Tôi, Từ Ngữ, Tường Vân k6 và Thuý (con thầy Tuấn) đi xe Suzuki-Vitara của Ngữ chở thêm 3 thùng sách của Bộ trưởng Nhân tặng các thầy cô để chuẩn bị bài giảng.
7g10 xuất phát, đi đúng tốc độ. Tới Thái Nguyên thấy đường tắt đi Bắc Kạn đã mở, rẽ liền. Đường cực tốt, dài quãng chục cây. Qua mỏ than Núi Hồng thấy đúng là “Lù lù một đống đen sì/ Đến gần thì hoá rằng thì là… than!”. Hội quân ở ngã ba Bờ Đậu, lại vào uống nước và ăn bánh gai ở quán quen.
Xe Mẹc 16 chỗ đi trước vì có “tài” nghề, anh em tôi túc tắc theo sau. Đã về lại 2 lần nhưng chưa có dịp thăm Suối Chì, vội ghi lại hình ảnh “khu vực tiền tiêu của nhà trường” cho anh em k5 chiêm ngưỡng. Hàng quán sát đường, suối Chì đã có cầu bê-tông bắc qua. Điện kéo vào tới tận các gia đình và 90% số hộ được dùng nước sạch từ núi đưa về (điều hiếm có so với các xã trong tỉnh).
Khi qua Trại Cau, Tường Vân không nhận ra vì thay đổi quá. Vân còn nhớ con đường tắt ruộng từ Trại Cau sang Trại Bưởi. Buổi học đầu khi 5 đứa con gái vừa lội suối tới chân đồi, ngẩng đầu lên thấy bọn con trai đứng lố nhố 1 đám nhìn xuống. Cô bảo: “Các bạn ra đón chúng ta đấy!”. Vừa nghe cô nói đã thấy bọn con trai chạy biến, chả hiểu vì lí do gì(!).
Đường từ Trại Cau vào Gốc đa đỡ xấu hơn. Được biết ngày 11/8 đã mở thầu thi công 10km đường từ huyện về. Hy vọng năm sau đi xe sẽ không còn bị sóc. Xe Mẹc đi trước, xa xa là dãy Tam Đảo. Rẽ Gốc đa về trung tâm xã. Qua ngầm, xe Mẹc bị chết máy vì nặng quá. Anh em phải xuống đẩy. Từ Ngữ chống nạnh cười khẩy: “Lâu” vấn đề vì xe tớ có những 2 cầu.
Chuyện đón tiếp anh em đã hay. Xã còn 441 hộ nghèo (chiếm 31% tổng số) nên việc làm của các bạn k4 rất có ý nghĩa. Riêng tôi nhận nhiệm vụ giao sách cho các thầy cô nhưng không có thư của Bộ trưởng (lí do: sách không thật nhiều mà viết thì kì kì!). Lúc trao quà xong, nhắn máy báo tin đã hòan thành nhiệm vụ, bạn đáp lại: Cám ơn anh!
Rồi cũng đến lúc chia tay, bạn bè, thầy trò bịn rịn. Khi về không theo đường cũ mà đi đường qua xã Văn Yên. Vòng vèo thế nào quái lại ra thị trấn Đại Từ. (Chuyện này cá cược với Ngữ, tôi bị thua chục khìn).
Lần trước Hữu Thành đã post bản đồ chụp từ vệ tinh cho mọi người, nhưng nhiều màu xanh quá khó tọa độ. Nay vẽ tay lại để các bạn dễ hình dung.
Một ngày vui và ý nghĩa!
(À, trong khi trao đổi với cán bộ địa phương được biết thêm sau ngày ta rút quân cuối 1966, máy bay Mỹ đã tới ném bom. (Chắc là bị lộ đội hình?). Nhân dân cũng tổn thất, gần chục người chết. Đúng như Hữu Thành nói chúng ta luôn cảm thấy như còn một món nợ chưa trả!).
Tin thêm:
Năm 2000 khi lên dự lễ Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho xã Mỹ Yên, anh Giao k2 cùng Phan Đình Nhân k6 có đến thăm gia đình LS Đỗ Tiến(?) là học sinh k6 Trỗi. Hôm vừa rồi anh Giao có xác nhận việc này. Vậy BLLk6 khẩn trương tìm hiểu và truy cập tư liệu cho BBT sách Tập 3. Như vậy số LS của trường Trỗi là 30 chứ không phải 29!
(Ghi chú thêm của HT).4SG có hỏi từ Mỹ Yên có qua được Ký Phú không. Xin gửi lên đây mảnh bản đồ giao thông có liên quan. Lối đi thông thường là HN-Ba Hàng (Phổ Yên)-Thái Nguyên-Bờ Đậu-Đại Từ-Mỹ Yên (trên bản đồ là La Hang).
Đoạn Đại Từ-Mỹ Yên bây giờ rất xấu. Vừa rồi chúng tôi đi về theo đường Mỹ Yên-Xóm Giữa (chính là hoặc gần Ký Phú)-Đại Từ.
Thực ra có thể đi Xóm Giữa-Tân Khang-Quân Chu-...-Ba Hàng để về HN. Nhưng vì đường dài vài chục km, tốt hơn đường xấu nhưng xấu hơn đường tốt, lại có ngầm nước lớn nên không đi.
11 nhận xét:
Đường theo lối Văn Yên thì ra Đại Từ là đúng. Vì nếu rẽ phải ở ngã ba thì sẽ về tận Phổ Yên, Ba Hàng. Nhưng thấy bí thư Quang bảo lối này phải lội suối, sợ xe ô tô nhỏ không qua được chứ xe tải thì qua, xe máy có cầu. Về HN lối này ngắn được 20km. Sẽ có lúc tôi đi thử lối nhỏ này xem có an toàn không.
Tôi xem kỹ bao nhiêu hình từ trườc đến giờ mà vẫn chẳng thấy gốc đa hiệu bộ đâu cả, chỉ thấy vẽ trên bản đồ thôi. Hay là gốc đa đã "hy sinh" rồi ?
HMK6
Tất cả các gốc đa đều đã hoàn thành nhiệm vụ. Chỗ đất của nó đều đã thành xóm, thành nhà. Chỉ hi vọng người ta gọi tên xóm Gốc Đa, nhưng chắc là không có rồi.
Bữa ăn trưa tôi ngồi cạnh một cô giáo, cô nói "nhà em ở cạnh trại cau, lúc đó em học lớp 5, sau khi các anh,chị đi khỏi thì máy bay Mỹ đến ném bom, ném nhiều nhất là ở khu vực trai cau, toàn bom bi...". Nghe cô kể, tôi cảm thấy mình nợ những người dân hiền lành, chất phác ở đây.
VTM
Gốc đa đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, nay nó tồn tại trong lịch sử.
@Các pác K6 : Nếu tôi nói ko đúng các pác bỏ qua. Liệt sĩ Đổ Tiến có phải em vợ B trưởng Nghing B3-K7?
Cho tui hỏi : đường từ trung tâm xã vượt qua dãy đồi, có qua được xã Ký Phú ko?
4 SG
Lượt về vừa rồi chúng tôi đi theo đường Mỹ Yên - Văn Yên - Ký Phú - Đại Từ. Nếu đến Ký Phú rẽ phải đi mãi thì về đến Phổ Yên, cách trung tâm HN có 50km thôi. Không đi đường Ký Phú về HN vì đường chưa tốt, nghe đâu có ngầm, sợ nước lớn không qua được.
Không biết nặc danh có phải Trỗi không, mà nói “gốc đa nay nó tồn tại trong lịch sử”. Sự quá lời làm tôi nghi ngờ thành ý của nặc danh.Với tụi Trỗi K7,dù chỉ sống ở Đại Từ có 5 tháng nhưng Gốc Đa nó còn mãi trong ký ức của mình.Ngày đó tôi chỉ là một đứa trẻ (11 tuổi),ban đầu ở Trại Cau,sau chuyển về Trại Bưởi . Bố , mẹ thì đi B nên chẳng mấy khi đi đến Gốc Đa này.Nhưng chẳng biết sao,các ông anh khóa trên ở cùng khu TT Hoàng Văn Thụ vẫn biết tôi đã lên trường Trỗi.Một ngày chủ nhật,a Tuấn Sơn ( Bố cũng đang đi B) K4 đến xin phép cho tôi được đi chơi cùng a. Tôi được đi chơi cả một ngày, vào nhà dân mua sắn luộc, mua gắm ăn . Tôi còn nhớ khi đang ăn thì máy bay đến,chúng tôi vừa ăn vừa nhìn chúng ( bé quá không biết nó là máy bay địch hay ta).Chiều anh đưa tui về, cũng qua Gốc Đa ấy,anh còn bẻ đôi cho tôi cái bánh nướng Trung Thu đưa tôi cầm về.Gốc Đa ấy là ký ức,là tuổi thơ của chúng tôi,xin đừng diễu cợt.
Chắc cậu ấy không có ý diễu cợt đâu KV à.
Không diễu cợt đâu, tôi biết. So sánh như vậy là ngang với Cây Đa Tân Trào rồi.
Gốc đa là "trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại" của Trỗi và cả lịch sử nữa,
chưa kể ở đó (cách chừng vài trăm mét) là bản doanh của các nàng tiên (C11), mà hồi bấy giờ, chúng ta, những thằng con trai, thật đáng tiếc, lại không hiểu hết "giá trị" của nó.
HCQuang
Đúng là như HCQ nói chúng ta lúc đó còn ngây thơ không hiểu hết giá trị của C11, kể cũng "tiếc". Nhưng đừng buồn vì bây giờ có nhiều bác có thể làm lại, sửa chữa sai lầm, ví dụ như HH chẳng hạn và nhiều bác khác nữa...
Đăng nhận xét