Thứ Năm, tháng 11 06, 2008

Về trận hải chiến nổi tiếng thế giới xảy ra hồi tháng 5 năm 19?



(Mến tặng các bạn là lính Hải quân và lính tàu Viễn dương).

Ngày 21/5/19?, trong khi tuần thám duyên hải, máy bay Anh phát hiện có 2 chiến hạm Đức tiến vào bắc Đại Tây dương, đó là chiến lược hạm Bismarck và siêu tuần dương hạm Prinz Engen. Chắc chắn chúng có nhiệm vụ tìm diệt các tầu tiếp tế từ Mỹ sang Anh. Lập tức Hải quân Anh cho xuất kích một đội tàu mạnh hơn, gồm 2 chiến lược hạm Hood và Prince of Wales, 2 tuần dương hạm và một số tầu khác, quyết tiêu diệt 2 chiến hạm Đức. Hai bên đã truy đuổi, tàn sát lẫn nhau (trên quãng đường gần 1.700 dặm) một cách khôn khéo với ý chí dũng cảm tuyệt vời. Cuộc chiến cơ bản kết thúc vào 11giờ ngày 27/5. Trong trận này, các máy bay và tàu nhỏ cũng đã tham chiến khá hiệu quả.
Kết quả, không kể những tàu bị thương và tàu nhỏ, phía Anh, chiến lược hạm Hood bị nổ tung và đắm ngay lập tức vào sáng ngày 24/5. Trong 1.450 người, chỉ 2 sỹ quan và 2 thủy thủ được cứu thoát. Về phía Đức, chiến lược hạm Bismarch liên tiếp bị thương, và sự hấp hối kéo dài cho tới trưa ngày 27/5 thì đắm hẳn. Trong số 1.500 người, chỉ có khoảng một trăm người, trong đó không có sỹ quan nào, được cứu thoát.
Nhà bình luận thời đó nói “nhìn vào cả hai phía, Hải quân các nước trên thế giới không thể không tỏ lòng khâm phục chân thành đối với hai địch thủ và say mê theo dõi diễn tiến trận đánh, một trận đánh có thể nói là một ván cờ trên biển”.

Đầu thế kỉ 20, Hải quân thế giới quan niệm rằng, trên đại dương, chỉ tàu lớn pháo to mới là chúa tể. Và ngay sau thế chiến thứ nhất, hàng loạt siêu tuần dương hạm và hơn thế, các chiến lược hạm ra đời phục vụ mộng chúa tể đại dương của các cường quốc.
Cho phép tôi nêu một vài thông số kĩ thuật của chiến hạm:
Chiến lược hạm Bismarch (Đức):
Hạ thủy ngày 14/2/19?. Lượng chiếm nước 35.000 tấn. Tốc độ tối đa: hơn 50 km/h. Pháo 380 li: 8 khẩu, pháo 150 li: 12 khẩu. Máy bay trên tàu: 4 chiếc. Quân nhân: 1.500 người.
Chiến lược hạm Hood (Anh):
Hạ thủy ngày ?. Lượng chiếm nước 42.000 tấn. Tốc độ tối đa: hơn 57 km/h. Pháo 381 li: 8 khẩu, pháo 140 li: 12 khẩu, pháo 102 li: 4 khẩu, phóng lôi: 6 ống. Máy bay trên tàu: có (không rõ số lượng). Quân nhân: 1.450 người.
Chiến lược hạm Prince of Wales (Anh):
Hạ thủy ngày ?. Lượng chiếm nước 35.000 tấn. Tốc độ tối đa: hơn 50 km/h. Pháo 356 li: 10 khẩu, pháo 132 li: 16 khẩu. Máy bay trên tàu: 4 chiếc. Quân nhân: không rõ số người.
Siêu tuần dương hạm Prinz Eugen (Đức):
Hạ thủy ngày 22/8/19?. Lượng chiếm nước 10.000 tấn. Tốc độ tối đa: hơn 57 km/h. Pháo 203 li: 8 khẩu, pháo 105 li: 12 khẩu, phóng lôi: 12 ống. Quân nhân: không rõ số người.

31 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chả là các bác nói chuyện nước lụt Hanoi, mãi cũng ... mệt. Vậy tôi xin gửi bài này, xem như rước các bác ra biển cho nó ... nhiều nước hơn.
HCQuang

Nặc danh nói...

Tàu chiến hồi chiến tranh Mỹ-VN: Khu trục có lượng giãn nước khoảng 2.200T, Tuần dương khoảng 3.000T.

Nặc danh nói...

Tàu Mađốc vụ vịnh Bắc bộ là khu trục 6 pháo 127ly (3 tháp pháo).

Nặc danh nói...

HCQ: Các nhà hàng hải thường dùng thuật ngữ "lượng giãn nước" chứ không dùng "lượng chiếm nước".
Năm 1918 mà đã chế tạo được những con tầu chạy với tốc độ gần 30 hải lý/h (1 hải lý = 1,8 km) thì quả là siêu. Vì tầu cánh ngầm dân sự ngày nay cũng chỉ chạy với tốc độ đó, còn tầu quân sự thì có thể lên đến 45 hải lý/h tức là khoảng 80km/h.
GM.

Nặc danh nói...

Tôi nghĩ pác HCQ nhầm về ngày tháng năm.
Theo tài liệu của tôi, thì đó là tháng 5/1942.
Ngoài ra năm 1924, thì CTTG lần I đã qua. Nước Đức bị giải giáp, thì làm gì còn tàu chiến như vậy được.

Pác nên cẩn thận hơn.

4 SG

Nặc danh nói...

Chào đ/c GM.
Tàu dân sự dùng đơn vị trọng tải, vì cái nó cần là sẽ chở được bao nhiêu tấn hàng, ngoài tự trọng.
Tàu QS là tàu có "biên chế" ổn định về tải, nên nó dùng lượng giãn nước. OK, tôi có xem sách chuyên ngành ở thư viện QĐ (như sách: xe tăng, pháo CX, súng BB, tàu chiến, tàu ngầm...) nên tôi cũng nghĩ như ông. Tuy nhiên, bài viết về trận hải chiến 5/1924 nó dịch ra như rứa.
Vậy khi lên blog tôi sẽ xài từ nào đây?
Theo cách hiểu của tôi, một kẻ ngoại đạo, và do thuật ngữ phụ thuộc vào ngôn ngữ kẻ dịch thuật, nên tôi (bèn) suy luận như sau:
Lượng chiếm nước là phần chìm ổn định của tàu có thể tích tương ứng với số nước mà nó chiếm đoạt.
Lượng giãn nước là số lượng nước do phần chìm ổn định của con tầu đẩy ra, xé ra.
Nếu như vậy thì chúng là một.
Xin đ/c tiếp tục "chiến đấu" để tìm ra "lẽ phải".
HCQuang

Nặc danh nói...

À quên, ô.GM ơi, hình trên blog là hình chụp siêu hạm Bismarch đấy. Tôi lôi từ mạng xuống.
Và, đúng như ô đánh giá thì hồi đó tàu chạy hơn 50km/h quả là nhanh. Nhưng ô chớ lo, không sao đâu, vì tôi nhớ ở 1 tài liệu nào đó nói rằng Khu trục hạm Ma đốc và Khu trục hạm Hòa bình song hành tham gia vụ Vịnh Bắc bộ 1964 có tốc độ tối đa là 40knot (74km/h).
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Giãn nước và chiếm nước chắc là như nhau thôi.
Thế bây giờ tầu chở container nó lại không dùng chiếm nước, tải trọng gì cả mà dùng TEU, khả năng xếp hàng. Chắc chỉ là một con số nặng về thương mại chứ kĩ thuật vẫn phải là "Tấn"?

AK7 nói...

Tôi mê HQ cũng là vì hồi bé xem ảnh cụ nhà trên tàu Tuần dương của Nga.Nên quyết định mặc áo vạch.Nhưng hồi sau đi đến kết luận HQNDVN là "củ chuối".Chán nên xếp sao và vạch cho vào ba lô về nhà nuôi heo đất...!

Xin cảm ơn pác HCNhớn.Những trận chiến HQ giữa Mỹ-Nhật,Anh-Đức,Nga-Đức...quả là hấp dẫn.

AK7 nói...

@pác HCQ-GM:E nghĩ Lượng giãn nước hay Lượng chiếm nước cũng như nhau mà thôi.Vấn đề là cách dùng thuật ngữ giữa quân đội và dân sự.

-Ngành HHải:Vì là tàu chở hàng nên gọi là Lượng chiếm nước(LCN)=trọng tải + tàu không.
Khi tàu không chở j (Light Weight)thì nó có LCN tàu không(Light Weight Displacement)
Khi chở hàng thì nó có LCN tàu có hàng (Load Displacement).
Dispace:Choán,chiếm,thế chỗ...

-Ngành QĐ:Các nhà thuật ngữ quân sự dùng Lượng giãn nước thay cho Lượng chiếm nước cho các tàu quân sự.

Kính các pác!

Nặc danh nói...

ak7.
Chắc thằng cha dịch đã chọn sai từ kĩ thuật chuyên ngành. Tuy nhiên do tôi trích đăng nên không thể thay đổi từ ngữ.

4SG.
Tài liệu tôi xem được cũng có vài chỗ lẫn lộn. Nhưng riêng về ngày, có lẽ 1924 đúng hơn, chứ 1942 không ổn, vì:
Siêu pháo hạm là một sai lầm của cánh Hải quân hồi đó, tới Thế chiến 2 lại một lần nữa chứng minh sự sai lầm này. Và:
1941 hạm đội Nhật bổn đã chơi 1 vụ tập kích cảng Trân châu gì gì đó, để cho Mỹ bài học. Sau trận này, các nhà "Hải quân học" xác định rằng, đây là mốc cáo chung của "chiến lược hạm", và là thời đại đi lên (tuy đã có từ trước) không gì kìm hãm được của "tàu sân bay".
HCQuang

Nặc danh nói...

Theo trên mạng thì tàu Bismarch dùng động cơ đốt ngoài (nồi supde hơi nước) còn chiến hạm hồi thế chiến 2 đã dùng động cơ đốt trong.

Nặc danh nói...

Không phải tàu Bismarsch đâu, mà là chiếc tàu cùng thế hệ tàu Bismarsch. May nó không bị chìm vào 1924.

Nặc danh nói...

Kính các pác em ở HQ nhưng trên bờ,Tầu chiến Mĩ để lại cho Q Đ c đ cũ thế hệ những năm 30(tuần dương và tuần duyên), mà tốc độ cũng khiêm tốn lắm cỡ 16-20 Hải lí/giờ. Còn tầu tên lửa (hai ống)cũa Liên xô có tốc độ 45 Hải Lí/giờ đã là kinh hoàng( nó chỉ tự vận hành khi vào tác chiến, còn thường thì được kéo theo tầu mẹ).Các pác cãi nhau song em chưa thấy ra ngô khoai gì sất, em chỉ thấy tốc độ những năm 18 mà đạt 50,hơn 50 km/ giờ thì hãi. Em ở mấy đơn vị HQ, được đi cái tuần duyên BGM ,cái nào còn chạy được 16 hải lí /giờ là thấy sung sướng lắm. Về vùng 5 HQ em thấy cái Giang đỉnh ( PCF) chạy được 25 Hải/ lí/giờ thì sướng mắt rồi ,nó chạy như xé sóng, nếu cái Bit sờ mắc mà nó chạy xé sóng như vậy thì quả là kinh hồn.
DS

Nặc danh nói...

Về mấy vụ vũ khí này tôi ko rành, nhưng co rất nhiều thông tin trên mạng. Theo đó tàu Bismark của Hitler được hạ thủ năm 1939 và khi đó được coi Siêu tàu chiến, một sự kiện lúc bấy giờ. Nhưng sau này cuộc chiến đã chứng minh : ngành kỹ thuật tàu chiến lúc đó đang đi vào cuộc khủng hoảng, thi nhau đóng tàu thiết giáp siêu hạng. Cuối CTTG 2 mới hiều ra tàu sân bay là vộ địch.
Đề tìm hiểu về tàu chiến của Đức quốc xã, các bạn có thể vào đây :
http://www.truongton.net/forum/
showthread.php?p=4048496
Trận chiến làm Bismark bị chìm là 1 trong cuộc hài chiến nổi tiếng vào đầu CTTG 2, nó xảy ra vào ngày 26 & 27 tháng 5 năm 1941.

HMK6

TK8 nói...

-Mịa, hồi đó đã có fáo 203 rùi hả ? vậy mà 30 năm sau ta đánh ĐBPhủ mới có 105, ngồi trên càng fáo lính ta nói "sướng như ngồi trên đùi bác Mao". Bộ đội ta khổ thật: tầm bắn ngắn, fải kéo fáo vào thật gần, sẽ thương vong nhiều.
- Tàu biển tính bằng "lượng giãn nước" thì chính xác hơn TẤN, vì "lực hút trọng trường" không đều trên mọi điểm của trái đất, 1Tấn ở cảng này đưa đến cảng khác còn 900kg chẳng hạn - vì vậy fải căn cứ LDN theo định luật thủy tĩnh của Acsimet

*Mấy cái này cháu cũng "nhớ nhớ quên quên", không chắc chắn lắm đâu nhá !
:D

Nặc danh nói...

Về thời gian xảy ra trận hải chiên trên chắc TT của Hà mèo chính xác, cái anh nào đó dịch ở trên chưa chính xác (năm).
DS

Nặc danh nói...

Các anh có lẽ hợp lí hơn. Tài liệu tôi đọc có thể sai, vì tôi xem 3 tài liệu thì chúng đều lệch nhau về thời gian, thậm chí có tài liệu ghi là 1914 (khi mà máy bay chưa trở thành lực lượng có tác dụng trên chiến trường).
Nhưng tại sao tôi tin vào nó:

Vì người viết bài này là một Capital (Hạm trưởng) người Pháp, tên là Rene Jouane: là capital (người trong ngành) nên chắc không sai sót về kĩ thuật thời đó.
Và:
Trong bài có đoạn "Hãy còn quá sớm để đưa ra đánh giá về chiến dịch này nhưng ngay lúc này chúng ta có thể khâm phục..."
Tức tuy tác giả không phải là người tham gia chiến dịch nhưng bài này được viết ngay sau khi chiến dịch kết thúc. Do đó tôi nghĩ rằng, ít nhất phải đúng về năm, ví dụ như bây giờ chúng ta viết xong 1 bài thì sẽ ghi là "08/11/2008" chứ không thể ghi là "08/11/2010 hoặc 08/11/1999".

Tuy nhiên, như các anh phân tích, bài đó có vấn đề về thời gian.
HCQuang

Nặc danh nói...

Thảo luận một chút với các anh trong ngành.

Về tốc độ tàu QS:
Thường ta nghĩ tàu nhỏ kém về sức mạnh nên sẽ được hơn về tốc độ (so với tàu to cùng thời). Nhưng:
Một bậc tiền bối Hải quân VN nói, hồi chiến tranh, tầu phóng lôi của ta( loại 2 ống phóng lôi và 1 khẩu 37) có tốc độ tối đa là 38lý/h và là 42lý/h nếu bỏ 2 quả ngư lôi. Tốc độ đó là nhất HQ ta hồi đó.
Còn tư liệu của HQ Mỹ thì tàu to kềnh như Khu trục hạm Mađốc (6 pháo 127li) lại có tốc độ 42lý/h nếu "mang vác" tối thiểu, 40lý/h nếu mang đủ hành trang đi đường trường.
Nhưng tàu nhỏ phe địch cũng khá: cuối chiến tranh phá hoại, HQ Mỹ đưa ra tàu Phờ-rết (tàu nhỏ) tốc độ 60lý/h, như bay trên biển, HQ ta chỉ biết lắc đầu.

Riêng về máy tầu:
Trước thế chiến 2, tàu hơi nước đạt tới đỉnh về mặt Kĩ thuật, trong khi tàu xài động cơ đốt trong thì mới được áp dụng, thành thử:
Trong khi tàu kiểu cũ thì lướt băng băng (tất nhiên động cơ đốt ngoài chịu quá tải rất tốt) thì tàu kiểu mới cứ ỳ ỳ, lại hay bị "lột biên",
thế mới đau cho nhà chế tạo.
Tàu chiến mà HQ ta thu hồi là loại này, ngon nhất là tàu "hộ vệ tuần dương - TrầnKhánhDư" có nhõn 1 khẩu 127li ở mũi tàu, chán mớ đời.
HCQuang

dathb136 nói...

Tàu phóng lôi có 2 loại.Phóng lôi gỗ tốc độ tối đa là 45 lý,phóng lôi nhôm là 55 lý.Trong cuộc diễn tập phóng thử tên lửa đất đối hải(mình chế từ tên lửa hải đối hải)tại Đồ sơn 1974.Tàu em(loại VT cao tốc,dùng để đánh biệt kích)chạy đua với phóng lôi gỗ khg chở lôi từ Đồ sơn về căn cứ 172 tại cọc 6(Quảng ninh).Tàu em về trước khoảng 10'.Xin nói thêm tàu phóng lôi không có pháo 37 li mà chỉ có 45 li.Kính các anh.

Nặc danh nói...

Chiến tranh trên biển thì thằng to hiếp thằng bé là lẽ đời thường. Mặt khác, tàu chiến chạy buồm thì xuyên đại dương vô tư nhưng tàu máy hơi nước lại bị hạn chế lượng than mang theo. Để phục vụ chiến tranh xuyên đại dương, giành thuộc địa đã phát sinh nhu cầu "chiến lược" hạm. Do nhu cầu chứ ko phải do các nhà hải quân học ngu. Chỉ tới khi không quân trở thành lực lượng đáng kể trên biển cùng các tàu không to nhưng linh hoạt thì "chiến lược" hạm chỉ còn là bao cát. Tuy nhiên, vẫn có 1 số nhà hải quân học bảo thủ nên tàu đại to mới thọ thêm đến giữa thế chiến 2.
(để tham khảo)
12ly7

Nặc danh nói...

Chào dathb136.
Pháo 45li à, anh không biết. Dưng mà người nói với anh là một chuẩn úy HQ thời 1969. Hồi đó chuẩn úy to lắm.
HCQuang

AK7 nói...

Các pac lại nhầm nữa?Thằng e là dân 135(tiểu đoàn tàu phóng lôi gỗ và nhôm),sau sang 137 là tiểu đoàn tàu tên lửa.Nói chung ,nó chỉ đc trang bị một khẩu 23li,2 nòng...Nếu e nhớ (kg chính xác)kg có tàu PL nào có tốc độ 55 hl cả,45 lí là hết mà cũng kg bao jờ khai thác hết tốc độ của nó...Kính!

Nặc danh nói...

Kính các anh.
Hôm nay, lúc giao ban không theo định kì ở cafe Đôi khi, tụi nó xông vô "chưởi" tui quá chừng (về cái vụ năm sinh, năm mất của tàu Bismarch), có thằng còn dọa đấm. Thằng khóa dưới còn lịch sự đôi chút, chứ thằng bằng vai thì ôi thôi, hãi lắm.
Vì lí do như trên, nay tui tự nguyện tuyên bố:
Hủy bỏ năm sinh năm mất của các con tàu đã nêu trong bài viết, mà thay vào đó là dẩu hỏi(?).
Lần giao ban tiếp theo, xin các anh đừng đấm mà tội nghiệp.
HCQuang

Nặc danh nói...

Không có lão GM khởi xướng cái dzụ "chống đối" thì ngon rồi. Tức thật đấy.
HCQuang

dathb136 nói...

Vũ Anh nói đúng súng 23 ly,tôi nhầm!Loại 2 nòng.Súng chứ không phải pháo.Nhưng tốc độ tàu tôi lí thuyết là 45 lí,thường chỉ chạy 40 lí.Vòng quay của máy là 2500 v/ph.Bọn nhôm nhanh hơn.

dathb136 nói...

Chính xác là khẩu 25 li gắn trên phóng lôi gỗ và nhôm.Xin sửa lại.Loại này tự động,không cần băng đạn ,cứ đổ đạn vào thùng là xong.

Nặc danh nói...

HCQ: Không có GM thì còn khối các đ/c HQ khác, không việc gì phải "tức".
Tốc độ của tầu thủy bị hạn chế(<30 HL/h) không phải do động cơ mạnh hay yếu, đốt ngoài hay đốt trong mà do ma sát giữa vỏ tầu với nước tạo nên sức cản. Người ta có thể chế tạo lớp vỏ biến dạng giống như da của cá heo, song rất tốn kếm. Vì vậy giải pháp hiện thực là phải giảm diện tích tiếp xúc giữa vỏ tầu với nước. Có hai cách:
- 1: Tầu cánh ngầm nâng toàn bộ thân tầu lên khỏi mặt nước, chỉ còn phần đuôi tầu nên mới đặt được tốc độ cao. Chính xác tầu phóng lôi cánh ngầm của HQ đạt tốc độ tối da 44 HL/h, đấy là tầu mới bảo dưỡng xong, thân tầu không có hà bám vào.
- 2: Tầu hai thân bề mặt boong vẫn như tầu 1 thân, nhưng phần dưới nước chia đôi, mục đích vẫn là giảm diện tích tiếp xúc với nước. Loại này các nước Bắc Âu thường sử dụng.
GM.

AK7 nói...

Hà...hì...!Pác HCNhớn lại bị pác GM đá vào đít một phát nữa...!

Nặc danh nói...

Bố GM lại đọc không kĩ rồi, tôi ghi là km/h chứ có phải là hảilý/h đâu. 50km/h tức 27lý/h.
Tại cha capital ghi là "nơ" nên tôi chuyển đổi sang km/h chứ nếu ổng ghi là hảilý hay knot thì tôi sẽ để nguyên.
Chán bố quá.
HCQuang

AK7 nói...

Kính cẩn gửi A HCNhớn: Xin chúc mừng nhé !Bài viết của a vượt kỉ lục "Cómen" trong tháng này rồi.E đố pác nào làm đc,kể cả Tq.Sướng phổng "Phao câu" rồi...đừng chán!Kính.