có Hằng Nga tỏa bóng ngà
Nắng lên cảnh vật thêm chấm phá
Cò bay trên biểh lúa kiêu sa
HQK

Nặc danh nói...

Mở đầu là anh cò,kết thúc lại kiêu sa nghe có vẻ PD quá.Xin sửa lại:

Thân cò lặn lội trong sương giá
Đã có Hằng Nga phủ bóng ngà
Nắng lên cảnh vật thêm chấm phá
Cò bay trên biển lúa kiêu sa

HQK

Nặc danh nói...

Các bác thơ dữ quá, gió mưa bảo bùng, nay em ra 1 câu để hùn hạp: Vạn sự câu bị, chỉ khiếm đông phong.

HữuThành.Nguyễn nói...

Thực ra thì "con cò mà đi ăn đêm" thì sẽ "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Con vạc nó mới đi ăn đêm. Chả thế mà mới có cảnh chiều tà cò về tổ thành đàn.
Thêm nữa nếu cánh đồng mù sương thì trăng lại không soi bóng, không "vàng" được.
Thôi thì văn nó thế. Việt hoá sang lục bát cái nào:

Thân cò lặn lội đồng sương,
Heo may gió lạnh trăng vương bóng cò.
Cò ơi trăng biết dạ cò,
Tấm thân đâu quản để cho mai hồng.

Nặc danh nói...

Hưởng ứng bạn nạc danh cho vui nhé.Tôi coi câu bạn ra là chủ đề vậy.

Thuyền đã dong buồm chờ GIÓ ĐÔNG
Sao em lại nở vội LẤY CHỒNG
DIÊU BÔNG anh tìm nay đã thấy
Mà BÓNG HỒNG đâu? không với không

Nặc danh nói...

Bác HThành nhận xét theo kiểu dân kĩ thuật, 4 xe tải + 3 xe tải = 7 xe tải, cứng đơ. Văn học nó huyền ảo, nhân văn.
Con cò "thực sự" không đi ăn đêm, cũng như người phụ nữ Á đông không ưa cái sự lần mò trong bóng tối, trừ 1 số (rất ít) ngọai lệ (như cô Kiều của Nguyễn Du xăm xăm rẽ lối vườn khuya một mình vì lí do bất khả kháng),
nhưng con cò (trong văn học) đi ăn đêm là do số phận, mà phải làm khác với đời thường. Nó đi kiếm ăn vì chồng vì con. Nó gánh gạo nuôi chồng đi lính đồn thú.
Ấy thế mà bác cứ 4 + 3 = 7 (theo hệ đếm thập phân).
Rõ chán nhà bác.
HCQuang

Nặc danh nói...

Nhân dịp "chọc" bác HThành, nay tôi xin "ứng cử" 1 câu thơ sao:
Cái cò mò mẫm đồng sương lạnh,
Chẳng muốn trăng vàng, chỉ thích ca(*).
Chú thích: (*) cá, con cá.
Nghệ Tĩnh có 2 loại "ca" là "ca có đuôi" (con cá) và "ca có cuống" (quả cà).
Sau dân tứ xứ giang hồ bổ sung thêm 1 loại "ca" nữa là "ca có quai" (ca uống nước Việt Triều kháng Mỹ).
HCQuang

Nặc danh nói...

Câu thơ của Chí quang làm nhớ tới sự hiếu chiến của con gái Tàu thời "Cách mạng văn hóa":
Trung quốc nữ nhi bao hùng chí
Chẳng thích hồng trang tních võ trang
HQK

Nặc danh nói...

Đúng là các chú Trỗi từng "tu nghiệp" tại Trung Quốc nên múa "võ Tàu" diệu ảo ghê quá.
Tớ lông dân chỉ biết con cò, con vạc làm ngọt nồi xáo măng chứ nào biết cánh cò chấp chới còn làm đẹp thi ca như các bác?
Con cò dùng để "mần" thơ
Chưa chắc ngon bằng đem nấu xáo măng
Xáo măng chén được một lần
Làm thơ có thể lai rai suốt đời.
TM

Nặc danh nói...

-@ HQK : Tác giả 2 câu thơ đó chẳng phải ai khác mà chính là của "Người cầm lái vĩ đại".
Tôi đã đọc một bài bình luận , trong đó có nói đến chuyện Cụ Hồ "dị ứng" với 2 câu thơ trên. Theo Cụ, người phụ nữ ( VN) bị buộc phải cầm súng chứ không ai " thích" món đó cả và khi được vũ trang, người phụ nữ Việt vẫn cứ " thích hồng trang"...
Qua câu chuyện nhỏ này cho thấy quan điểm và tầm cỡ của hai cụ khác nhau đến nhường nào !
TM

Nặc danh nói...

Thực ra câu thơ đúng phải là:
Nữ nhi Trung quốc bao hùng chí,
Chẳng thích hồng trang, thích võ trang.
Câu thơ này nhằm bình về bức tranh có 1 cô gái TQ đeo súng K44.
HCQUang

Nặc danh nói...

Đeo đâu mà đeo Chí Quang ơi! Cô ấy chống cây K44 chứ. Hình dán đầy vách trường I Trung mà. HQK