Thứ Tư, tháng 11 12, 2008

Chợ lớn

Chợ lớn dưới con mắt dân Tây thuộc địa (của André Lurmer, trích).
Cholon tiếng An nam có nghĩa là cái chợ rất lớn … Về mặt hành chính, Saigon và Cholon phân biệt nhau nhưng về mặt kinh tế và trong thực tế, cả hai là một tụ điểm dân cư duy nhất. Ngày nay Saigon có 293.890 người và Cholon có 191.509 người, tổng cộng gần nửa triệu người. Nhưng Cholon giữ được một nét riêng hẳn. Nếu trừ các ngôi nhà của công chức theo kiểu châu Âu thì Cholon là một thành phố Tàu, Tàu tới mức Pabst đã quay ở đây ngoại cảnh cho một cuốn phim về Thượng hải.
… Các kho lớn chứa đầy thóc gạo, khô dừa, da, cá khô, nước mắm. Cholon thực sự là trung tâm thương mại chính của các sản phẩm ở Nam Kỳ. Các tập đoàn của người Tàu ở Cholon độc quyền một số ngành buôn bán. Mọi sản phẩm và mọi ngành công nghiệp đó làm bay lên phía trên Cholon đủ thứ mùi khác nhau. Ở đây bạn sẽ nhận ra, trên tất cả là, mùi thịt nấu tỏa ra suốt ngày đêm từ vô số hiệu ăn, quán cóc và các xe đẩy. Thật là một khối tiêu thụ khổng lồ. Nếu khứu giác phát triển, bạn sẽ nhận ra mùi hôi thối, lúc thì trên đường đi, lúc thì từ một cái sân trong (mà những cái sân như thế thì nhiều vô kể). Cholon là một mớ hỗn độn mùi chen với mớ hỗn độn tiếng động. Nhưng chính với những thứ đó, Cholon là một trung tâm hoạt động, đàm pháp và giàu có. Mặc dù nhung nhúc kinh sợ, thành phố Tàu này là một thành phố thanh bình, có kỉ cương mà công cuộc thực dân hóa của người Pháp đã mang lại một sự thịnh vượng đáng kể.

12 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chỉ để tham khảo, không có ý khen chê Cholon.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Còn Gia Định nữa, cũng là một "phân biệt" khác mà hình như sau 75 mới hội nhập?

Nặc danh nói...

Hình như Tây thuộc địa ko "phân biệt" Sài gòn & Gia định.

Nặc danh nói...

Hồi thời chúa Nguyễn mới "nhập quốc" thì chưa có Saigon. Chúa đã xác lập khu hành chính là Gia định thành (và ngoại vi).
Rồi dân Tàu phát triển nơi cư trú vốn dĩ của họ thành cái Cholon.
Mãi tới khi tập kết theo Giơneo thì Sài gòn và Chơ Lớn vẫn còn cách nhau bởi một khoảng đất trống trải.
Khu vực Sài gòn (Q1) hồi xưa dân cư thưa thớt, nhà tranh vách lá là chính, dân Việt Q1 chủ yếu quanh quẩn Bến Nghé. Theo "Pháp sử" thì chú Hỏa (Huy Bông Hỏa) tích cóp lần hồi mua được bãi sình và xây nên chợ Bến thành, và nó đã vô hiệu hóa Bến nghé.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Năm 1975 vào tiếp quản SG tôi có một nhiệm vụ đi tìm vợ trước của bác Trảng, đồng hương Quảng Trị với ba tôi, ở đường Lê Văn Duyệt. Tranh thủ mấy ngày nghỉ tìm ở Lê Văn Duyệt mấy lần không được. Một thời gian ngắn sau ba tôi vào SG, đưa tôi đến chơi nhà bác gái, ở đường Lê Văn Duyệt Gia Định. Lúc mới vào, chỉ biết SG, nghe Gia Định tưởng đâu xa lắm, hoá ra đâu như đi hết Phan Thanh Giản (ĐBP) là tới.

Nặc danh nói...

Có điều khẳng định Sài gòn có trước khi anh Ba tàu được nhà nguyễn cho tá túc.Công bằng mà nói người hoa góp phần vào sự phát triển và phôn vinh cho mảnh đất phương nam.Bến nghe không còn khi người ta lấp rạch Bến nghé để làm nên con đường Nguyễn Huệ bây giờ. Chợ Bến thành là cái chợ mà rạch bến nghé dẫn tới, nó có tên này là do ngay cạnh thành Gia định.
Dân sài gòn có thuật ngữ Sài gòn -Chợ lớn và Sài gòn Gia định.
Tìm hiểu Lịch sử sài gòn có nhiều thú vị.
DS

Nặc danh nói...

Nói như DS thì dân SG đã có "truyền thống" san lấp,lấn chiếm kênh rạch gây tắc nghẽn, ô nhiễm từ xưa!Bây giờ có trách, có chửi cũng tội cho họ.
TM

Nặc danh nói...

Bác DS nói đúng.
Thực ra tôi nói hồi chúa Nguyễn mới nhập quốc thì chưa có Saigon, ý nói là vùng đất lúc này chưa có tên là Sài gòn. Rồi chúa thiết lập hệ thống quản lý hành chính nhà nước và xây thành Gia định. Chứ trước đó đã có dân cư sinh sống, gồm người Việt, người Miên, người Chăm, rồi tới chú 3 Tàu.
HCQuang

Nặc danh nói...

Không những chỉ dân Sài gòn mà nhiều địa phương khác cũng đã có triềng thông đó rồi,đại diện miền Bắc có anh Hải phòng tiên phong lấp cả con sông ( sông lấp)cái khoảng đất vườn hoa đẹp đẽ trước cảnh HPkéo đến đoạn sông còn lại, chính là nó,tới thời đánh Mĩ thì con sông Hạ lí cũng bị lấp nốt do cầu bị đánh sập,TP đắp con đường nối hai bờ và cứ để vậy tới bây giờ dù đã làm cầu mới.So về qui mô thì cái đoạn rạch Bến nghé bị lấp còn kém xa cái anh sông bị lấp.Bây giờ các hồ ở HN cáo chung gần hết(kể cả các hồ ngoại thành),SG làm đường vành đai nhốt thành phố trong một cái ao ...phen này các nhà máy SX bơm giàu to,vì sẽ có các siêu tram bơm thoát lũ.
DS

Nặc danh nói...

Các bác lại gán ghép chuyện thời đế quốc sài lang vào thời kì XHCN.
HCQuang

Nặc danh nói...

Anh Chí ơi, địa danh Sài gòn được sử ta ghi lại là năm 1674. Năm 1698 khi mà người Việt ở khắp xứ thì Nhà Nguyễn chính thức xác lập đơn vị hành chính. Năm 1679 chúa nguyễn cho người Tàu tá túc ( dân phản Thanh).Như vậy chí ít cái tên Sài gòn này cũng có trứơc mấy chú tàu 5 năm.
Cái tên Sài gòn cũng gây nhiều ngộ nhận vui lắm, nhưng người ta đều chứng minh những điều tưởng có lí lại là vô lí.
DS

Nặc danh nói...

Hồi xưa tụi "đế quốc, sài lang, với phe phản động..." đã quy hoạch Saigon khá là quy củ nhưng lại không trị nổi cái anh Cholon. Lạ.