"Đổ xô phá rừng tìm ươi bán sang TQ" là bài trên báo Đất Việt.
Tàn phá rừng nguyên sinh
Hàng trăm cây gỗ ươi cổ thụ bị đốn hạ không thương tiếc
Càng vào sâu, chúng tôi càng thấy hàng trăm cây ươi cổ thụ có tuổi đời gần 100 năm đã bị đốn hạ nằm la liệt khắp rừng. Những người hái ươi cho hay, bình quân một cây ươi cho số lượng hạt là khoảng 30- 40kg hạt (giá từ 150.000 đến 200.000 đồng một kg). Bình quân mỗi cây ươi cổ thụ bị đốn hạ thì người dân thu được từ 5- 6 triệu đồng. Hiện có hàng chục đội với cả hàng trăm người vào rừng đốn cây để lấy quả, số lượng hạt đã bán ước tính hơn 500 tấn. “Mỗi ngày tôi kiếm từ 7- 10 triệu đồng, tùy theo ngày gặp cây có trái nhiều. Chỉ cần hạ một cây ươi sai quả, thu chừng vài chục kg là đã có tiền triệu nên ở đây họ cứ thế tranh nhau tìm hạ. Nếu may mắn một chuyến đi 3-4 ngày mỗi người có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng”, Thân- một thanh niên chuyên hạ ươi, cho biết.
Nói về thảm trạng này xưa nay ta chỉ biết câu "tham bát bỏ mâm" hay "bắt con săn sắt thả con cá sộp". Gần đây tôi nghe được một câu tục ngữ cho là cổ vì lần đầu được nghe "đắm đò giặt mẹt" (dị bản "đắm đò rửa trôn)". Câu này có có vẻ "tát nước theo mưa" nhưng mà hóm hỉnh ở chỗ bị đắm đò mà bảo tôi muốn giặt mẹt.
Với chuyện chặt cây trăm năm lấy hạt mỗi năm mỗi có, vui thì bảo "tao làm đắm đò để giặt cái mẹt ấy mà". Rồi không biết có còn sống được không?
2 nhận xét:
Ngày xưa chỉ cần 3-5 kg quả trám nộp cho nhà bếp muối thì ta hạ cả một cây trám to. Bây giờ một cây kiếm 7 tr thì tội gì không chặt...
TTXVH
@TTXVH: Cách lấy hạt này rất là "đắm đò giặt mẹt". Ngày trước người dân Đại Từ muốn lấy trám thì họ chặt quanh cho nó ra nhựa rồi đốt, hôm sau quả rụng hết xuống. Năm sau nó lại ra quả nữa. Cách chặt cây lấy quả này là chen giành giật nhau sống cơ hội cuối cùng.
Ông trên di tản chiến lược thì bên dưới tận cùng nhân dân di tản chiến thuật, có cái gì đó hao hao.
Đăng nhận xét