“Lại một cuối tuần đã đến. Dù ai cũng mong muốn “bao giờ quẳng gánh lo đi” nhưng thực tế cuộc sống vẫn cứ tác động vào chúng ta từng giây, từng phút. Khó có thể vô tư hoặc vô tâm được. Xin lỗi lại kéo các bạn “trở lại mặt đất” vào cuối tuần”.
Dương Minh
Mặc dù phải rất tiết kiệm trong mọi chi phí nhưng tôi đã đặt báo dài hạn tờ “Sài Gòn giải phóng” và “Lao động” để đáp ứng nhu cầu công tác. Đầu giờ làm việc buổi sáng lướt qua nội dung của hai tờ báo này đã thành thông lệ trong công việc của tôi.
Một buổi sáng cuối tháng 7 vừa rồi tôi giật mình khi gặp những phát biểu của hai người được coi là “chuyên gia” là P.T.N và T.Q.H đã được viết trong bài “Khởi đầu làn sóng rút lui sản xuất?” của phóng viên T.H.T: “Trong các liên doanh chỉ có Samsung là đầu tư nhà máy sản xuất tại VN một cách bài bản nhất. Còn các liên doanh khác hầu như chả đầu tư công nghệ gì” và “Các liên doanh với JVC-Panasonic sẽ đi theo hướng Sony, Samsung có thể mua lại cổ phần trong liên doanh. Cơ sở cho dự đoán này là sản lượng của JVC-Panasonic gần đây sụt giảm”.
Bốn tập đoàn điện tử lớn nhất của Nhật Bản là Sony, Panasonic, Toshiba và JVC là đối tác liên doanh với Tổng công ty tôi, trong đó Panasonic và Toshiba là đối tác trực tiếp của công ty tôi. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu, các tập đoàn điện tử Nhật Bản đều phải đầu tư vào dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ và đào tạo cho cán bộ, công nhân viên Việt Nam đầy đủ những yêu cầu ngặt nghèo của họ. Toshiba sau khi hết thời hạn hợp đồng liên doanh 10 năm – là thời hạn tối đa mà NN quy định, đã chuyển thành 100% vốn nước ngoài từ tháng 10/2006. Panasonic tiếp tục duy trì liên doanh dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên. Trong 3 năm vừa qua (2005-2007) tất cả các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của Panasonic tăng trưởng rất mạnh, đặc biệt năm 2007 đạt hiệu quả cao nhất trong hơn mười năm hoạt động.
Những nhận định, phân tích của các “chuyên gia” rõ ràng là bịa đặt, là sai sự thật và không khác gì “bãi nước bọt khổng lồ” nhổ vào mặt các tập đoàn điện tử Nhật Bản, Tổng công ty và Công ty tôi nhưng đã được đăng vô tư trên một tờ báo lớn.
Tất nhiên là phải có ý kiến bảo vệ lẽ phải, phê phán những luận điệu nhố nhăng vô trách nhiệm làm ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của công ty, thương hiệu và đặc biệt là mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản. Chúng tôi đã hai lần mail ý kiến phản hồi đến Báo nhưng không ai đếm xỉa gì đến ý kiến của doanh nghiệp. Sau hơn mười ngày chờ đợi, chúng tôi phải làm công văn với đầy đủ thủ tục chữ ký và dấu má để gửi lên cơ quan cấp trên nhờ can thiệp, phân xử.
Công việc đầu tiên được giải quyết là cậu phóng viên phải giải trình nội bộ. Theo nguồn tin riêng chúng tôi được biết cậu ta vẫn rất ung dung vì được “chuyên gia” T.Q.H bảo lãnh với câu trả lời “Cái thằng đó là linh quèn, phọt phẹt của anh ngày xưa, lo gì!”. Sự việc đang chờ ở mức này.
Đời doanh nghiệp bây giờ cú phải như vậy đó: quân ta suốt ngày lo “chiến đấu” với quân mình. Cái đúng dù có là 1.000% nhưng để bảo vệ được sẽ rất gian truân, trong khi những cái bậy bạ thì nhởn nhơ, thách thức!
Thứ Bảy, tháng 8 16, 2008
ĐỜI DOANH NGHIỆP - QUÂN TA CỨ PHẢI “CHIẾN ĐẤU” VỚI QUÂN MÌNH
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 8 16, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
8 nhận xét:
Các tập đòan kinh tế, các tổng công ty cho đến các xí nghiệp liên doanh như kiểu JM từ thời bao cấp tới thời mở cửa đều được ưu ái của nhà nước về vốn, thuế, nhân công rẻ mạt,.... nhưng vưởn không vươn lên được để doanh nghiệp tự đứng vững. Thực chất đó là các xí nghiệp quốc doanh, làm ăn kiểu cha chung không ai khóc.
Khi Sony rút khỏi VN thì trình độ công nhân ta chỉ là cầm mỏ hàn, làm thuê 1 công đọan nào đó cho tư bản nước ngòai thôi. Không có đầu tư lớn, không có trình độ quản lý kiểu tư bản thì đừng có mơ tới phát triển, chuyển giao công nghệ.... Chỉ mãi mãi là quan ta đánh quân mình mà thôi.
tk7
Có rất nhiều loại thị trường.
Trước hết họ thấy ở mình thị trường tiêu thụ, thì họ bán hàng.
Rồi mình có thị trường lao động thì họ thuê nhân công.
Với rất nhiều sản phẩm của các mặt hàng tiêu dùng thì hai thị trường trên là chập vào nhau. Sinh ra thứ công nghiệp lắp ráp, từ hàng điện tử cho tới ô tô. Về thực chất đây là công nghiệp hỗ trợ trước bán hàng.
Nếu mình có thị trường đầu tư tốt (ổn định xã hội, hạ tầng giao thông công nghiệp, nhân công đáp ứng, chính sách thuận lợi, ...) thì họ sẽ đầu tư sản xuất "chính hãng", tức là sản phẩm tiêu thụ trên thế giới. Một số hãng không có (hoặc ít) hàng bán tại VN nhưng SX tại VN như máy ảnh Pentax, máy in Canon (hay HP(?), nhà máy máy in laser lớn nhất TG(?)), đóng gói chip Intel, ... cho tới đóng tầu (trước kia là phá dỡ) ngành công nghiệp nghe nói là cần nhiều chỗ đổ chất thải.
Rồi thị trường vốn. Cái thị trường này ở nước mình tỏ ra không phải là nơi để họ đầu tư tài chính dài hạn. Nhưng theo người ta phân tích thì xét về mặt tài chính ngắn hạn (ngắn tới mức hình như đã qua rồi) thì lời kinh khủng; và hình như họ cũng đã kiếm khẳm. So với tài chính quốc gia, có những ý kiến lo ngại rằng số tiền Đồng mà nước ngoài kiếm được từ "trứng" đủ để họ đầu tư vào thị trường ... chính sách. Không có gì mới ngoài chuyện lần này là đầu tư "sạch".
Còn những thị trường khác họ không tham gia như thị trường chứng chỉ (tin học A, B, C, và các loại khác sau này), bằng (lái xe cho tới trí tuệ), cấp (quân hàm), chức (quan), ... Các thị trường này là quân ta giúp quân mình.
Khổ, sự đời các cụ nói cấm có sai, đã "thương nhau lắm" rồi thì "cắn nhau đau" thôi.
Hôm qua nói chuyện với một người có nhiều năm "làm thuê" ở các thị trường nghiên cứu khoa học quốc tế. Họ bảo ở nước ngoài không có câu "không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời" như mình. Khó thì họ vươn lên, chứ giầu rồi họ giầu luôn, không có cái kiều cha làm con phá như ở ... "ca dao, tục ngữ VN". Có thể anh bạn này không biết hết được, mà cũng không cần biết chuyện nước người ta. Chỉ giật mình, nếu vậy có nhiều thứ di sản trong ca dao, tục ngữ, sự tích, ... của VN ta, nếu nhìn từ góc độ nước ngoài thì sẽ khác hẳn. Như kiểu "húp "canh gà" rồi bị "hóc (Thọ) Xương".
Tóm lại "thế giới là cái mà mỗi người cảm nhận". Nhận thức này đặc biệt quan trọng với chúng ta, lớp người được giáo dục, và vẫn còn tin rất lâu, rằng thế giới có thể định nghĩa được bởi nhận thức chính thống. Và chúng ta chỉ cần công nhận cái chính thống đó là có đủ mọi nhận thức về thế giới.
Đầu tư nước ngoài chắc chắn là 1 truyện dài ko thể nói trong chốc lát mà tôi cũng từng là 1 "kẻ trong cuộc".
Vào những năm đầu thập niên 90, các nhà TB nước ngoài ồ ạt đầu tư vào ngành "SX - lắp ráp" Điện tử thì "quân ta" đã từng coi đó là "thành công vượt bậc" để 5 năm sau trở thành "hình mẫu" cho ngành Ô tô. Đến nay các "nhà Điện tử" tới giờ ra đi thì chắc các "nhà ô tô" cũng chẳng còn bao lâu (mà có lẽ sẽ nhanh hơn vì đã có WTO).
Nói cho công bằng thì "các nhà" này chẳng có lỗi gì khi họ triệt để tận dụng các chính sách "của ta" để mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm với lợi nhuận cao nhất chứ ko phải với mục tiêu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" VN như ta mong đợi.
Mỗi sản phẩm muốn làm ra đều cần phải có các "nhà Cung ứng" cung cấp linh kiện, vật tư ở nhiều cấp khác nhau (F1, F2, F3...). Đó là điểm VN ta chưa làm và chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích làm. Bởi vậy nền công nghiệp "lắp ráp" đương nhiên sẽ mang lại hiệu quả cao nhất - điều mà bất cứ "nhà Đầu tư" nào cũng mong muốn.
Đừng trách ai. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Trước hết quân ta cứ phải chiến đấu với quân mình như aJM nói rồi mới nghĩ tới "hóa" cái gì! Còn nếu ko thì chỉ có "hóa kiếp" là chắc ăn nhất thôi.
HMK6
Đã có người từng trãi wa hai liên doanh Auto rùi, mà phát biểu thì 4 SG im re lun, trong chiện xe hơi.
Còn các ngành khác thì sao?
Mời các pác tố khổ thêm, để rút kinh nghiệm mần tốt hơn... chăng?!
4SG
Gìa rồi,có kinh nghiệm mà ko giải quyết đc chuyện j thì nên nhận sổ hưu là cách có vẻ "tối ưu" hơn hẳn...Còn hơn ngồi ở đó mà "tố"...chị Dậu...!
Thường thì chỉ ra được nguyên nhân đã là giỏi.Đưa ra được giải pháp khả thi để khắc phục thì giỏi hơn.Thực hiện được các giải pháp đó mới là người tài-giỏi.Bài viết và commend đang ở cấp độ đầu, như thế cũng đã là giỏi.
TM
Cái thằng Dương Minh già vậy rồi mà vẫn còn hay bức xúc. Muốn tranh luận điều gì thì phải làm đủ thủ tục hành chĩnh chứ? Còn không thì phải bỏ tiền ra cho thằng khác nó viết cho mình. Tất cả đều do những thanừg nàh báo như ... H.T chứ đâu phải do mấy chuyên gia quan liêu kia?
Nói thêm cho rõ, "tự thành" không phải là "cò" của H.T đâu nhé; phát biểu thế này dễ bị hiểu nhầm là "môi giới mại ... bút" lắm.
Đăng nhận xét