Thứ Bảy, tháng 10 06, 2007

Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu

(Bấm vào đoạn có gạch dưới để xem bài liên quan)

Các bạn ạ. Có vẻ như hồi này anh em ta gặp mặt bao giờ cũng có vụ ăn nhậu đính kèm? Nó cũng giống như bế mạc hội nghị, không có phần liên hoan thì không thể " thành công tốt đẹp"!?

Cứ nhòm vào blog Bantroi, ta thấy tỉ lệ bài vở dính đến “chai lọ” khá nhiều. Dù là “nhậu ảo” hay nhậu thật thì nó cũng làm vang động cả trời Tây cho chí trời Ta. Các bạn mình đều cảm thấy quá sướng. Thực ra nói là sướng cũng không thỏa đáng. Con người như thoát tục- Đó là sự thăng hoa về mặt tinh thần mới đúng.

Nếu như trong Phần I “Thịt cầy du ký” tôi chỉ rủ các bạn la cà hàng quán, cùng nhau “hát khúc dân ca ba miền” thì Phần II sẽ là lời đáp mang nặng triết lý “không phải nhậu cái gì mà là nhậu với ai”.


TỬU PHÙNG TRI KỶ THIÊN BÔI THIỂU
NÓI CHẲNG VỪA TAI NỬA TIẾNG DỪNG!



Cuộc đời là vậy, nhiều khi người ta cứ mải mê kiếm tìm hạnh phúc ở tận đâu đâu trong khi nó đã ở ngay cạnh mình. Sẽ là xa xỉ, nếu ta không cảm nhận được chút hạnh phúc nhỏ nhoi của cuộc đời ban tặng. Bạn Trỗi còn được nhậu với nhau phải chăng đó cũng là niềm hạnh phúc?

“Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” giản dị là thế, câu chuyện xin được khép lại ở đây!

SG 5-9-07
Thanh Minh

21 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Đúng là ông sếp kế thừa có phát huy vốn cổ. Câu trước thì Hán - Việt, câu sau thì Quốc ngữ.
Khá khen cho Th.Minh, hấp thụ được các độc chiêu của "lão", thể hiện phần nào cái chất giang hồ miền Nam là còn có thật. Liệu loại người tính cách như thế có tiếp tục còn? Chắc là không, vì môi trường sống và XH đã thay đổi nhiều lắm rồi.

Nặc danh nói...

Góp ý TM: Thuờng thì với blog nên viết ngắn gọn, đủ ý, đừng dài quá. Còn TM viết thì rất chi là hay, đủ ý nhưng mà "hơi bị" dài quá gây nên tâm lí ngại đọc. Tại sao không "cămpuchia" ra thành từng phần nhỏ? Bọn tớ sẽ đọc mà không bị mệt?
KQ

HữuThành.Nguyễn nói...

Chắc TM cảm thấy đau khi mạch truyện không thể dứt. Có người thích viết truyện dài nhiều kì, còn TM thì thích viết truyện ngắn, mở ra và đóng lại ngay. Để lâu sợ ôi thiu??
Có một cách là cho vào file kiểu gửi kèm, làm thử xem thế nào, không đến nỗi bất tiện lắm đâu.

Nặc danh nói...

Chiều nay có cuộc nhậu thịt cầy ở "Thị chó Hàng Lược", đối diện với Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Anh em Trỗi có Nhất Trung (từ Quy Nhơn vào), Công Trường và KQ. Má Nhất Trung vào Chợ Rẫy thay sten tim thứ 3 mà bác sĩ bảo "khỏi cần", vậy là ra ăn mừn. Vui! Mà thịt chó ở đây được của nó - ngon, thơm, xơi với Vodka Hà Nội (sạch sẽ!). Ngồi ở TpHCM mà nhớ tới thịt chó Hàng Lược, Mã Mây, Ô Quan Chưởng, Nhật Tân ngòai Hà Nội. Nhớ!
KQ

tranbachai nói...

Bài hay lắm, RTC dài nữa tớ vẫn kiên định lập trường đọc bằng hết. BHai

VNQ nói...

Đọc bài tản văn “thịt cầy du ký” và “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” tác giả viết rất công phu, cho người đọc cái nhìn sâu, rộng của cách thưởng thức, hưởng thụ món RTC dân dã và nó đã được nâng lên thành “văn hóa ẩm thực”. Việc “ăn nhậu” cũng là việc cần phải thể hiện có văn hóa.

VNQ nói...

Thêm: Đ/n a HT thêm link đến bài "thịt cầy du ký" để bạn đọc khỏi mất công "dò tìm"

Nặc danh nói...

Cái Chàng Thanh Minh này quả là Kì tài còn sot lại của dân Nam bộ. Nó viết như nói,như kể , như tâm tình,lúc thì triết lí, lúc thì bàng bạc khinh mạng, phớt tỉnh...Đọc Thanh Minh đâu có mệt như KQ nói, chỉ tiếc là hay quá đừng có phang ra hết.Mình chợt nghĩ, cái tập 3 "Sinh ra trong khói lửa" đã có đất diễn rồi.Đó sẽ là chỗ cho anh em thể hiện tài năng văn học của mình. Bantroi nhà mình nhiều "Nhà Văn" ra phết.Trong "sinh ra trong khói lửa"có vài bài gây được ấn tượng rất mạnh. Nếu được quền biểu quyết mình sẽ giơ hai tay chọn các "tác phẩm" của TM vô tập 3 SRTKL.
DS

Nặc danh nói...

Không phải đọc mệt đâu Dũng Sô. Nội dung hay đọc sao mệt được! Mệt là mệt về tâm lí vì nhìn lên màn hình thấy bài viết dài dằng dặc. Chỉ giới thiệu rồi ai đọc thì link vào như HThành làm là quá hay!!!
KQ

Nặc danh nói...

Người ta nói cán bộ ngày nay "hơi tí là nhậu nhẹt", chớ có sai! Chả thế mà có biến tấu:
Cán bộ ta: trung vơí nhậu, hiếu với ăn, nhiệm vụ nào cũng vật vờ, khó khăn mấy cũng bỏ qua, hội nghị nào cũng đánh chén!

HCQuang nói...

Chào DũngSô.
Bài của TMinh hay, đúng chất giọng Nam bộ cộng với cách tư duy phảng phất kiểu "món dưa hấu". Phải nói là tuyệt.
Tuy nhiên, SRTKLửa là "hồi kí cách mạng", đưa cái vụ ăn nhậu vô e chừng không hạp, chẳng lẽ - như lời bạn nào đó vừa phát biểu - cán bộ Trỗi thì phải "trung với nhậu".
Còn câu nói về cán bộ (của bạn nói trên) thì hay đấy, "nhiệm vụ nào cũng vật vờ, khó khăn nào cũng bỏ qua".

HữuThành.Nguyễn nói...

"nhiệm vụ nào cũng vật vờ, khó khăn nào cũng bỏ qua, phong bì nào cũng nhận hết"

Nặc danh nói...

Nói vậy chứ đó là tổng kết của nhân dân với lớp cán bộ hiện nay. Các cụ ta ngày xưa đâu có thế! Tất nhiên xơi bằng tiền túi của anh em ta thì là thường, nhưng bọn nó tòan xơi bằng tiền dân. Thế mới đau!
Bạn của CQ viết ra đấy, nhưng tạm "nặc danh". Cẩn thận tí cũng không sao?

HCQuang nói...

Ấy, các bác núp ở đâu mà nhà em vừa mới làm 1 câu lên mạng là các bác phi ra cho 1 chưởng tức thì.

Một số người quan niệm nhậu là hư thân mất nết. Đúng vậy.
Nhưng ngoài giao lưu vì công việc, con người còn có nhu cầu giao lưu văn hóa, giải trí. Họ cần sân chơi.
Ở bên Âu Mỹ, thông thường người ta giao lưu với nhau qua các môn giải trí có yếu tố tập thể, trước hết là thể thao.
Thể thao, bản thân nó phi giai cấp, phi tôn giáo, nó là sân chơi bình đẳng.
Rất tiếc bên ta chưa phổ cập, tuy có những nhóm bạn tenít, nhóm bạn tập tạ thể hình. Ngoài ra, nếu nhóm của anh:
Đi săn (kiểu giải trí) thì (mới đây) bị tước quyền sử dụng súng,
Vào hội câu cá thì chưa có điều lệ phổ cập toàn quốc,
Theo hội mô tô thì "nó" bắt mang cờ đi kêu gọi bầu cử Hội đồng nhân dân, đi đón đội bóng chiến thắng trở về,
Chơi dù lượn thì phải đăng kí vùng họat động rồi phải "xin tăng bo" mỗi chuyến bay. Bay đường dài (cross country) thì "nó" nói chưa có tiền lệ. Giá hồi xưa vua Hùng chơi dù lượn thì nay con cháu được nhờ.
Chẳng lẽ lại kéo nhau vào rạp chiếu phim mà hát "Sinh ra trong khói lửa", vào sàn nhảy mà họp mặt truyền thống kháng chiến Nam bộ.
Vậy thì, chỉ còn bàn nhậu là nơi gặp gỡ, trao đổi, bình đẳng. Họp mặt cũng như nhiều cuộc gặp khác đều xuyên suốt là nhậu. Biết có hại sức khỏe, nhưng làm sao được, phải có sân chơi chứ.
Cuối cùng là tự "nó" đã sản sinh ra một dạng văn hóa mới - văn hóa bàn nhậu.
("nó" ở đây là các cuộc gặp gỡ trên bàn nhậu, trong phạm vi toàn quốc, với một khoảng thời gian đủ để tổng kết).
"Bản thân" thịt chó chỉ là một vật chất cụ thể, mà thông qua nó - gần như một cái cớ - người ta tìm đến văn hóa phi vật thể.
Nói chung, "nó" không có định nghĩa một cách chuẩn mực, không phải là định lý để có sự chứng minh. Xã hội thừa nhận mà không chứng minh, vậy thời "nó" là tiên đề ?
Cái hay của TMinh phải chăng là ở đó.

Nặc danh nói...

Chí Quang nói đúng nhưng chưa đủ,vì sinh ra trong khói lửa là có sinh. Song sinh ra phải có lớn lên chứ.Tại sao ta đang sống sờ sờ ra đấy lại cứ phải viết mãi một mô típ "hồi ký".Hồi kí thì có thể vô cùng, nhưng về mặt nào đó thì nó cũng mang tính đơn điệu, thiếu sự phong phú về thể loại.Chúng ta sinh ra trong khói lửa, lớn lên trong khói lửa, trong hòa bình và cả trong hiện tại, cuộc sống vốn đã phong phú,tại sao ta lại phải không cho nó lớn lên.Bạn Chí Quang chỉ muốn mình là những cậu bé mãi sao?Bây giờ đã U 50 ,U60 cả rồi,bantroi nó cũng phải lớn theo chứ.Cái đoạn sau của SRTKL phải thể hiện cuộc sống sinh động vốn rất phong phú của Bantroi.Tiêu đề sách vẫn có thể là SRTKL, đính kèm tiểu mục bên dưới là Lớn lên trong chiến tranh,trưởng thành trong thời bình chẳng hạn... Cái này ban biên tập đầy đủ tài năng để thể hiện.Tôi biết qua tập sach SRTKL , bạn chỉ muốn cái hình ảnh những chú lính con mãi mãi tồn tại là hình ảnh đẹp,bất diệt. Điều này đúng,nhưng cần phải hơn thế nữa . Không nên đóng khung, vì làm thế là thiếusót.Bản chấtcủa "Lính Trỗi"
sống rất Nhân văn Vậy sách cũng nên thể hiện cái Nhân văn đó.Làm được như vậy tôi thấy SRTKL sẽ là những tập sách cùa Bantroi sống động và có ích và xứng đáng với những người chủ của nó.
Lí sự tý chơi với anh ChíQuang,nếu chưa lọt lỗ nhĩ thì ta lại cãi nhau cho vui.Bọ vốn văn dốt võ dát, không giám cầm đèn chạy trước ô tô đâu.Nhưng với chàng CQ thì phải cãi,vì dạo nàyhìnnhư "Văn"nó hơi oai đấy .
DS

HữuThành.Nguyễn nói...

Mở ra cái "văn đàn", một số anh "đăng đàn", "văn đăng" toé lửa.

HCQuang nói...

Liên quan chút đỉnh tới bài của TMinh.
Theo "Gia định thành thông chí" thì đất Nam bộ có một số đặc sản (dưới nước) sau:
Ốc gạo (ở sông), vỏ trắng xoáy tròn, lớn bằng ngón tay, nấu chín thì dưới cái yếm của nó lồi ra đùn mỡ trắng như bột gạo, vị thơm ngon.
Ốc lình (ở sát nơi biển) dài độ 1 tấc, lớn bằng đầu nhọn ngón tay, thịt có gân xanh, có vị béo ngon.
Ốc dừa nhỏ bằng móng tay, thơm ngọt, ăn no say không chán.
Ốc huyết sò ở chỗ bùn dưới biển, tròn bằng chén rượu, vỏ nhăn nhíu nổi chông gồ ghề, bò đi bất câu chỗ nước sâu cạn, thịc ngon hơn các loại khác.
Tôm xanh (ở sông), vỏ xanh, tròn, 4-5 tấc, có 2 cái kềm lớn như ngón tay, thịt ngọt thơm béo.
Lại có thứ tôm trắng, tôm đất, tôm thiết, ăn cũng thích khẩu.

Nặc danh nói...

Các "con"này hiện nay đều còn cả, chỉ lo một ngày nào đó chúng chui vào nấp hết trong "sách đỏ" thì gay.
Tài liệu anh nói nó xài tên là lạ hơi khác bây giờ .
Ốc gạo Tiền giang nổi tiếng,đến mùa chúng tụ về một số cồn ven sông ( đông vui như ta họp Trỗi).Đây là nguồn lợi lớn của địa phương vì dân tình chỉ việc đưa xuồng, ghe tới xúc đem bán. Hiện đang có "chiến tranh" do các địa phương đổ về đây khai thác.
Tôi không để ý đến "hạt gạo" của loại ốc này. Có thể thể chúng sợ dân nhậu nên hạt gạo teo mất chăng?
Thị trường đang có nhiều ốc gạo nuôi công nghiệp để thoả mãn luật cung cầu...
TM

Nặc danh nói...

Ốc gạo ở quê ngoại (quê bà già) tôi, đất Mỹ tho, Tiền giang.
Ở Mỹ tho, "mùa" ốc gạo vào tháng 5 âm lịch - thời điểm ốc gạo béo nhất (có hột gạo) - cũng đồng thời là tháng có nhiều đám ma nhất:
Ốc lể ra, xào nước cốt dừa, quốn bánh tráng, rau (và một vài thứ khác, tùy theo), ăn quên chết.
Các cụ xơi, ăn ngon quá, cứ xơi mãi, bụng căng phềnh, thở không nổi, phổi hết hơi, không cứu kịp, ngẻo củ tỏi.
Ấy là bà ngoại tôi kể lại,
mà là chuyện từ thời thằng tây (chủ nghĩa thực dân kiểu cũ),
chứ bây giờ cách mạng về, không thấy ai chết vì ốc gạo.
HCQuang

Nặc danh nói...

- Hôm qua ở Cần Thơ, tay chủ quán mời món "ốc bưu nhồi thịt" lại thấy lo lo.
Ngày xưa dân nghèo mới ăn ốc, giờ "dân nghèo" bữa xơi ba con ốc kiểu này chắc chắn bị béo phì, tim mạch!
- Có bạn đọc PhầnI hỏi tôi " Hương cầy"; "chó xà mâu"là gì, tôi xin giải thích luôn trong phần này cho gọn.
+ " Hương cầy" là một mùi đặc biệt( do tôi đặt ra).Bạn chén thịt cầy liên tục chừng 8-10 ngày , cơ thể bạn sẽ có mùi khác lạ này.
Với "hương cầy" bạn đi vào con hẻm nhỏ, lũ chó từ đầu đường cho tới cuối xóm sẽ sủa như điên. Chúng đón mùng bạn nồng nhiệt như nguyên thủ quốc gia vậy. Xin mời thử nghiệm.

+" Chó xà mâu" là loại chó bị bệnh ngoài da, trụi hết lông, de dẻ sần sùi,chảy nước vàng, hôi như cú. Dân gian gọi là chó ghẻ, chẳng ai dám nuôi chứ đừng nói tới chuyện ăn.. Chúng " không màu" hay đúng hơn không biết gọi là màu gì vì thế.Muốn "ngắm" chúng bạn có thể đến các bãi rác lớn may ra gặp.
Tôi nói "may ra" vì giờ đây dân ta đã biết đưa công nghệ cao gồm đèn khò và phẩm màu...vào chế biến thịt cầy.
TM

Nặc danh nói...

TM ơi
Cậu giải thích thế thì ai dám ăn nữa, khinh khủng. ae nào máu thịt cầy thì cẩn thận nhé,không thì người lại đầy "hương cầy" và ăn phải "chó xà mâu" của TM.
VTM