Ai chơi máy ảnh kỹ thuật số loại máy thay ống kính đều biết các ống của máy phim lắp sang sẽ chụp ra ảnh nhỏ. Bởi thế chuyến đi vừa rồi ra Hạ Long tôi lôi máy phim theo để tận dụng góc rộng của máy phim với cái ống kính 17-40mm. Hi vọng chụp ra một lô ảnh góc rộng để lấy càng nhiều phong cảnh Hạ Long càng tốt.
Lấy kỹ thuật làm "nghệ thuật" là thế :-)
Thành phố Hạ Long, nhìn từ phường Bãi Cháy
Vịnh Hạ Long nhìn từ tòa nhà khu 2 đoàn H22 Hải Quân
Hòn Gà Chọi
Đàn du thuyền che lấp làng nuôi cá lồng sát chân núi ở Làng Chài
15 nhận xét:
Cái cậu viết bài về giếng Vua không dở đâu, bởi tại là giếng Vua nên làm gì có miệng.
Chất lượng ảnh rõ ràng, nét, đẹp ( hơn mọi khi). "Đồng tiền liền khúc ruột" khiến người chụp cẩn thận và "nâng cao tinh thần trách nhiệm"hơn chăng?
@TM: có khi do quen nhìn ảnh số, nhất là chế độ 1:1 thì các điểm nó rõ ràng. Chứ ảnh phim quét thành ảnh số, cũng 5 triệu điểm ảnh mà xem 1:1 chả ra sao, thấy chán.
Tuy bây giờ người ta chuyển hết sang số vì có nhiều tiện lợi nhưng một số kẻ bảo thủ vẫn khen ảnh phim tinh tế hơn. Không phải vì độ phân giải nữa, mà vì "dải động" (dynamic range). Tức là cái vùng thể hiện rộng hơn về sáng tối, mầu sắc chuyển dịu hơn so với kỹ thuật số.
Nhưng mà họ quên mất rằng từ khi có máy làm ảnh kỹ thuật số thì phim cũng bị số hóa rồi tráng thành ảnh. Có điều số hóa trên máy chuyên nghiệp ở nhà nó "chuyên" hơn cái máy cầm trên tay. Tức là đến một lúc nào đó máy ảnh số cũng sẽ giết chết máy ảnh phim và phim tất nhiên phải chết. Giống như TV số bắt đầu thay thế hoàn toàn TV thường ở Nhật?
Máy ảnh số mà có dải động cao là Sigma, dùng cảm biến đặc biệt gọi là Foveon. Xem mục Sigma và thế giới ảnh Foveon lại thấy ham. Gì cũng muốn, theo được có mà toi :-)
Trông thấy đôi gà chọi giữa vịnh của HT (ảnh 3-Hòn gà chọi) liền nhớ tới cảnh gà đẻ trứng, trứng nướng ở công viên trong MN, nhưng mà đôi gà chọi này to đùng đoàng, có đến cả triệu người ăn không hết.
Ông Tk5 định bảo trứng bị ăn cắp hết hay là mang vào Bình Châu luộc? (tiếp chuyện bên Bé)
Cái ảnh thứ hai đường chân trời nghiêng là tối kị trưng ra cho bọn "hiếp ảnh" thấy :-)
May là đôi gà này chỉ thích chọi, không muốn đẻ. Nếu có nhiều trứng chắc tụi TKV nó vùi vào tàu than xuất sang TQ hết rồi.
Nhìn ảnh mình chụp phim, gửi tiệm với yêu cầu quét phim ghi đĩa CD, kết quả chất lượng không ra gì. Tức mình quá.
Hồi xưa không nói gì, nó ghi cho ảnh (640x480)pixels đã không ra gì.
Lần này bảo ghi chất lượng tráng được ảnh (20x30)cm. Nó bảo cỡ CP3. Xem kết quả ảnh khoảng 5 triệu điểm, là được (ông QT bảo nó giảm khổ là không đúng đâu).
Nhưng soi lên thì lại không ra gì. Nhìn đến file ảnh JPEG, ôi thôi 5 triệu điểm ảnh mà độ lớn có loanh quanh 1MB. Hèn nào. Họ tưởng mình không biết gì, họ làm sao cho nhanh nên chọn hệ số chất lượng ảnh thấp. JPEG là dạng ảnh nén hao (lossy compression). Hệ số chất lượng thấp thì hệ số hao cao. Thất thoát rồi làm sao mà long lanh được.
Tức mình ngày mai mang đi chỗ khác nói với người ta quét cho khổ CP3 lưu định dạng nén không hao PNG, hoặc TIFF xem thế nào. QT hãy đợi đấy.
Quê của đại ca TK5 tuyệt vời hơn thiên đường ấy nhỉ . Đá gà công khai mà chả bị bắt . Đã thế các bác TRỖI còn công khai chiện đi xem chọi gà lên bờ nốc nữa chứ . Kính nể .
Ô.QT này lại cãi với tôi về chuyện ảnh phim với ảnh số, "thằng chết cãi thằng khiêng" :-)
Ảnh phim là ảnh vật lý cấu tạo bởi các hạt nhiễm mầu cố định trên đế nhựa sau khi chịu tác động của ánh sáng và hóa chất. Nó không vec-tơ cũng không bitmap. Và cũng không phóng to vô biên.
Phim kém nhạy chụp ngoài trời, thường là 100, thì có độ hạt mịn hơn phim cao nhạy (200 hoặc 400) chụp thiếu sáng, hơn nhau được một khẩu. So sánh các phim này với nhau đã thấy độ lớn của hạt khác nhau rồi, lấy đâu ra phóng vô biên.
Ảnh kỹ thuật số là ảnh hình thành trên tập hợp các điểm nhạy sáng và mầu. Về nguyên tắc mỗi hãng có một cách lưu ảnh của mình theo định dạng riêng. Tuy nhiên khi xuất ảnh ra khỏi máy thường người ta phải dùng các định dạng phổ biến.
Các định dạng phổ biến nhất bao gồm định dạng không nén, định dạng nén không hao và định dạng nén hao.
.BMP là định dạng không nén, có thế nào ghi thế ấy cho từng điểm ảnh.
.TIFF và .PNG là thí dụ về định dạng nén không hao. Thuật toán nén để giảm dung lượng file chứa ảnh, không hao dữ liệu đảm bảo khi hoàn nguyên thì không có dữ liệu nào bị mất. Thông tin nhờ vậy bảo toàn.
.JPG, .MP3, .MP4 là các định dạng nén hao thông dụng cho ảnh, âm thanh và video. Tại sao lại có nén hao? Nén để giảm dung lượng file chứa. Hao để giảm thật nhiều nữa. Tại sao chấp nhận nén hao, mất dữ liệu, còn chất lượng ảnh, âm thanh, hình động thì sao? Vấn đề là giác quan con người phân biệt được sự khác biệt tới đâu.
Ví dụ như 16 triệu mầu, con mắt có phân biệt được không?
Nén hao là nén có mất dữ liệu chỉ nên trong dùng trong phạm vi không nhận biết được. Cái chỉ nên dùng người ta để cho người tạo file quyết định.
Ví dụ giảm khổ ảnh để đăng lên mạng, khi lưu tôi còn giảm chất lượng JPEG xuống 75%. Để giảm thật nhiều dung lượng file so với chất lượng 100%.
Thực tế thời máy KTS đầu tiên của tôi có 3M điểm ảnh, ảnh vẫn long lanh như thường.
@TQ: Để hiểu được những điều ông nói, họa may chỉ có bác AMK3-thuộc nhóm người hội đủ "cả số", "cả ảnh" trong đầu.
Còm của ông làm chúng em hoang mang lắm . Mình chỉ là con rận, con rệp nằm tận đáy của "chuỗi kiến thức nhiếp ảnh", ấy vậy mà cứ lăm le chĩa "súng" rình "bắn" mặt trời.
Cái này là để cho QT với một lô những khái niệm ông không hiểu được mà hắn nêu ra.
Thua! đầu hàng rồi nhá!
Đăng nhận xét