Chủ Nhật, tháng 3 28, 2010

Lô gích

Bài viết của EGK9

Đọc một loạt bài phê phán mạnh mẽ những chuyện sai trái tôi cứ thấy có cái gì đó chưa thông. Có lẽ vì ở môi trường khác quá lâu nên tư duy của mình khác biệt chăng ? Xin viết ra đây vài băn khoăn của tôi, mong các anh các chị chỉ giáo giúp.

Chuyện thứ nhất : học sinh đánh nhau, quay video truyền lên mạng. Dư luận sôi sục phẫn nộ vì học trò bạo hành và vô cảm. Nhà trường , sỏ Giáo dục, Bộ yêu cầu kỷ luật mấy cô bé gây chuyện ầm ĩ (cả bên nguyên lẫn bên bị).

Suy nghĩ của tôi : Chuyện trẻ con đánh nhau để giải quyết bất đồng là chuyện « xưa như trái đất ». Chắc chúng ta chả ai quên, cái ngày ta còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, chiều nào bố mẹ đi làm về cũng có màn « chú ơi, bạn B… đánh cháu », « mẹ ơi, hôm nay anh T đánh nhau … » « Vào đây, nằm lên giường » « Con xin lỗi bố, ngày mai con không đánh bạn nữa ạ » ….Cái điệp khúc này đặc biệt phổ biến ở các khu tập thể. Nhưng, kiểu gì thì kiểu, trẻ con ngày ấy, dù đang giải quyết mâu thuẫn ở đoạn hồi hộp nhất mà thấy người lớn thì việc đầu tiên là « chạy biến cả chân » bất kể người lớn đó là ai, bởi bọn chúng biết là nếu để người lớn bắt được đang đánh nhau thì dù trái dù phải cũng bị « xách tai » đem về cho bố mẹ xử lý. Trẻ con sinh ra với bản năng sinh học, người lớn nuôi dạy chúng lớn lên cả về nghĩa tinh thần lẫn vật chất. Sự ứng xử dạy dỗ của người lớn định hướng cho nhân cách của chúng. Vậy sao dư luận kể cả một số nhà văn, học giả có tiếng, các cơ quan có thẩm quyền chỉ « ném đá » tới tấp vào các cháu, còn những người lớn ngồi uống bia cách đó không xa, những người lớn đi qua đó, thầy cô giáo đều vô can. Sao không thấy ai động lòng là chúng ta những người lớn mới chính là những người vô cảm và là những người thực sự « bạo hành » xã hội và trẻ em.

Chuyện thứ hai : Đạo văn. Cái chủ đề đạo văn không có gì mới. Lâu lâu lại thấy báo chí « sục sôi » phê phán người nọ người kia có được bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ là do « đạo văn ». Bữa rồi, lại một loạt bài phê phán kịch liệt bác nào đó bên Du lịch, bảo vệ luận văn với đề tài lấy ở một dự án đã nghiệm thu…

Suy nghĩ của tôi : từ xưa tới nay, ở Tây hay ở Tàu, ở ta, dù sinh viên là cái đứa học sinh non choẹt hay là ông bộ trưởng thì khi làm luận văn cũng phải có một ông thầy có bằng cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn. Ông thày thảo luận với sinh viên hoặc bắt buộc sinh viên làm đề tài nào đó và phải chịu trách nhiệm về việc đó. Lăp lại một đề taì đã được nghiên cứu trước đó chả có gì là sai. Sinh viên làm tốt hay làm ẩu, trung thực hay gian dối cũng là chuyện « không có gì phải ầm ĩ » vì sinh viên là con người. Mà « không có gì thuộc về con người » xa lạ với chúng ta . Cũng chính vì thế người ta mới đẻ ra thi cử, bảo vệ và nhiệm vụ của các thầy, của Hội đồng là đánh giá xem sinh viên có xứng đáng được cấp bằng hay không. Tôi có quyền tạo ra sản phẩm gì tôi muốn hoặc khả năng của tôi cho phép. Hội đồng, theo sự phân công của xã hội là người cho phép/ cấp phép cho sản phẩm đó được có mặt trong xã hội. Các Hội đồng bảo vệ bao giờ cũng gồm các giáo sư, phó giáo sư có tên tuổi, có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn đó và sự thành lập hội đồng bao giờ cũng phải có quyết định của Bộ , nó có giá trị pháp lý. Sinh viên đã bảo vệ thành công ở Hội đồng thì có nghĩa bằng cấp của họ hợp pháp. Vậy khi một sản phẩm bị coi là « đạo » nghiã là không hợp pháp, trách nhiệm pháp lý của Hội đồng ở đâu ? Các thầy không đủ chuyên môn để hiểu hay không đủ « dũng cảm » để quyết rằng luận văn không có giá trị. Giá mà khi các nhà báo viết vấn đề này chịu khó cung cấp cho độc giả danh sách Hội đồng bảo vệ nhỉ ? Muốn được bảo vệ thành công, thì phải được đa số thành viên Hội đồng tán thành. Nếu sinh viên « mua « được tất cả Hội đồng thì… chả có gì để mà nói nữa. Theo tôi, sinh viên kém dốt, đạo văn không phải lỗi của sinh viên. Chính sự « vô can » về mặt đaok dức cũng như về mặt pháp lý của các thầy đã tạo ra cái kết quả ấy.

Chuyện thứ ba : lái xe cố tình cán chết người với tư duy thà cán chết còn hơn để bị thương vì theo luật thì bị xử theo tội cán chết người còn « dễ chịu » hơn là phải đối mặt với việc chu cấp cho người tàn tật.

Suy nghĩ của tôi : Trong bất cứ luật nào cũng có mục xét « cố tình giết người » hay « vô tình giết người ». Sự « vô tình » của cách xét xử dẫn đến cách hành xử của xã hội.

Chuyện cuối cùng : Liên quan đến vụ xử Công Vinh một nhà báo viết : « Hãy thử tưởng tượng ra một tình huống: ông Bộ trưởng Bộ Giao thông và một anh nông dân cùng lái xe, và cùng vi phạm một điều luật nào đó, như vượt đèn đỏ chẳng hạn. Khi đó, mức phạt dành cho hai người chắc là sẽ như nhau, chứ ông Bộ trưởng sẽ không phải nộp phạt nhiều hơn do cái vị trí mà ông đang đảm trách. Nhưng sự chỉ trích mà dư luận dành cho ông sẽ nhiều hơn, nặng nề và khắc nghiệt hơn (xin lỗi vì giả định này). »

Suy nghĩ của tôi : mức phạt hai người như nhau là sai. Ông Bộ trưởng sẽ phải nộp phạt cao hơn rất nhiều vì ông biết Luật và buộc người khác thi hành Luật. Cái cách tư duy « bình đẳng » này đã tạo cho quan chức cái quyền không chịu trách nhiệm, chưa nói đến việc lợi dụng vì mục đich xấu.

Tôi đọc ở đâu đấy rằng con người sinh ra cực tốt (thánh thiện ) hay cực xấu (quỷ sứ ) là vô cùng hiếm, đa phần nằm đâu đó giữa hai thái cực này. Để sống sót con người phải thích nghi với môi trường sống và tìm ra phương thức có lợi nhất để tồn tại và phát triển. Có lợi ở đây không chỉ bao gồm nghĩa vật chất mà là tổng thể của sự giàu có, sự công nhận của xã hội, sự hòa hợp với những nhận thức về đạo đức và các giá trị tinh thần mà người đó có. Tôi không muốn đánh giá mọi thứ bằng con mắt tiêu cực nhìn đâu cũng thấy người xấu, tham nhũng. Những sự phê phán phẫn nộ của dư luận là của những người tốt, có tâm huyết. Nhưng sao tôi thấy nó cứ lấn cấn thế nào ? Hay là lô gích của tôi sai…

8 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chuyện thứ nhất : đúng là "xưa như trái đất". Chuyện này xin để AE Trỗi tự bình. Việc đánh "hội đồng" mà còn có cả dao búa chắc ko lạ gì!
Chuyện thứ hai : Đây chẳng qua là một dạng "quay cóp" mà bất cứ "thằng" học sinh nào cũng làm (hoặc chí ít là muốn làm). Hiềm một nỗi, ngày nay cái "thằng" học sinh đó lại đang là "ông này, ông kia". Vậy nếu "quay cóp" bị bắt thì bị thầy đánh rớt. Nếu thầy ko đánh rớt mà bị lộ thì cả thầy lẫn trò đều phải bị "rớt"!
Chuyện thứ ba : Sự cân nhắc hành động nào phải ngồi tù nhiều hơn thì tụi tội phạm trên TG vẫn làm hoài, chẳng phải chỉ riêng ở ta. vấn đề là pháp luật phải ko có kẽ hở.
Chuyện thứ tư : Ông Bộ trưởng dù hiểu luật nhiều hơn (thậm chí là một trong số những người đề ra luật)nhưng ko thể bị phạt nhiều hơn được. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng, nhưng trước dư luận XH thì ko. Vậy là tiền nạp phạt thì như nhau, nhưng ông ta phải bị cách chức vì đạo đức nghề nghiệp (mặc dù cái này ko có trong luật).

HMK6

Nặc danh nói...

Gửi EGK9; Hội đồng chấm luận văn làm gì có thời gian mà tham kharoheets hàng trăm,hàng ngàn đề tài ở hàng trăm trường ĐH,CĐ ,chưa nói hệ VHVL,tại chức...nên đừng đổ cho hội đồng,bây giờ mấy ông muốn thăng quan,tiến chức mới nhờ đệ tử làm giùm luận văn,thế là nó xào xáo...chỉ biết các thầy nể ...thế là tốt nghiệp "HỌC ĐẠI".còn bạn hỏi sao người lớn vô cảm à?Tôi một lần đi xe đến ngã 4,có một SV ĐHSP hẳn hoi,vươt bên trái xe tôi,rồi đột ngột rẽ phải,tôi nói:Đi xe thế à?Hắn quay lại,trừng mắt mắng:Tôi chưa gây tai nạn,ông muốn gì?Nó chưa bằng thằng con út tôi,mà lại là SV ĐHSP,thế thì sau này ra trường nó dạy HS thế nào...may mà mấy người đi đường bảo nó sai,chứ không nó cho "lỗ mũi mình ăn trầu" rồi!

Nặc danh nói...

Ở bển cách đây 4 năm xảy ra một chuỵện như vầy : Xe chở bà Bộ trưởng giao thông chạy với tốc độ 80km/h (trong phố),xui bị c/s bắt , tài xế bị phạt theo đúng luật như mọi người còn bà bộ trưởng sau đó phải từ chức với lý do : ko biết nhắc nhở nhân viên của mình chấp hành luật .Đó là cái phiền của những nước có luật nghiêm minh .
HH

dathb136 nói...

Bạn không sai!Hệ thống điều hành đất nước này có "vấn đề"?Thay vì tìm ra cái gốc để trị,thì họ toàn tìm ra phần ngọn không à?

AK7 nói...

Hình như càng về "Xế" niềm tin càng giảm dần đi thì phải?À không,9 xác là như vậy.À!Chỉ một tiếng là xong.

LêThanh nói...

@AK7: "niềm tin" vào cái j giảm dần?

HCQuang nói...

Chúng ta chỉ xét về mặt nguyên tắc:

1/ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Có 2 ông cùng 1 hành vi vi phạm như nhau thì bị xử phạt như nhau. Dĩ nhiên luật có Tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ. Ông quan chức thì ngoài bị Tòa xử, ổng sẽ bị mất danh dự và như vậy, sẽ mất ghế.

2/ Học sinh đánh lộn: chuyện xưa như trái đất, nhưng bây chừ tàn ác hơn, đánh bạn chỉ vì ăn cơm mà không thấy máu đổ là ăn không ngon. Như tụi cặp rằn Côn đảo.
Tuy nhiên, tăng trưởng tàn ác ở trường học CHỈ LÀ phản ảnh sự tăng trưởng bạo lực của xã hội. 2 cô quẹt xe nhau, xe không răng, người không răng, thế mà úynh nhau te tua. 1 bác ném bịch rác ra đường, người ta nhắc, thế là ông bác chạy vô lấy gậy đánh anh kia vì tội láo.

3/ Riêng nạn bạo hành trong các trường học sinh nội trú trên hành tinh này (gồm cả trường Trỗi) thì không được tính chung với "thế giới còn lại" - trường nội trú mà, là vũ trụ riêng.

4/ Lái xe cố ý cán nạn nhân cho chết hẳn: Dĩ nhiên là kẻ sát nhân rồi, nhưng, đúng như bài viết nói, do cái "gu" của Tòa thôi.
Có anh tài lỡ tông xe vô người ta. Ảnh đã chịu án, đã làm đủ thứ để giảm nhẹ nỗi đau cho nạn nhân, nhưng cả nhà nạn nhân, trong hơn chục năm, lại biến anh tài thành nguồn viện trợ không hoàn lại (ngon hơn cả ODA). Nay xin voi, mai muợn tiên. Sau nhiều năm, kiệt sức, anh tài chửi thề: ĐM, biết vậy lúc đó tui de xe lại cán chết mẹ nó, xử 1 lần, tiền 1 lần là xong, chứ đâu bị tù khổ sai như thế này.
Phải chăng đó là khởi nguồn của nạn "lỡ cán thì cán cho chết".

Nặc danh nói...

HCQ ơi, Tui thấy thằng ở Bình THuận nó bị xử tội cố ý thì bị phạt tới 18 năm,vậy mà ngay tại ""thủ đô"của MN nó xử có 8 năm,hèn chi "giết nó xong" rồi bảo lúc đó quýnh quá nên em cho xe chạy số de chứ biết zdậy em tới luôn cà!