Thứ Ba, tháng 6 16, 2009

Vì sao ngộ độc cá ngừ?

(Ai biết rồi xin bỏ qua, đừng đọc)

Đã từng bị "ngộ độc cá ngừ" mà hồi đó, tháng 5/75, lại cho là dị ứng "thực phẩm cao đạm". Sau này cũng biết cá ngừ ươn vẫn cứng thịt như còn tươi nên có độc. Bây giờ mới biết độc là do cái "histamin" (khi cá ngừ không còn tươi thì nồng độ histamin càng phát sinh nhiều hơn. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng cũng là yếu tố góp phần làm cá mau bị ươn thối, phát sinh histamin. Khi ăn phải cá ngừ có nồng độ histamin càng cao càng có nguy cơ bị ngộ độc. ... Khác với một số loại cá biển khác, cá ngừ dù không còn tươi thịt vẫn cứng và không bị mềm nhão. Chính vì thế về mặt cảm quan, người mua cá rất dễ bị đánh lừa là cá còn tươi, ngon).
Đăng lên đây, tôi xin làm nhân chứng cho việc ngộ độc này.

14 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ngày trước đóng quân ở trong phía Nam, ăn cá Ngừ là chuyện thường ngày, nhưng hồi đó chẳng thấy ai bị sao cả, bây giờ lại bị ngộ độc nhiều thế, chắc là do cá Ngừ bây giờ cũng phải ăn thức ăn ô nhiễm nên mới vậy
TTXVH

Nặc danh nói...

Con người hay tự gây ra rắc rối cho mình. Chỉ tội con cá Ngừ,nó có tội gì đâu mà mọi người tẩy chay .Thực ra cá ngừ tươi sống được bảo quản tốt lại có ích rất nhiều cho sức khỏe con người. Chưa hết cá Ngừ Đại dương còn là món ăn cao cấp đấy. Mọi người không nên ăn loại cá đã bị "mông má" dễ toi lắm.Vấn đề ở chỗ là nhận diện cá "tốt", "cá xấu".
DS

Nặc danh nói...

Cá Ngừ hay bất kỳ lọai hải sản nào cũng thường gây ra dị ứng. Tuy nhiên chỉ dị ứng với người có cơ địa mẫn cảm mà thôi. Những người hay nổi mề đay, hen suyễn nên tránh. Những người bình thường cứ ăn vô tư.
MK

HữuThành.Nguyễn nói...

Có lẽ cá ngừ, khác các cá khác như đã nói, nên chỉ hay gây dị ứng cho nhóm người hạn chế chi tiêu. Hi vọng là cá còn tươi với giá rẻ một chút, là bị? Cơ chế giảm giá của người bán rất đơn giản, vì họ biết "đát" của cá. Giảm giá để giải phóng hàng.

Nặc danh nói...

Hồi những năm 75-76 đóng ở Vũng Tàu, mâm cơm có con cá Ngừ to quá ăn không hết, bỏ thì tiếc của giời nên cho vào nước rau muống luộc ăn vã hết, vậy mà chẳng sao cả, vì hồi đó cá đánh tươi, không bị "bảo quản" theo kiểu thương mại. Theo tôi biết bây giờ đánh cá ở ngoài biển là họ "tẩm ướp" bằng nhiều kiểu miễn sao nhìn con cá tươi ngon, còn "chất lượng thực" ra sao miễn bàn, vì vậy mới có chuyện ngộ độc, hình hư có nơi còn tẩm ướp bằng phân đạm???
TTXVH

HữuThành.Nguyễn nói...

Ngày 17.06.2009 Giờ 11:35

“Giải độc” cho cá ngừ

SGTT - Cá ngừ (tuna) thuộc nhóm cá biển có thịt nạc nhiều, ít chất béo, rất ngon và bổ dưỡng, với điều kiện thịt cá phải còn tươi. Tuy nhiên, chúng thuộc loại cá ăn thịt (ăn động vật sống) nên ruột và thịt cá chứa rất nhiều enzym (để tiêu hoá thức ăn động vật). Nếu cá bị ươn thì enzym trong cá sẽ hoạt động phân huỷ cá rất nhanh và sinh ra nhiều chất histamine độc, gây dị ứng dữ dội cho người dùng, như phù người, nhức đầu, ói mửa, ngứa đỏ ngoài da… Các chất histamine trong cá ngừ có tính nhiệt bền nên nấu chín vẫn còn độc.

Có một cách loại trừ enzym và histamine độc của cá ngừ là: khi làm cá ngừ, ta chẻ đôi con cá theo đường xương rồi cắt khúc cỡ 10cm và ướp 30 phút với một ít đu đủ xanh, hoặc trái thơm (khóm), hoặc gừng tươi bằm giã nhỏ và gia vị rồi mới kho nấu. Đu đủ và thơm thường làm cho thịt cá mềm nát ăn không ngon, nhưng gừng thì không như vậy. Một ký cá ngừ cần khoảng 50g gừng tươi. Giã gừng tươi cho nát để ướp cá với gia vị, 30 phút trước khi kho nấu. Khi kho nấu, lúc đầu cho lửa riu riu vài chục phút rồi mới cho lửa cháy mạnh, vì enzym phân giải protein của gừng hoạt động tốt nhất ở 60oC. Những người bị dị ứng với thịt gà, thịt bò… cũng có thể dùng gừng theo cách này để hoá giải.

DS Phan Đức Bình
(phó chủ tịch hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM)

Nặc danh nói...

Tớ chả biết các cậu sơi cá ngừ theo kiểu gì mà ngộ độc (dị ứng) .Ở bển cá ngừ(tuna) bán khá nhiều &hơi mắc . Tụi tây rất mê món cá ngừ nghiền nát trộn với avoca(trái bơ) &cần tây băm nhỏ ,"hẩu sực) lắm ,tớ cũng rất khoái . Trong Shushi của Nhật cũng có tuna nhưng ít thôi .Còn dân VN thì hay chiên lên rồi rim ....Nói tóm lại trên thế giới người ta đều ăn tuna rất nhiều mà ko thấy nói tới dị ứng .Điều này chứng tỏ là do cách bảo quản& chính người kinh doanh ko dám bán những con cá đã hư (hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm rất chặt chẽ).
HH

Nặc danh nói...

Giống như TTXVH, hồi 1975-1976 tôi ở VTU (y ở ven biển còn tôi ở trên đỉnh núi Lớn) và đơn vị tôi cũng là "khách hàng ruột" của cá ngừ. Ăn đến mức phát ớn. Chả thằng nào bị gì, kể cả cá để lại ăn dần như TTXVH đã nói.
Chắc do "cơ địa",
hoặc do tẩm ướp,
hoặc do thiếu "ý thức tu dưỡng".
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Mấy thằng ở ngay bờ biển nói làm gì, suốt ngày ăn cá... nóc.
Cứ để cá ngừ lên xe tải không ướp đá đi trăm cây số rồi ăn xem thế nào?

Nặc danh nói...

HT nghe TTXVH và HCQ ăn không sao còn ảnh thì lại "có sao", đâm ra "tự ái". Thôi, mình (bụng dạ) có khuyết điểm thì nhận cho chóng tiến bộ.
HCQuang

Nặc danh nói...

Bụng mình không sao vì bụng mình còn độc hại hơn cả cá Ngừ
TTXVH

Nặc danh nói...

HCQ &TTXVH nói chí phải ,mau nhận khuyết điểm,chẳng lẽ bụng các cậu lại tốt hơn bụng HT à .
HH

Nặc danh nói...

Hữu Thành dọa ăn cá nóc làm tôi nhớ chuyện này:
Hôm lặn biển Phú quốc, tôi thấy cái hốc đá 2 cửa (cách nhau khoảng 4 gang tay). Tay hướng dẫn viên (HDV) ra hiệu có cá nóc ở trỏng. Y phân công tôi chặn đầu này, đầu kia y lấy "cọng cỏ" chọc chọc. Thế rồi chú cá nóc lú đầu ra phía tôi, dò xét.
Hầy à, tính sao đây, bây giờ mình tóm nó, thời cái mớ gai độc của nó châm cho thấy ... mẹ? Thôi thì mạnh dạn trao quyền cho anh em. Tôi đập tay 2 phát, chú cá thụt vô, chạy sang bên kia. Thế là tay HDV tóm được, đưa cho tôi coi, té ra gai của nó vẫn cụp xuống.
Tôi mới khẽ khàng lấy tay vuốt vuốt con cá. Khi HDV thả tay, con cá mới phồng bụng, gai góc chĩa ra tua tủa và ... bơi đi. Vậy là không phải lúc nào nó cũng "xung đột" với mình. Hay!
Nhưng thôi, Quân tử phòng thân, lần sau cứ thế.
HCQuang

Vnq nói...

Tin về NGÔ ĐỘC CÁ NGỪ tại Thành phố Hồ Chí Minh.