Thứ Hai, tháng 8 15, 2011

Cô hồn

Rằm tháng Bẩy trong ký ức của tôi được người dân thôn quê tổ chức rất to. Ấy là rằm tháng Bẩy ở Đá Cóc trong thời gian ở Trường QC QK Tả Ngạn, 1968. Suốt cả thời học phổ thông mình chỉ biết tới rằm Trung thu với hoa quả, bánh kẹo, đèn nến. Không nhiều vì thời ấy nó thế, nhưng vui vì không khí cho trẻ chơi Trung thu mà người lớn làm ra.
Rằm tháng Bẩy năm ấy tôi và TrQ.Tâm ở nhà ông Nghi có cô con gái đầu tên Ngờ, cậu trai tên Ngạc mà tôi đã có dịp kể khi thăm lại mấy năm trước. Rằm tháng Bẩy gia đình làm lớn, thịt hẳn một con ngan. Từ đấy biết còn có rằm của người lớn, ăn to.
Hôm qua chính Rằm. Ở HN thì người ta đã lai rai làm trước rồi. Thành phố cúng rằm chủ yếu các đồ cúng chứ ăn cũng chả to, có lẽ vì bây giờ không cần chờ có dịp mới ăn. Nhưng mà nghe trên truyền hình nói rằm tháng Bẩy là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ thì thấy hơi lạ. Xưa vẫn nghe là ngày "xá tội vong nhân" cơ mà nhỉ? Rồi nghe giải thích rằng đó là "hai mặt của một vấn đề". Miền Nam thì nói nhiều hơn đến Vu Lan, gần đây miền Bắc học theo. Văn minh thật. Chuyện Tấm Cám cái hậu ác nên dạo này không còn trong luân lý giáo khoa thư; mà đẩy lên các ngày Tình Yêu, Báo Hiếu,...
Hôm nay đọc tin của VNExpress mới thấy trong Nam hóa ra người ta cũng kêu ngày cúng cô hồn, có khác gì xá tội vong nhân ngoài Bắc. Mà không chỉ cúng vong linh cô hồn vất vưởng đâu đây, còn thu hút đến lễ cúng những "cô hồn" giành giật đồ cúng và rồi có thể từ đó xuất hiện những cô hồn mới.
Cái xã hội sao thế nhỉ. Đám cô hồn bình dân phản ánh một xã hội cô hồn kín đáo hơn chăng? Thật nản lòng và thật bi quan.

7 nhận xét:

Nặc danh nói...

Hai lễ củng một ngày thôi - có hai tích khác nhau mà. Cúng "cô hồn" ở miền Nam là cùng nghĩa với " xá tội vong nhân " ở miền Bắc. Xuất xứ là để cúng đồ cho quỷ miệng lửa - sau thành cúng tất cả các hồn.
Còn Vu lan - tích là ông Mục Liên - đệ tử của Phật có mẹ mất bị hóa thành ngạ quỷ, do nghiệp chường của kiếp trước - nên Phật truyển dậy Mục Liên muồn cưú rỗi Mẹ thì cần nhiều người cùng giùp - ngày rằm than&g Bảy lập đàn cúng tế đễ Mẹ ông được về cảnh giới lành.

Đấy là phong tục và tâm linh.
Chứ báo hiều Cha Mẹ thì tốt hơn hết con cháu đức độ, giỏi giang, phụng dưỡng bố mẹ lúc các cụ còn trên cõi đời thì là hơn chứ.

4 SG nói...

Trên blog xuandienhannom có bài về 2 lễ cúng này. Nên đọc nên đầu óc bớt u mê! Mà sư quốc doanh cũng phải nắm chắc lý luân tôn giáo để còn khuyến mại... í quên khuyến giáo.

4 SG

HữuThành.Nguyễn nói...

A, nghe a. NT nói mới biết đến ngày tâm linh này mà cô hồn công khai xuất hiện. Ngoài Bắc không có làm lớn đến mức người ta tới cướp đồ cúng, không có rải tiền,... Nhà nào nhà nấy lặng lẽ làm đồ cúng mua bánh bỏng, nấu cháo, đĩa gạo muối,... cúng xong rải ngoài ngõ trong nhà là xong. Vậy nên ngoài Bắc không có mấy vụ làm CS các anh vất vả.

Ráo em nói...

Anh Thành ui , trong Nam cúng cô hồn mà không có ai đến giựt là xui tận mạng , càng nhiều người tranh giựt thì càng làm ăn được đó anh

HữuThành.Nguyễn nói...

A, vậy mới hiểu anh NT nói là "nét văn hóa".
Ừ, thôi thì cần phải giựt tận... tình cho gia chủ hên. Chứ tận mạng nhau thì sợ quá :-(

Thanh Minh nói...

TQ nhà mình chắc "mua bằng" Hòa thượng. "Chuyên môn,nghiệp vụ" coi mòi chưa nhuyễn. Ba vụ này khác nhau cái gì?
Lễ Vu lan và Cúng cô hồn đều kéo dài cả tháng.
-"Lễ",để tri ân các phụ huynh thì được tổ chức ở chùa, bài bản, có "bông hồng cài áo"...mang tính XH đông đảo.
- "Cúng" thì làm tại gia mang tính gia đình. Mục đích thì như ae đã nêu. Chuyện "cướp đồ" là một phần của nghi thức.

4 SG nói...

Người Bắc sau 1975 mà chú ý và đưa vào văn học hiện tượng "dzựt dzàn" cúng cô hồn ở SG là nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn trong tác phẩm "Những khoảng cách còn lại", sau còn dựng thành phim, có Hà Xuyên, Diễm My... đóng. Đây là chuyện nhà của một ông phó Chủ tịch TP lúc đó. Hơi lan man, phải không, chuyện nọ xọ chuyện kia!

4SG