Thứ Ba, tháng 11 09, 2010

Danh thắng Đất Việt-Đền thờ An Dương vương, Nghệ an

Thục Phán An Dương vương, nhân vật lịch sử gắn với nhiều huyền thoại của dân tộc ta. Ngoài đền thờ ông tại Cổ loa Đông anh, Hà nội thì tại địa bàn huyện Diễn châu, Nghệ an cũng có một ngôi đền, tục gọi là đền Cuông để thờ ông. Hẳn là đâu đó trong ký ức xa xưa của dân chúng trong vùng còn lưu lại hình ảnh vị vua một thời oai hùng, người đã xây nên thành ốc Cổ loa vĩ đại để chiến thắng giặc xâm phương phương Bắc, xem ra giành được nước đã khó mà giữ được nước còn khó hơn bội phần, ngủ quên trên chiến thắng, chủ quan không nhận ra âm mưu thâm độc của kẻ thù chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại đau đớn và cái chết bi hùng của cha con An dương vương. Mảnh đất này có phải là nơi chiếc lông ngỗng cuối cùng rơi xuống từ chiếc áo của nàng Mỵ châu hay không thì chưa biết nhưng có vẻ như trên con đường chạy trốn về phương Nam, Nhà vua đã phải dừng chân tại nơi đây, dấu ấn của ông để lại khá sâu đậm trong huyền thoại và truyền thuyết dân gian quanh vùng.
Về sự ra đi của An Dương Vương, nhân dân nơi đây kể rằng: vị vua này cùng công chúa Mị Châu mải miết phóng ngựa thật nhanh qua xứ Thanh đi về phía đất Nghệ. Một cơn gió ngược chiều thổi mạnh đã làm rơi chiếc mũ của bậc đế vương. Công chúa Mị Châu bèn lấy khăn của mình trùm lên đầu cho phụ vương. Ngựa dừng chân ở đỉnh một quả đồi thấp và dài nối liền hai dãy núi: dãy Đại Hải và dãy Đại Vạc. Hai dãy núi này tạo thành một eo biển. Tưởng đây là đất dừng chân, nào ngờ, tiếng vó ngựa quân Triệu Đà đã thấy dồn dập phía sau lưng. Bỗng nhiên, An Dương Vương thấy từ phia chân núi có một cụ già đi tới. Vua than thở: "Sao ta chạy đến đâu giặc cũng dò được đường đuổi theo ta?" Cụ già đáp: "Thưa bệ hạ, vì giặc ở ngay sau lưng ngựa bệ hạ đó thôi!". An Dương Vương rút kiếm, ngoảnh đầu nhìn Mị Châu. Mặc nàng khóc lóc, thề nguyền, ông chém đầu Mị Châu rồi men theo chân dãy Đại Hải, đến một quả núi cuối cùng thì thấy ba mặt đều là biển cả mênh mông, sóng cồn dữ dội. Gió từ ngoài khơi thổi vào hất tung chiếc khăn trên đầu Thục Phán An Dương Vương và trùm lên đỉnh ngọn núi. An Dương Vương cùng đường, ngửa mặt lên trời mà than: "Cơ đồ của ta đến đây là hết!". Nói đoạn, nhà vua gieo mình xuống biển. Về sau, quả núi đó được nhân dân đặt tên là núi Đầu Cân (nghĩa là cái khăn bịt đầu). Dân làng cũng lập một miếu nhỏ thờ Thục An Dương Vương dưới chân núi.
- Vị trí: Đền nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, bên quốc lộ số 1A, trên địa bàn xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh khoảng 30km về phía bắc.
Đoàn cứu trợ bão lụt mini trên đường trở về đã không thể thờ ơ với tổ tiên, chúng tôi đã ghé qua thắp hương cho các cụ với một niềm tin sâu sắc rằng dân tộc Việt nam, một dân tộc bất khuất chưa từng cúi đầu trước bạo lực ngoại xâm, với kinh nghiệm xương máu từ tiên tổ sẽ mãi mãi trường tồn.

2 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Đi ngoài đường cũng biết đền thờ An Dương Vương, nhiều lần mà không dừng chân. Một phần vì câu chuyện lịch sử buồn đau. Mất nước vì tình riêng! Dân ta nhiều khi coi trọng tình hơn lợi (sĩ) nên đáng trách nhưng đáng thương. Bây giờ vì lợi riêng mà mất H2O thì đáng giết và lưu truyền tiếng xấu cho hậu thế.

Nặc danh nói...

- TQ làm đường dẫn cho AE đọc bài này đi...

Sóng Biển Đông giữa lòng Hà Nội
Cập nhật lúc 06:19, Thứ Ba, 09/11/2010 (GMT+7)

(TuanVietNam) - Nguyên thủ của nhiều nước trong và ngoài khu vực đã đi qua dưới mái vòm "Sóng Biển Đông giữa lòng Hà Nội" để bàn các giải pháp để Biển Đông khỏi dậy sóng. Mặc dù, trong ba tháng trở lại đây, có những lúc "Biển Đông" đã "dậy sóng" ngay giữa lòng Hà Nội.

TM