Từ những năm 1550, khi các nhà truyền giáo Châu Âu đầu tiên tới Việt
Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của dòng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng
Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các bản kinh tiếng La-tinh sang tiếng Việt. Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự La-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt
Linh mục người Pháp Alexandre de Rhode (1591 - 1660) đến Việt Nam vào khoảng cuối năm 1624 cùng với 4 linh mục dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản. Ông bắt đầu học tiếng Việt từ một cậu bé khoảng 10 tuổi. Sau đó ông được linh mục Pina dạy tiếng Việt đến cuối năm 1625 thì chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.
Alexandre de Rhode đã tập hợp và hệ thống hóa lại toàn bộ các công trình về tiếng Việt được La-tinh hóa bởi các người tiền nhiệm. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là 2 cuốn tự điển Việt-Bồ và Bồ-Việt là công lao của 2 linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và Antonio de Barbose. Cả 2 ông đều đã chết sớm. Alexandre de Rhode là hiệu đính và bổ sung chứ không phải là tác giả của những cuốn tự điển quan trọng này, nhất là về phần Việt ngữ.
Trong vòng 20 năm, Alexandre de Rhode bị trục xuất đến sáu lần do các chính sách của triều đình lúc bấy giờ. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép. Ông mất năm 1660 ở Ispahan - Ba Tư, 15 năm sau lần cuối cùng bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam.
Đặc điểm của tiếng Việt là các dấu, trong đó có 4 dấu xuất phát từ tiếng Hy Lạp và dấu thứ 5 lấy từ tiếng La-tinh hoặc các tiếng Âu châu :
Dấu Sắc (accent aigu) dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu (´ ).
Dấu Huyền (accent grave) dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu (` ).
Dấu Ngã (accent circonflexe) dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~).
Dấu Nặng, vốn không phải là một Dấu mà là một Chữ trong tiếng Hy Lạp. Đó là chữ I (đọc là iota) viết tắt, ký hiệu là (. ).
Dấu Hỏi, phát tích từ âm điệu của câu hỏi trong tiếng La-tinh hay Âu châu, ký hiệu (?)
19 nhận xét:
Nói rằng một ông Tây-dương nào đó "đã sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt" thì sợ là không đúng.
Tiếng Việt thì dân ta vẫn nói theo văn phạm tự nhiên. Các ông Tây ấy chỉ làm ra chữ quốc ngữ là hệ thống kí hiệu ghi lại thanh âm của tiếng Việt thôi chứ.
Trong ngành ngôn ngữ học vốn có một cuộc tranh cãi về văn phạm Việt cho đến giờ vẫn chưa tắt. Mình dân ngoại đạo, gọi là có hai phái cho nó đơn giản. Phái bảo thủ kiên quyết giữ cấu trúc "chủ - vị - tân - bổ (ngữ)" như vẫn dạy và học bao năm nay. Phái cách tân thì cho như thế là sao chép thô thiển văn phạm mẫu quốc Pháp. Và quy cho đó là một trong những lí do làm văn "học" với văn "sống" tách rời nhau, làm cho học sinh (thậm chí công chức) không diễn đạt nổi ý trên trang giấy. Theo phái cách tân (mà như vậy thực ra là bảo thủ của bảo thủ) văn phạm Việt có những cấu trúc khác hẳn văn phạm Tây bởi lối tư duy Á Đông/Việt.
Biểu hiện xã hội của sự chênh về văn "học" và văn "sống" có thể gồm:
- các ông Tây học tiếng Việt rất khó (làm cho nhiều người Việt thích thú). Thực ra vì người Việt "nói zậy mà hổng phải zậy". Dạy văn phạm giống Tây nhưng ra đường nói khác, điều này chính dân ta cũng không để ý.
- Tư duy chính thống (diễn đạt rõ ràng trên giấy) thường không dễ hấp thụ một cách tự nhiên cho người phổ thông, dân dã.
- và có thể các ảnh hưởng khác mà biểu hiện không rõ hoặc không dễ diễn đạt về "văn hoá" người Việt có học bị phá vỡ, Tây thì chả bao giờ giống, ta thì chả còn, như mất gốc. Thứ văn hoá này có thể rất khó hiểu với "Tây" và ngay cả với số rất đông người Việt "ít học".
Nói thêm về ngôn ngữ.
Không có tư duy thì không có ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ ảnh hưởng ngược trở lại tư duy.
- Thứ nhất: dân ta mất chữ Nôm. Vì thế vào đền chùa chả đọc được văn bia, cổ văn không đọc được trực tiếp. Thế là mất gốc, đúng âm mưu của Tây-dương (mà tiên phong là mấy ông đạo thờ Tây Chúa mắt xanh mũi lõ).
- Thứ hai: chuyển từ chữ tượng hình (Nôm) sang chữ tượng thanh (la-tinh) là chuyển hẳn phương pháp nhận thức qua ngôn ngữ đọc, từ thấm ý sang thấm âm-ý. Dẫn đến phương pháp nhận thức và tư duy có thay đổi. Sự thay đổi này nguy hiểm ở chỗ phương pháp tư duy cũ thì mất hẳn mà cái mới thì chưa hoàn thiện. Bởi thế so với các nước có truyền thống chữ tượng hình khác (hội các nước CJK, China-Japan-Korea) thì mình có vẻ không so được về tính độc đáo tương phản giữa cái mới hấp thụ hiện đại từ phương Tây với cái cũ truyền thống dân gian từ lịch sử, ngay trong một đất nước, một xã hội.
Có cách nói dễ dãi rằng đợi khi "phú quý" rồi sẽ sinh "lễ nghĩa". Nhưng có một cách nghĩ khác, rằng "lễ nghĩa" đã mất rồi thì giỏi lắm là sinh "trọc phú".
Dù sao đi nữa thì cái chữ La tinh theo vần an-pha-vít, diễn đạt các ngôn ngữ, nhìn chung, là thuận lợi hơn các loại chữ khác, kể cả khi so với chữ Xờlavờ nhà bác hai. Thử tưởng tượng bây giờ ta đi học chữ giun, chữ bùa, hay làm người Nhật mà học 4 kiểu chữ đồng tồn tại, hay phải vẽ (theo nghĩa đen) mấy chục vạn chữ vuông.
Tạm không xét tới mục đích soạn thảo bộ chữ nói trên thì thành tích của nhà bác tây dương quả là đáng kể. Cả "phe châu Á" nhà choa có nhõn Việt nam xài chữ nớ.
HCQuang
Ấy thế mà đã từng có ý kiến rằng chữ hình có nhiều thông tin hơn chữ thanh.
Còn như chữ la-tinh có lợi ích gì không? Nếu lấy VN làm mẫu để đánh giá theo tỉ lệ thì chắc là số người biết chữ sẽ nhiều hơn, số người giỏi có thể sẽ ít hơn và tiến bộ XH còn nhiều bàn cãi. Chắc chắn là chưa vượt trội hơn các nước vẽ chữ kia. Tất nhiên khó mà đổ hết cho ngôn ngữ. Nhưng như tôi đã nói, ngôn ngữ là thứ không ai để ý vì nó quá tự nhiên. Và vì thế hậu quả kém mà nó mang lại cũng có thể không nhận biết được.
Tôi tán thành kiến giải của phái "bảo thủ của bảo thủ" có đại diện là Cao Xuân Hạo.
Ngoài ra tối kiến nghị dzới phó TT Thiện Nhân cần khôi phục và đưa vào chương trình tiểu học - trung học cuốn Tam tự kinh. Nếu dạy và học nghiêm túc, thì khi tốt nghiệp Trung học, đứa trẻ sẽ có được một ngoại ngữ mà ko phải là ngoại ngữ.
Mong các pác cho đôi lời phản biện.
4 SG
Ae mình giỏi quá chời. Tui chỉ thắc mắc thằng Tây , thằng Ănglê nó không xài dấu nhưng khi đọc, khi nói, nó phải nhấn trọng âm tứ tung thì khác dấu ở chỗ nào ?? Mong được chỉ giáo.
TM
Theo tôi tay nào chế ra mấy cái dấu là giỏi, có tầm nhìn vì anh ta rất lo chỉ ít nữa dân Thủ đô sẽ phát âm kiểu: "anh bô đôi ơi! Đ...em với".
12ly7
Chữ có dấu được xem là phù hợp với cách phát âm của người VN, chứ như bên Tàu, nói MaoChủxỉ, Máochủxi đều OK, còn ta nói HồChủTịch chứ nếu nói HốChủTịch thì hỏng hẳn.
Chữ Hán phải nói là khó học, khó thuộc mặt chữ, khó mà hiểu được một cách trọn vẹn. Cỡ như học trò hết cấp 2 đọc báo nhưng không đủ chữ là bình thường.
Tuy nhiên, nó thâm thúy:
Đi Vạn lý trường thành thấy có cái bảng ghi "bất đáo trường thành phi hảo hán". Đọc lên có 7 âm mà chữ thì 8, sao hề. Về VN, ra cứu mãi mới biết, té ra chữ Đáo này có 2 chữ. Chữ ta thì Đáo là đến nói chung, còn chữ Tàu thì có "đáo gia" (đến bằng đôi chân), "đáo lý" (đến bằng lý), "đáo..." (...). Cái chữ trên trường thành là đáo lý (nếu tôi nhớ đúng mặt chữ), có leo tới đỉnh hay không là không quan trọng, ăn nhau là có hiểu về nó hay không. Đan mạch, giỏi.
Tôi bỗng nhớ câu sáng sáng (mà) uống trà, thầy thuốc "bất đáo gia". Nhiều người dịch là "thầy thuốc không đến nhà", nhưng thực ra nó có nghĩa là, nếu làm được như thế thì thầy thuốc sẽ không cần lặn lội đến gặp anh, chứ không phải ổng không còn lưu ý tới anh nữa.
(để kích bác Kính cấc K4, bác Trường Chiến K3 và các thầy đồ chữ Hán khác).
HCQuang
Các học sĩ lí luận rất cAo siêu,có nhiều tranh cãi mới da vấn đề. Theo ngu ý của ttôi thì việc có thể đơn giản hơn nhiều. Các bác tranh cãi rất nhiều về ý kiến của các bac túc trí, song theo tôi các bác ấy muốn khẳng định mình thì phải.Có một điều rành rành là ngôn ngữ tạo ra văn phạm, chứ văn phạm không tạo ra ngôn ngữ.Ngôn ngữ của một dân tộc phát triển nó hình thành văn phạm.Không ai có thể bắt cả một dân tộc nói theo cách của mình chế ra cả.chữ viết là để tải ngôn ngữ,để thể hiện văn phạm chứ bản thanh nó không là văn phạm được.
Có những lúc người ta chống dùng các trợ từ "thì,mà,là",chỉ vì một lí do bảo nó quê mùa quá.Thử hỏi nếu ta không dùng chúng thì diễn đạt một ý nhiều khi gặp rắc rối đến dường nào...
Thôi em kính các bác
DS
Một học viên Lào sang ta học tiếng Việt. Sau một thời gian nghiên cứu, cậu ta mạnh dạn nói với cô giáo:
Thưa cô, có phải trong tiếng Việt, những con vật có bốn chân thì phân biệt giống thành: con đực và con cái. Còn những con vật có hai chân thì thành: con trống và con mái?
Cô giao tủm tỉm cười và nói: Thế con vịt có 2 chân, tại sao người ta vẫn gọi là con vịt "đực" mà không phải là con vịt "trống"?
!!!
Tán thành ý kiến của TQ: Chữ viết chỉ là ký hiệu của ngôn ngữ. Rất tiếc là khi cái ông Tây kia phát minh ra chữ viết cho tiếng Việt thì máy tính chưa ra đời. Nếu không, ông ta đã không phải nát óc để nghĩ ra mấy cái dấu: huyền, sắc,nặng, hỏi, ngã nữa mà thay vào đó là :f,s,j,r,x. Và nếu như vậy thì bộ gõ ABC và Unicode cũng không cần dùng tới.
GM.
DS rơi vào vấn đề quan hệ biện chứng của cái riêng và cái chung.
Văn phạm và một cấu thành ngôn ngữ, là cái riêng mà ngôn ngữ là cái chung. Vì vậy không nói được cái nào tạo ra cái nào.
Phong trào Tây học thời thực dân thống trị có xu hướng cực đoan tiếp thụ văn hoá Tây phương. Vậy nên Nguyễn Tường Tam , với tư cách nhà triết học dân tộc, đã phải có lời khuyên, mà cho tới giờ vẫn còn thời sự, ấy là hãy gạn đục khơi trong. Trong cái cũ có truyền thống, trong cái mới có tiến bộ. Hãy lấy cả hai. Đừng bảo thủ tự tôn giữ cái cổ hủ và đừng nhầm lẫn tự ti lấy cái lạc loài.
TQ ơi em nghĩ không biết có đúng không, về ngôn ngữ thì không thể bảo thủ được vì bản thân nó cũng phát triển với xã hội. Nhưng có một bất biến đó là "ngữ pháp",theo cách nghĩ của tôi mỗi dân tộc có một cách nói và cách viết khác nhau cho nên dù phát triển đên đâu thì tiếng nói của họ không mất đi. Tôi nghĩ cái văn phạm nó cũng phải nằm trong đó.Văn phạm chỉ làm cho người ta nói,viết cho chuẩn một ngôn ngữ. Người này viết hay, người kia viết chưa hay để diễn đạt một ý nào đó, nhưng bảo ông viết dở hơn là mày viết sai văn phạm là chưa chắc.
Ngày bé em được học,nhưng vì nghịch ngợm,em chả biết văn(trong đó có ngữ pháp) là gì,lại bị thầy đì tới số nên em chả thèm học nó.May mà vào trừong Trỗi em được hoc ngoại ngữ, lúc đó em mới hiểu được ít nhiều về ngữ pháp VN. Bởi vậy các bác đừng cười vì em có thể nẫn nộn.
DS
Thì đúng rồi, DS.
Đang nói chuyện dân ta nói theo cách ta. Đến đây thì chưa có gì bàn cãi.
Các cụ "túc trí" của anh chỉ bàn cãi về chuyện dậy học văn phạm (ngữ pháp?) theo cách ta hay cách Tây.
Theo các cụ bảo thủ thì văn phạm VN y như Tây, vì thế dậy văn phạm cho trò giống như văn phạm Tây. Cái này chắc là trong cơn choáng văn minh Tây phương. Phong trào thơ mới, văn mới, y học, hội hoạ, tổ chức xã hội, công nghệ, ...
Bây giờ một số cụ bảo thủ của bảo thủ, thường các cụ này cũng từ bảo thủ mà ra, cho là hoá ra không phải zậy. Để ý thì các cụ ấy thấy dân ta nói nhiều khi không có chủ ngữ chẳng hạn, ...
Chi tiết thì tôi không diễn đạt được, vì làm gì có chuyên môn. Đi đường thấy đám cãi nhau ồn ào biết là có chuyện. Chứ chuyện gì thì không dám tham gia.
Có một việc mà Tư SG ủng hộ phái bảo thủ của bảo thủ làm tôi nhớ đến một bậc tú trí nào đó. Có lẽ ông này còn kinh hơn khi ông ta phát biểu :khidân ta bỏ chữ nôm mà dùng chữ Quốc ngữ là một sai lầm to lớn. Ông cho rằng nếu ta vẫn dùng chữ nôm biết đâu ta đã là một cường quốc văn minh như Nhật, Hàn quốc, Trung quốc...
Nhưng có một vấn đề phải ụng hộ Tư SG,lí do để sau nói. Có một vị nói : không dạy con cháu ta chữ Hán Việt thì chúng không biết tiếng ta. Nghe thì sốc nhưng ngẫm kĩ thì đúng (theo tôi), vì người Việtta dùng chung tới hơn 80% từ với người Tàu (không phải ta học của họ).Lại nói bây giờ thế hệ các cháu dùng từ Việt nhưng không hiểu từ đó là gì,tôi đã thử hỏi con, cháu.Nhiều vô kể, các bác cứ thử đi ,tét ngay bản thân mình cũng vậy. May cho những anh nào học chữ Hán thì còn khá, vì ở đó có dạy phần Hán Việt,còn không thì thôi rồi...Em xin đơn cử một từ ta vẫn hay dùng : Lãng mạn, nhưng khi hỏi con tôi là gì chúng ú ớ,trước đây tôi cũng vậy.Vâng từ này: Lãng là sóng, Mạn là bờ ( sau nữa là mạn thuyền).Sóng vỗ bờ,dạt dào...nó mang cả ý nghĩa về hình ảnh lẫn âm thanh và kích động trí tưởng tượng của con người. Vậy các bác có thấy ta,con cháu ta nên học từ của ta như thế nào.
Bây chừ dề rồi cố mót nhặt được chút nào hay chút nấy. Các bác có buồn không khi con ta không hiểu cả chữ của ta?
Lạm bàn với các bác chút cho vui.
DS
"Theo các cụ bảo thủ thì văn phạm VN y như Tây, vì thế dậy văn phạm cho trò giống như văn phạm Tây". TQ ơi làm gì có chuyện đó, tiếng Tây viết: Red river (красная река) hay big house (большой дом) thì tiếng ta viết là Sông Hồng và Ngôi nhà to chứ có phải là "Hồng sông" và "Ngôi to nhà" đâu!!!
GM.
Tây tức là văn phạm Chủ-Vị-Tân-(Bổ) ngữ.
Còn cấu trúc văn phạm tiếng Việt mà "thầy Cao Xuân Hạo" phát hiện (dưới một lớp thời gian đắp dầy cấu trúc Tây) là Đề-Thuyết. Chi tiết thì các anh tìm đọc, hay 4SG có giải thích giúp được không. Chứ tôi chỉ "ngửi hơi nồi chõ" thôi.
Xem thêm
@hữuthành.nguyễn: Việc pác nhờ thì quá khả năng của tui.
Tôi tán thành kiến giải của phái Cao Xuân Hạo (CXH), gần như theo trực giác.
Hồi nhỏ tôi học chữ Phờ răng xe, lớp 5 thi học Hán, lớp 6 - lớp 10 thì học Nga văn, Học Đại thì tiếng Toi sơ.
Tôi lờ mờ cảm nhận, ngữ pháp của VN ko giống ai hết, càng ko giống với mô hình La tinh. Vì tiếng Đức là thứ tiếng cú pháp cực kỳ chặt chẻ, được công thức hóa cao độ. Nhưng khi trò chuyện, người Đức vẫn có nhiều câu, ko chủ - vị -tân gì hết, mà lưu học sinh ngọai quốc vẫn hiểu và đối thọai được.
Thành ra khi đọc các bài của CXH thì tôi nghĩ có lẽ đây là hướng giải quyết chủ yếu cho "phong ba bảo táp" chúng ta.
Cám ơn pác HT đã chỉ dẩn trang web tôi cần đọc.
Vài dòng giãi bày.
4SG
Bạn có yêu tiếng Việt không? riêng tôi thì rất yêu, bởi đơn giản đó là thứ tiếng tôi rành nhất.
Có một chuyện nghe rất "hoang đường "khi một nhà ngiên cứ ngôn ngữ ở thế kỉ (quên mất),ông người Âu hình như là Pháp thì phải,khi nghiên cứu tiếng Việt đã thốt lên một câu : Đây là thứ tiếng mẹ của các ngôn ngữ.Không biết ông ta ngiên cứu thế nào ,song là người Việt tôi rất tự hào. Có thể bạn cho đó là tình yêu mù quáng,nhưng tôi không phải là nhà nghiên cứu ngôn ngữ mà chỉ là một người rất bình thường vẫn cảm nhận được nhiều cái hay của tiếng mẹ. Phải nói là rất nhiều nhiều đấy.ví dụ một xíu thôi nhé, như về ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG, không có nước nào phong phú bằng, song cái hay của tiếng Việt là bản thân những đại từ đó nói lên cái vị thế của mình,và hay nhất là cách dùng loại đại từ này vì nó rất văn hóa, nó tải cả tình cảm con người trong đó.Tôi lấy ngay trường hợp bạn TN, khi giao tiếp với cụ thân sinh bạn gọi ÔNG ƠI!,cách gọi đó làm bao bạn bè xúc động. Còn nhiều và nhiều lắm...những cái hay trong tiếng ta. Thú thật khi một ai đó mà cất tiếng chê bai tiếng Việt là tôi sôi máu ngay. Tôi không hiểu nổi một số người Việt hẳn hoi mà lại chê tiếng me đẻ của mình là quê mùa,lạc hậu.
Thật ra tiếng nước nào mà chẳng có cái hạn chế của nó,ngay cả tiếng Anh là thứ tiếng phổ thông hiên nay, nhưng đi vào lĩnh vực khoa học chẳng hạn ,chỉ để mô ta một sự vật nào đó sao mà nó nói lằng nhằng,trùng lắp...Bạn học nhiều thì cho đó là chặt chẽ,song với tiếng Việt thì quá rườm rà và thừa.
Chỉ là cưỡi ngụa xem hoa thôi, chứ đi vào văn phạm em nỏ giám,nó như mê hồn trận ầy.
DS
Đọc văn của 50 năm trước, thậm chí văn chính trị, thấy hay hơn bây giờ. Ở chỗ ngắn gọn và nhiều ý hơn.
Đăng nhận xét