Thứ Bảy, tháng 5 31, 2008

MỪNG 1/6/2008


CHÚNG TA
ĐỀU ĐÃ TỪNG NHƯ THẾ!







xin bình ảnh.

Món quà Thành phố tuổi thơ (Город детства)

Món quà Thành phố tuổi thơ (Город Детства)Em gái k9 không muốn xưng tên đã tặng có thể nghe và xem clip tại đây hoặc click trực tiếp vào tên bài hoặc phần tiêu đề. Chất lượng clip xem, nghe không bị giật hình và âm thanh. Trân trọng giới thiệu với ACE và lại còn dưới đây nữa chứ! Với một phong cách biểu diễn khác.

Quà 1/6: Thành phố Tuổi thơ (Город Детства)

Em gái k9 không muốn xưng tên

Biết là người viết lẫn người đọc của blog đa phần là các bác U60 cả, nhiều bác cũng đã được lên chức ông bà nội ngoại. Lại cũng đã biết người viết lẫn người đọc của blog về mặt kiến thức thì “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, về mặt tài hoa thì “cầm, kỳ, thi, họa, tửu” chả thiếu phần nào. Thế nhưng đọc các “Hồi ký” đã “xuất bản” thì rõ là ký ức Tuổi thơ vẫn sống mãi, vẫn đồng hành với mỗi người.
Nhân dịp 1/6 gửi tặng các bác và Tuổi thơ của các bác bài hát Thành phố Tuổi thơ (Город Детства) mà nhiều người học ở Liên xô thời kỳ những năm 70 chắc còn nhớ. Thực ra bài hát này viết dựa trên nền nhạc của bài hát
“Greenfields” của Terry Gilkyson - Rich Dehr - Frank Miller nhưng lời thơ bản tiếng Nga của Robert Rozdenstvenski thì “hay đến mức không thể quên được”. Vì lời thơ tiếng Nga quá hay nên nhiều người trong đó có cả tôi đã nhiều lần cố gắng dịch nó sang tiếng Việt. Mặc dù biết bản dịch của mình còn xa mới đạt được yêu cầu nhưng cũng xin phép gửi các bác đọc.


Город Детства)

Ф.Миллер, Т.Гилкинсон, Р.Дер - Р.Рождественский


Где-то есть город, тихий, как сон.

Пылью тягучей по грудь занесён.

В медленной речке вода как стекло.

Где-то есть город, в котором тепло.

Наше далёкое детство там прошло...


Ночью из дома я поспешу,

в кассе вокзала билет попрошу:

«Может, впервые за тысячу лет

дайте до детства плацкартный билет!..»

Тихо ответит кассирша: «Билетов нет...»


Так что ж, дружище! Как ей возразить?

Дорогу в детство где ещё спросить?

А может, просто только иногда

лишь в памяти своей приходим мы сюда?..


В городе этом сказки живут.

Шалые ветры в дорогу зовут.

Там нас порою сводили с ума

сосны - до неба, до солнца - дома.

Там по сугробам неслышно шла зима...


Дальняя песня в нашей судьбе,

ласковый город, спасибо тебе!

Мы не вернёмся, напрасно не жди.

Есть на планете другие пути.

Мы повзрослели. Поверь нам. И прости.


Thành phố Tuổi thơ


Nơi nào đó trong lặng thầm ký ức

Trong trái tim ta… một thành phố mến thương

Con sông trong lặng chảy nước như gương

Một thành phố biết bao là ấm áp

Ôi thành phố Tuổi thơ ta thửơ trước


Đêm nào đó rời nhà ta vội bước

Sân ga đơn côi tìm mua một vé về

Lần đầu tiên trong ngàn vạn tháng năm qua

“Bến Tuổi thơ, làm ơn, cho một vé”

“Không có vé” người bán buồn, đáp khẽ


Nào bạn hỡi biết làm sao được nữa

Vé về lại Tuổi thơ, biết hỏi chốn nơi nào

Có lẽ chỉ đôi khi trong ký ức ngọt ngào

Với bè bạn ta lại về nơi đó


Nơi thành phố của ngàn câu chuyện cổ

Gọi ta bay theo những ngọn gió lành

Những rừng thông cao vút cham trời xanh

Những mái nhà chạm mặt trời, chóng mặt

Và dưới tuyết kia một mùa đông đang âm thầm trôi đi mất

Bài hát xa xưa theo mãi với cuộc đời

Thành phố dịu hiền ơi, xin mãi cám ơn Người

Không về được, xin Người đừng cố đợi

Cuộc sống nhiều đường, nhưng không đường trở lại

Chúng tôi lớn lên rồi, chúng tôi phải đi xa

Hãy giữ mãi lòng tin

Và tha thứ nhé Tuổi thơ!





Nhân ve hội kiến anh em Hà Lội

Có Nhân ve ra HN muốn gặp anh em nên kì giao ban hôm qua được anh em đến đông hơn mọi khi. Có các bạn cùng dân công binh như Phan Sơn, Thao láo; các bạn ít xuất hiện như Tự Thành (con trai nghỉ hè không phải đưa đón), Hồng há, Đoàn Long thường không tụ bạ; đặc biệt Trần Hà từ Sơn Tây nhân có việc ở HN cũng đến, mọi người nói Sơn Tây thành HN rồi (mới biểu quyết xong tức thì) lần sau đến giao ban đầy đủ nhé. Riêng Trần Hà là Nhân ve không nhận ra đến khi nghe tự xưng Hà trượng mới nhớ.
JM có công việc ở HN đến muộn, nhưng tàn chai rượu cũng mới là lúc ... rượu nói, mọi người huyên thuyên ba lăng nhăng. Trời thì mưa tầm tã do gió lạnh về, vừa mát. Gần 10h đêm cũng phải rút cho các cháu dọn hàng. Ngó lại thì Nhân ve đã cắp Phan Sơn biến tự lúc nào.

Thứ Sáu, tháng 5 30, 2008

Quà tặng bác Hữu Thành



Cháu Mý vào nghỉ hè ở Sài Gòn gửi ra quả bưởi Năm Roi biếu bác Hữu Thành.

Hội ngộ lão tướng sân cỏ Học viện KTQS

Được anh Ba Hưng thông báo anh Khúc Văn Nghi (Guilin rén, cựu giáo viên Học viện, tiền vệ, cựu đội trưởng Đội bóng đá Sao đỏ, người mặc áo xanh trứng sáo) vào Tp tổ chức đám cưới cho con, chúng tôi rủ nhau hàn huyên ở Jodee trưa qua. Đến nơi đã thấy anh Nghi, anh Ba cùng Đạm và Hưng Giám đốc Không lưu Buôn Mê đang uống bia.
Gặp nhau vui mừng, ôm lấy anh. Thật vui khi Hưng Không lưu nhận ra anh Nghi là chiến hữu cùng Trung đoàn pháo binh Quân đoàn 14 thời chiến tranh biên giới.
Vậy là ngòai đội trưởng Nghi có thủ môn Ba Hưng, tiền đạo trái Thu Đạm (chuyên xỏ háng đối phương). Lúc sau thêm trung vệ (chuyên đá láo) Đông Ky, tiền đạo (chuyên dự bị) Duy Đảo k6, anh Ba Biển... Lính quân sự lại là dân bóng bánh gặp nhau vui nổ trời. Đủ thứ chuyện ngày đi đá giải toàn quân, giải Bộ Đại học cùng các tên tuổi như thầy Bùi Đức, các anh Đoàn Mạnh Giao, Bùi Nam, Tuấn "trắng", Dương Tuấn, Phạm Hoàng Nam, Trung Nghĩa, Tăng Cường, Ngư, Mão... và cả Giang "mù" cũng được nhắc đến. Nâng lên hạ xuống nhưng không ai quên được bác Nghi"ngựa" có cú đá phạt "thần sầu" cách khung thành 25m - bay theo hình quả chuối - vào lưới đội Bộ Tư lệnh Thủ đô - tại sân CLB Quân đội - trong giải tòan quân 1976. Năm đó Cục Quân huấn quyết tâm, nhất là Trưởng phòng TDTT tòan quân Nguyễn Hải Phụng, ra tận nơi đốc thúc để đưa đội Hà Nội này lên được A1. Vậy mà lại tiêu vì cánh nghiệp dư Đại học Quân sư.
Hẹn đón anh Nghi đi xem anh em Vĩnh Xuân đá chiều thứ bảy này tại sân Không lưu.

Thứ Năm, tháng 5 29, 2008

Tâm sự của một thợ than thổ phỉ

Vô tình cùng ku-pê trên chuyến đêm vào SG có 2 ông khách dân Tp Hạ Long, tôi hỏi ngay về “Chiến dịch than thổ phỉ” vừa qua. Một chú đầu cắt trọc (bóng như của Hữu Thành), mặt trông rất ngầu, khóac áo hoa màu đỏ, luôn nói “con... con” (tật của dân vùng Mỏ) và đéo lác luôn miệng (như quen biết nhau từ lâu): "Thời nào chả có bác. Từ ngày ông Kiệt làm thủ tứơng, đến ông Khải, ông Dũng, lâu lâu lại 1 lần thay đổi ban bệ ở Quảng Ninh. Các con ấy bảo chống tham nhũng nhưng chắc chắn năm sau đâu lại vào đấy".

- Sao vậy?

- Bác không biết chứ than ngòai Quảng Ninh là nguồn khóang sản lộ thiên, cứ bới đất lên là có tiền. Mà đã là tiền thì chết cũng phải làm. Dân nghèo thì làm thổ phỉ, đi cửu vạn bốc xúc, làm thuê; dân giàu thì đầu nậu từng vùng, từng khu, đầu tư máy xúc, xe ủi, xe tải, tầu thủy… Quan chức từ tỉnh, đến TCty Than-Khóang sản có phần hết. Chúng nó giàu lắm. Giá bán 1 T than là 3 triệu thì dân thổ phỉ làm chỉ có 200…

- Kinh quá!

- Các phe phái đánh nhau. Quan to (cứ cho là thanh liêm) không dính thì lơ đi để con cháu làm. Tay bí thư tỉnh dạo này đi đâu cũng phải có vệ sĩ và luôn mặc áo chống đạn. Hỏi bác chứ, hải quan, biên phòng không cho qua thì bố thằng nào đưa cả người và tầu than lớn như thế qua cửa khẩu? Ăn hết, họ ăn thành dây. Thậm chí biên phòng cũng có tầu chở than.

- Thế sao lại gọi là than thổ phỉ?

- Cái bác này đ. biết gì cả! Đơn cử 1 chuyện thế này. Cứ nghe nói than tận thu nhưng đó là bài của chúng em. Đã “làm luật” với tài xế, than của Cty chở đến suối thì con ấy cho nghiêng ben đổ ào xuống. Gặp mưa, than theo suối chảy ra cửa sông. Vậy là với danh nghĩa “tận thu”, từng nhóm có tổ chức tới xúc than lên thành đống. Rồi có bọn đến thu mua rồi xuất. Nhiều lắm chứ không ít, bác ạ. Giờ cấm thì than cứ chảy thẳng ra biển. Mấy ngày này cấm thì nước vịnh Bái Tử Long trở nên đen sì. Chưa kể xe thì của nhà nước nhưng không kiểm sóat nổi hoặc dí cho bảo vệ tiền thì xe ấy chạy thẳng tới bãi chúng em.

- Khủng khiếp!

- Giờ cả nghìn con tầu chở đầy than đang nằm chết dí ở Quảng Ninh. Án binh bất động. Tầu thì hỏng dần, than thì không bán đuợc. Bác có biết riêng đầu tư cho tầu bè đã hết 1000 triệu đô (vì mỗi con đóng bét cũng là 15 tỷ).

- Thế dân Tàu mua xong đưa đi sử dụng à?

- Bác lại chả biết cái đ. gì cả! Tòan dân giàu có từ Bắc Kinh, Thuợng Hải về đặt hàng. Dân biên giới chỉ là cửu vạn. Than về, mấy con ấy cho đổ lấp kín hết các thung lũng rồi lấy bạt phủ kín, lấp đất lên. Trên cho trồng cây thành rừng. Nó mua để đầu cơ chứ có bán ra đâu. Quái thế đấy!

Ghi lại chút thông tin. Mong được làm cho anh em hiểu hơn về vụ này!

Thứ Tư, tháng 5 28, 2008

Trao tặng kiếm lệnh và trống đồng cho Đại tướng

Như mọi người đã biết qua VTV, chiều nay Hội Khoa học Lịch sử VN và Liên chi Hội Di sản Văn hoá VN - Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức trao tặng trống đồng và kiếm lệnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp để kỉ niệm 60 năm ngày được Chính phủ Cụ Hồ phong Đại tướng 28/5/1948. Đây là các sản phẩm đúc đồng theo phương pháp truyền thống của Chi hội Phục hồi, Bảo tồn nghề truyền thống Đông Sơn, Thanh Hoá.
Được biết 15h30 thì nghi lễ trao tặng sẽ được tiến hành tại nhà riêng Đại tướng, tôi (theo thói quen tác nghiệp) tà tà đến vào lúc 15h10. Không ngờ đến nơi đã thấy vài chục chiếc ô tô đỗ từ ngoài đường vào chật hết sân trong nhà. Người đứng đầy sân. Nghe lời khuyên của mọi người, do thấy tôi đeo những hai máy ảnh, tôi vào phòng hành lễ để chiếm chỗ tốt. Không ngờ người ta đứng ngoài sân do trong này đã chật người, tôi có lẽ là chiếc máy ảnh cuối cùng nhập cuộc. Bởi vậy các ảnh chụp ở đây đều là hú hoạ dơ lên quá đầu chụp xuống, chả thể nào ngắm nghía gì được.
Ông Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN nhân danh đồng bào cả nước mà thay mặt là Hội và Liên Chi hội Di sản Văn hoá VN tỉnh Thanh Hoá, tuyên bố trao tặng trống đồng, kiếm lệnh cho Đại tướng. Sau đó ông trao kiếm tận tay Đại tướng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với hỗ trợ của một sĩ quan trẻ, nhận kiếm và ngắm nhìn một cách trân trọng.


Đại tướng phát biểu ngắn gọn, mạch lạc, súc tích lời cám ơn đồng thời tôn vinh các kì tích lịch sử của dân tộc VN là nhờ ý chí, hi sinh của đồng bào đồng chí cả nước.
Lễ trao tặng kết thúc nhanh chóng nhưng mọi người chưa giải tán ngay. Đây là một cơ hội để những cựu binh gặp lại nhau, một cơ hội chụp ảnh kỉ niệm trong nhà Đại tướng.

Cuộc sống ơi ta mến yêu Người!








Thứ Ba, tháng 5 27, 2008

LẠI "LỤC BÁT "TẶNG HƯU THÀNH.

Xin chào Lê Thanh.Có lẽ cho phép tôi thay mặt các thầy dậy văn của trường ta ,cho anh điểm dưới trung bình thôi . Vì anh bị lạc đề .Bài thơ của tôi tặng chị Mai có đầu đề là :" Vài câu lục bát tặng chị Mai " cơ mà nếu đem gép 2 câu của anh vào thì quả thật chẳng "bằng trắc gì cả" .Hay anh định chơi theo kiểu thơ mới " Yêu bài thơ mới viết xong
Dẫu bạn bè đọc bảo không hiểu gì".
Đùa vậy thôi thế nào Đức Dũng cũng sẽ có thơ tặng riêng Lê Thanh đấy .
Còn bây giờ thì phải chào Chí Quang cái đã. Đời tôi cứ nhắc đến thời gian ở trường quân chính QK tả ngạn , những kỷ niêm ngày ấy là phải có Chí Quang . Mà cứ tưởng thời gian làm khác bạn mình đi ai dè vừa gặp lại nhận ra liền ,mà lại càng ngạc nhiên thấy bạn mình thân hìng cường tráng quá da đỏ au .Thu thập tin tức rồi cũng biết :"Trời cao biển rộng bố cháu " đã từng .
Yêu bạn thế , nhưng bây giờ thì phê bình đây.Chí Quang ơi các cụ nhà ta vẫn dậy " Tiên học lễ, hậu học văn" .Đức Dũng gọi chị Mai là đúng đấy vì tôi là bạn và học cùng Huấn em chị Mai mà ,chị của ban là chị của mình chứ còn gì nữa. Đúng không Chí Quang thế mà hôm nọ tay nặc danh nào còn viết " Ra đường chị chị em em/ về nhà lại thấy thèm thèm chị ơi" .Phạm luật quá đề nghị nặc danh nào đó lên tiếng để anh em "phản biện".
Xin phép các anh bây giờ cho tôi vào vấn đề chính cái mà tôi sẽ viết hôm nay .Đó là thân tặng bác Tổng quản Hữu Thành bài thơ vì cái buổi gặp mặt cuối năm hôm mà tôi đã làm bài tặng chị M .Vì hôm đó KQ nói sẽ được gặp bác Tổng quản nên tôi mừng lắm,Nhưng khi nhìn thấy cái đầu trọc của bác tổng quản thì tôi nghĩ ngay đến cái đầu của tay trọng tài bóng đá người Ý"Corina" và hôm nay lấy ngẫu hứng từ cái đầu của hai người để làm bài thơ tặng bác Hữu Thành ,mong bác cho phép.

Tưởng gặp trọng tài FIFA
Cầm tay ,mới biết hóa ra Hữu Thành
Trách thời gian quá đi nhanh
Già hơn ,nhưng vẫn hiền lành như xưa.
Gặp nhau hôm ấy trời mưa
Cạn ly nhắc chuyện ngày xưa ở trường.
Bạn bè mỗi đứa mỗi phương
Theo trang "Bạn Trỗi" tìm đường gặp nhau
Gặp nhau để nhớ về nhau
Gặp nhau, nhớ thủa "mầy ,tao" một thời.
Chung qui, chỉ tại ông trời
Làm nên xa cách ,đầy vơi nỗi buồn
Xin đừng như cánh chuồn chuồn
Khi vui thì đậu ,khi buồn lại bay
Cầm tay nhau để chia tay
Giữ nguyên hơi ấm sau này tìm nhau.
Mặc đời bể cả nương dâu
Mặc thời vàng lẫn cùng thau một thời
Buồn vui là cái sự đời
Tri âm bên chén rươu vơi ...laị đầy !
Berlin 27.ọ.008
Hữu Thành ơi ! cho Đức Dũng gửi lời hỏi thăm đến vợ con anh nữa nhé . Không biết anh có hài lòng về bài thơ không ? Nhưng dù sao cũng từ tấm lòng Đức Dũng đấy .Kỷ niệm mà.

Nhật ký vi hành (tiếp)

26/5/08

Dậy sớm lúc 4g30. Quyết định đi tầu du lịch ba-lô để cháu Mý biết thế nào là “tầu VN ôm chặt đất anh hùng”! Taxi đến đón. Ga Đà Nẵng là ga kiểu túi (sack), như nhà ga Leipzig – tầu vào ga rồi phải kéo lùi ra chứ không đi ngang qua như mọi nhà ga bình thuờng. Có 2 làn đường. Tầu muộn 20’, khách nhận được dăm lời xin lỗi xuông. Lên tầu gặp trưởng toa là 1 cô dữ dằn, tòan nói trống không. (Chuyện nhà tầu xin kể sau).

Ảnh:

- Cửa ga Đà Nẵng và cháu Mý đang tác nghiệp trên tầu.

- Biển Sa Hùynh, Dừa Tam Quan.

12g45 tầu tới Diêu Trì, Nhất Trung ra đón: “Sao không mua vé đầu toa cho đến sớm hơn?”. Giữa trưa trời nóng khủng khiếp. Ông bạn đã book cho khách sạn Chương Dương, cách biển 100m. Nghỉ ngơi đến 3g được đón đi thăm Quy Nhơn. Tp quy họach đẹp, sạch sẽ. Vợ chồng Trung đưa đi thăm cầu vượt biển Thị Nại dài và hiện đại nhất VN- 2,5km, rộng 13,5m. Từ bán đảo nhìn về Tp tựa như cái nhìn từ ngòai vịnh Caribé vào La Habana. Tranh thủ tạt qua thăm phụ huynh bạn rồi thăm bệnh viện Phong Quy Hòa - 1 trung tâm du lịch. Vé vào 5000/xe, 3000/người. Ở đây có mộ Hàn Mặc Tử. Năm 1940 ông mất ở đây sau mới dời lên núi. Cả khu như 1 công viên có vườn tượng các nhà y học nổi tiếng thế giới từ Hipocrate, Louis Pasteur, Koch… đến Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng… Xưa cuộc sống bệnh nhân phong cách biệt ghê gớm nhưng nay họ được hòa đồng. Ngày ngày có xe đưa con em vào Tp học.

Anh em Trỗi hẹn giao lưu ở Bãi Dại (khu du lịch sinh thái biển, đá và rừng) của anh Lý Tống (học sinh miền Nam) bên con đường mới mở đi Tuy Hòa. Ngòai vợ chồng Nhất Trung có Nguyễn Đức Cảnh k6, vợ chồng Liên-Khải k9 (người từng đến thăm mộ Mạnh Minh k6 ở NTLS Trường Sơn), Thanh (học sinh miền Nam, cùng lớp Xây dựng với Vũ Quang), vợ chồng Nguyễn Vĩnh Chinh k7. Thủy “bệu” và vợ đến sau vì đi đám cưới. Tiệc giản dị: gà đồi luộc, nướng và cháo gà cùng bia HN. Ngon! Anh em cùng kể lại kỷ niệm xưa và hát những bài Việt-Hoa.

Riêng chuyện anh Thủy “bệu” và Cảnh hay Nhất Trung và Chinh nhận ra nhau "cùng là lính Trỗi" rất hay và cảm động. (Sẽ có bài viết).

Cháu Mí sau khi ăn xong đã mò mẫm dọc bờ biển kiếm đá và ốc. Cháu chọn cho bác HThành 1 con ốc rất đẹp nhưng sợ vẫn chưa bằng “con ốc” của Bon đã tặng! Tối về đi dạo bờ biển. Sóng đánh sát bờ. Nam thanh nữ tú dạo chơi dọc bờ biển. Về ngủ ngáy pho pho.

27/5/08

5g dậy đi bơi cùng Mý. Sau đó hẹn nhau ra bờ biển ăn sáng, uống cà-phê. Có thêm Tô Hoành. Mừng vì bạn khỏe. Tạt qua thăm cửa hàng kinh doanh xăm lốp ôtô của Chinh, thấy có “cây nhiệt đới” thật. Bạn từng tham gia chuyến về lại Quảng Trị "Một thời Hoa lửa" năm rồi.

Vợ chồng Nhất Trung tổ chức đi khu du lịch Hầm Hô và khu tưởng niệm Vua Quang Trung. Có thêm nhà Cảnh. Chinh không đi được gửi theo chai rượu mật gấu. Đi bằng 2 xe Misubishi của Trung và Arcord-Civic của Thanh. Dọc đường thấy mấy chú CSGT giơ tay chào sếp Trung quyết liệt. 10g tới nơi vì “quen” nên phi xe vào tận bên trong.

Hầm Hô là khu du lịch có núi, rừng, suối tựa như Bom Bo (Đại Từ). Cty du lịch làm những nhà sàn bám vào rừng và vách đá. Chọn lán, ngả trại, ăn nhậu rồi mấy bác cháu rủ nhau bơi suối. Mát. Mấy “cụ bà thân sinh ra các con nhà Trỗi” ngả võng ngủ khì giữa tiếng ve rừng râm ran.

12g30 lên đường sang khu tưởng niệm Quang Trung. Tại đây đang gấp rút tu bổ cho Festival 2008. Cả khu mát bóng cây cổ thụ cách nay 4-500 năm. Có nhiều cây của lãnh đạo trồng như cây me của cụ Văn, cây bách của cụ Trường Chinh... Tuợng đài Hoàng đế Quang Trung cao lừng lững. Ngòai khu kỷ vật, lưu niệm; có lẽ 2 vật chứng - cây me cổ và giếng nước từ thời đó - đặc biệt giá trị. Ra rửa mặt, múc nước uống thấy tỉnh cả người. Cháu Mý hy vọng nhờ uống nước giếng của Vua Quang Trung mà chục năm sau thành Hoàng đế!!!

Chiều nay 6g xa Quy Nhơn rồi. Chân thành cảm ơn sự đón tiếp của các bạn. Hẹn gặp lại!

Thứ Hai, tháng 5 26, 2008

VÀI CÂU "LỤC BÁT" TẶNG CHỊ MAI

Cái "Anh tờ nét " quả thật tiện lợi .Buổi sáng cứ mở ra đã thấy tin tức của anh em "Trỗi "ta .Tin tức thời sự có .Hình ảnh các cuộc vui gặp mặt có .Hình ảnh các bác đưa lên thì đẹp ,nhưng chỉ tại cái thời gian lâu quá .Mà tội to nhất của tời gian là nó làm "biến dạng" cái khuôn mặt của anh em mình thành thử nhiều anh mãi mới nhận ra .
Các cụ nhà ta vẫn nói " Trăm nghe không bằng một thấy ,mà trăm thấy không bằng sờ" Sờ đây là được cầm tận tay .Và cái may mắn của tôi là đầu năm về VN ăn tết có được gặp lại vài anh chị em mà suốt từ khi trường ta giải thể .
Đó là trước tết ,nghe tin KQ ở HN nên đến thăm bạn ,hôm đấy rét lắm .Gặp KQ GM đang ngồi quán nước .Gặp nhau chưa kịp hàn huyên thì " bị" Đai Cương , H Thành điều lên Tăng bât Hổ làm bữa tất niên ,đén nơi đã thấy cả Tương Lai quân hàm Đại tá ngồi cùng một chị trông hơi đẫy đà ,ấy vậy mà thoáng qua tôi nhận ra ngay bà chị VTM.và từ đó chị Mai cứ theo tôi mãi mỗi khi thơ tôi có cái vấn đề " Phở"quả thật "Chị lại lo các em chuyện chồng con" bài "Chị tôi" của Tr. Tiến
Hôm nay để cảm ơn chị xin làm mấy câu lục bát tặng chị.

Chị MAI nay đã lên bà
Mà nhìn chị chẳng thấy già chút nao
Dịp tết gặp chị ,tôi chào
Chị hỏi Kiến Quốc :"Tay nào vậy ta"?
Tôi khai tên ,tuổi, quê nhà
Nâng ly chị bảo hóa ra Trỗi mình.

Chúc bà chị lúc nào cũng vui và mạnh khỏe nhé

Chủ Nhật, tháng 5 25, 2008

Giao ban CN 25.5.2008

Sáng nay, giao ban Café tại “Đôi khi”. Lại “Đôi khi”! Thôi thì : ta về ta uống “Đôi khi” / dù vui, dù bực chỉ là đôi khi. Hôm nay có aHH mới ở HN vô cùng tham dự. Điểm lại thành phần hầu hết đều trong tình trạng “vợ vắng nhà, chồng mọc đuôi tôm”. Thấy tình hình thực tế, bác + họa sĩ (nói tắt bác sĩ + họa sĩ) Trung Liêm mời AE về nhà nhậu đột xuất.

Nhà aT.Liêm mát mẻ, treo nhiều tranh vẽ tác phẩm của chủ nhà, nhìn ko hiểu là theo trường phái trừu tượng hay y học, bởi nhìn thế này thì thấy cũng giông giống như tranh Picasso, nhìn thế khác thì cứ như là cái bào thai trong bụng…!?

Mấy AE vui vẻ uống Vodca “Putin” (loại rượu cũ vì Vodca “Medvedev” chưa thấy bán !) do Vũ Anh mang tới với các món nhậu ê chề “có lợi” cho tụi bị “gút” – toàn đồ biển! Vẫn như mọi lần, chuyện hồi ở Trỗi luôn luôn là đề tài “xôm” nhất. Đến giờ mới biết, AE ta hồi đó toàn là học sinh hiền lành, chẳng quậy phá ai, chỉ thỉnh thoảng “cải thiện” thêm mấy cái bánh bao hay vài miếng thịt của nhà bếp, hoặc đôi khi “xin” con gà ra sau núi bổ sung thêm năng lượng…mà mỗi người chỉ có 1 miếng chớ đâu có gì nhiều! (ở đây ko tính theo kiểu toán học : nhân với số lượng học sinh toàn trường đâu nha !).

Rồi đến chiều thì cũng “hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” chuyển sang gọi anh-em và mày-tao cho dễ. Vũ Anh chở aHH đi “thăm” Sagon với lời đảm bảo không về sau 12gi đêm! Chẳng biết giờ đã tới nhà chưa?

Khoe khoang là xấu

Hồi trường Trỗi, tôi học tập vào loại trung bình cấp độ 2. Với loại hình mang nhiều yếu tố cơ bắp như quân sự, thể thao thì vào diện xét vớt. Các trò mạo hiểm, rủi ro cao như phá phách, đánh lộn, trộm cắp thì yếu kém. Tu dưỡng, phấn đấu là “môn” mà các thầy phải đắn đo mãi mới cho “thông quan”. Địa vị thì ngay cả chức tổ trưởng tổ ba người cũng không hi vọng với tới. Khi ra đời cũng chẳng khá hơn là bao. Năm thoảng mười thì, trên ban cho cái chức chỉ huy đơn vị thì cũng chỉ dăm bữa là mất, đành lanh quanh với chức trợ lý, cốc mò cò xơi. Mãi tới nay, khi đã xế bóng, tôi mới “tích cực tu dưỡng” mà lấy được ba cái “bằng chuyên môn” về nhảy dù, lặn biển – cho con cái nó được nở mặt nở mày với thiên hạn. Thế mà cũng không yên với chúng nó, cứ gặp là vặn vẹo, làm như tôi chạy bằng cửa sau không bằng (“chúng nó” ở đây được hiểu là một số, rất cá biệt, lính Trỗi). Vậy thời, hôm nay, thay vì copy công chứng cái “bằng chuyên môn” giao cho luật sư của tôi để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin trình lên các bác cái sự am hiểu về hệ thống đẳng cấp lặn quốc tế để … làm bằng.
Theo tôi biết thì “làng lặn PADI” có cả thảy 12 cấp, chưa tính cấp “tập sự”. Để tiện theo dõi, tôi xin phiên sang hệ thống quân hàm nhà binh, như sau:
Binh nhì – Discover Scuba Diving: Lính tập sự, nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh mà không có quyền suy nghĩ. Anh này không có bằng cấp mà được “địa phương” ra văn bản xác nhận là đã tham gia lặn.
Binh nhất – Open Water Diver: Được chủ động thực hiện một số thao tác (hoạt động có giới hạn trong sự giám sát “lỏng”). Anh ta là kẻ đã hội đủ tiêu chuẩn nhập môn (nhập nước) của PADI.
Hạ sỹ - Adventure Diver: Biết hơn binh nhất vài thao tác.
Trung sỹ - Advanced Open Water Diver: Biết thêm một số thao tác nữa (trình độ nâng cao).
Thượng sỹ nhất – Rescue Diver: Thục luyện mọi thao tác của người chiến sỹ. Anh ta cũng là Nhân viên Cứu hộ (Emegency First Response).
Chuẩn úy – Divemaster: Anh ta đứng vào hàng ngũ những kẻ chuyên nghiệp và được hưởng tiêu chuẩn huấn luyện viên.
Thiếu úy – Assistant Instructor: Huấn luyện viên cấp thấp. Anh ta là thầy của Nhân viên Cứu hộ (Emegency First Response Instructor).
Trung úy – Open Water Scuba Instructor: Huấn luyện viên cấp cao (cũng gọi là Assistant Instructor).
Đại úy – Specialty Instructor: Anh ta đi chuyên sâu vào một số chuyên ngành và là chuyên gia trên những lãnh vực đó.
Thiếu tá – Master Scuba Diver Trainer: Chuyên gia cấp cao. Khi đi "thuộc địa", anh ta mặc nhiên được xem là "đại diện toàn quyền" của PADI tại "thuộc địa" đó.
Trung tá – IDC Staff Instructor: Thầy của các huấn luyện viên.
Đại tá – Master Instructor: Chỉ huy trưởng chiến dịch.
Thiếu tướng – Course Director: Dàn dựng chương trình, có quyền điều chỉnh “luật pháp”.
Và vấn đề quan trọng nhất, tôi thuộc đẳng cấp Binh nhất
, được thế giới xếp vào hạng “trên một người dưới muôn người”. Mong muốn của tôi là làm người lính giỏi chứ không làm người sỹ quan tồi.

Phóng sự ảnh "Đà Nẵng sớm chủ nhật"

Chiều qua về phóng ra biển Mỹ Khê tắm.
- Dọc cầu Trịnh Minh Thế.















Bãi biển Mỹ Khê:
- Cháu Bon góp thêm nước muối cho biển Đông.


















- Cháu Mý gửi vỏ ốc cho bác HThành.














5g30, sáng chủ nhật, xách Honda lên đường.
- Cái nhìn từ bờ sông Hàn phía đường Bạch Đằng, xa xa là cầu dây văng và bán đảo Sơn Trà.















- Trung tâm Đà Nẵng dọc theo đường 1 chiều Trần Phú.















- Chợ Hàn sớm. Ngày tiếp quản 1975 khi đóng quân ở đài Tropo trên Sơn Trà hay mò xuống nghe nhạc và tán dóc với các em sinh viên.















- Đà Nẵng sạch, đẹp là thế - không rác rưởi, không ăn xin - nhưng vẫn tồn tại 1 cái gai to đùng - cầu "dần xây" bắc qua bán đảo Sơn Trà. Khi nào cầu Thuận Phước mới hợp long? Bao nhiêu năm rồi... mà mãi chưa xong!!!















- Đại lộ Nguyễn Tất Thành - dài cả chục km, bao lấy vịnh Đà Nẵng - sớm nay thật đẹp!














- Bảo tàng Chăm với bao dấu tích lịch sử vẫn âm thầm đón tiếp khách thập phương.









Xin mến tặng ai từng qua Đà Nẵng một thời!

CẢM NHẬN ĐÔI NÉT VỀ THÁI LAN

Dương Minh
Đúng sau 4 năm tôi có dịp quay lại Thái Lan nhưng hành trình du lịch không có gì thay đổi, vẫn là: Tp.HCM – BangKok – Pataya. Không có nhiều điều kiện tiếp xúc nên cảm nhận chỉ từ những câu chuyện vụn vặt với hướng dẫn viên du lịch người Thái cùng những gì nhìn thấy theo kiểu người thật việc thật.
Bốn năm trước, tôi thấy từ đường xá đến nhà cửa, cảnh quan cái gì cũng có vẻ cũ kỹ nên cho rằng vì đấy là thành quả của những năm 70 – 80 thế kỷ trước, sự phát triển của Thái có vẻ đã chững lại. Chỉ bốn năm sau lại thấy chỗ nào cũng mới: nhà ga hàng không mới, những con đường cao tốc mới tinh chằng chịt, hàng lọat tòa nhà 30-40 tầng mọc lên khắp BangKok và Pataya! Hướng dẫn viên giải thích: Chính phủ Thái cho Nhật bỏ tiền đầu tư đường xá và thu phí trong vòng 10 năm.
Trên đường cao tốc liên tỉnh thỉnh thỏang lại gặp bảng điện tử nhấp nháy con số 80. Hỏi ra được biết đấy là thông báo quy định tốc độ tối thiểu, nếu bị bắn tốc độ, chạy chậm hơn 80km/giờ sẽ bị phạt. Tay hướng dẫn viên cao giọng “Tốn kém bao nhiêu tiền đầu tư, nếu chạy chậm sẽ rất lãng phí và hiệu quả thấp”. Các trạm thu phí có thanh chắn nhưng không sử dụng. Các xe đến nơi, dừng lại mua vé rồi chạy luôn, không phải chờ đợi thanh chắn nâng lên hạ xuống.
(ảnh: một góc Bangkok) Tất cả các nơi công cộng, dọc đường phố và xa lộ … tràn ngập hình ảnh rất trang trọng về vua và hòang hậu. Năm 2007, Vương quốc Thái Lan vừa tổ chức chào mừng sinh nhật lần thứ 60 và 50 năm đăng cơ của nhà vua đời thứ 9. Trong 9 đời vua, đời thứ 5 và đời thứ 9 được người dân Thái đánh giá cao và rất tôn kính. Đời vua thứ 5 (giai đọan cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) đã có công chuyển hóa kinh tế và xã hội Thái Lan theo kiểu Âu châu, đời vua thứ 9 hiện nay đã có công nâng Thái Lan lên tầm cao mới. Cũng nhân dịp này, để tỏ lòng hiếu thảo và sùng kính với vua cha, hòang tử Thái đã cho bạt một nửa quả núi cao 139 mét, tạo thành một mặt phẳng rồi dùng 1.350 kg vàng vẽ lên đó bức tranh Phật cao 109 mét. Ngực bên trái để trần được gắn một viên kim cương rất lớn. Mỗi khi lễ hội, chiếu tia la de vào đó tạo ra hào quang lấp lánh, tỏa sáng khắp một vùng. Không có chi tiết nào nhằm ghi nhận dấu ấn vĩnh cửu cho một cá nhân nào. Núi Phật tử trở thành một điểm du lịch mới, đặc biệt và hấp dẫn!
(ảnh: núi Phật Tử, công trình du lịch mới) Trong chương trình lần này, chúng tôi được bố trí vào thăm Hòang cung đời vua thứ 5 nằm trong một quần thể rất rộng gồm các Hòang cung và Tòa nhà Quốc hội. Tất cả các công trình kiến trúc, kể cả những công trình dịch vụ mới xây dựng bổ sung đều phải thấp hơn hòang cung. Tòa nhà Quốc hội uy nghi được xây bằng đá quý nhập khẩu từ Italia. Nghiêm cấm mặc áo hở vai, mặc quần hoặc váy cao trên đầu gối khi vào tham quan. Nếu lỡ rồi sẽ được phát xà rông và áo thun khóac lên người, vì vậy ai đã có công đến đây đều được vào thăm, không phải ngồi chầu rìa ở bên ngòai. Hòang cung được xây dựng bằng gỗ dầu từ năm 1900, có 72 phòng, tất cả vật dụng được bảo quản nguyên trạng cách đây đã một thế kỷ. Có bổ sung trang trí thêm những tặng vật có giá trị và ý nghĩa từ các quốc gia hoặc chính khách lớn như Vua Trung quốc, Hòang hậu Anh, Tổng thống Mỹ …
Trái cây bày bán khắp nơi. Những lọai như Việt Nam (chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, dưa hấu, sòai…) đều ngon và rẻ hơn. Các quán ăn bình dân sạch sẽ, yên tĩnh với giá cả phải chăng. Khỏang 15.000 – 20.000 đồng là có một bữa ăn tươm tất.
(ảnh: Pataya, nhìn từ biển vào) Đòan của công ty tôi gồm 25 người có đến 23 người lần đầu đi Thái Lan, trong đó 21 người lần đầu ra nước ngòai đều là nhân viên và công nhân. Trên đường ra sân bay về lại Việt Nam tôi nói vui “Đi thế này ai cũng tốn kém, có lẽ công ty không nên tổ chức nữa!”. Mọi người đồng lòng “Tốn nhưng mà vui và hiểu biết thêm nhiều anh ơi, cũng đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra. Nếu công ty tổ chức cho đi nữa tụi em nhất trí ngay!”. Một vài người rụt rè “Nhưng cũng buồn cho mình lắm anh ạ! Sao chuyện nhỏ, chuyện lớn… cái gì họ cũng hay hơn mình!”.

Thứ Bảy, tháng 5 24, 2008

Nhật ký vi hành miền Trung

23/5/2008
12g30 phi taxi ra bến xe đi Nội Bài. 14g30 bay chuyến bay của VA. Sau 1 tiếng thì hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Hai chú em Quốc Anh và Việt đã đón sẵn, anh em lên đường đi Quảng Ngãi. Nhất Trung ý ới gọi và dặn nếu bị bắn tốc độ thì báo ngay để "hóa giải".
Lúa trong này đã gặt. Dân đốt gốc rạ lấy tro, khói chiều nghi ngút. Đường nhiều đọan xấu và vì trời đổ tối, nên phải 7g30 mới tới. Lợi cho lính ra khách sạn Sông Trà đón. Nhiều khách đến chia buồn. Vào ngay thắp hương cho cụ Hùynh Cự rồi chuyện trò với Lợi và gia đình. Cụ ốm nằm viện những 18 ngày, tới ngày thứ 86 của cụ bà thì cụ ông đi. "Có lẽ cụ bà kêu cụ ông đi!" - ai cũng nói vậy. Lợi báo có vòng hoa anh em Trỗi k5 từ TPHCM và HN gửi vào. Cánh miền Trung có Phan Hòai Lưu, Đức Thành (sứt), Phạm Hữu Phùng k5 và Hùynh Hữu Dũng k4 vào viếng đã về lại Đà Nẵng.

Xong xuôi ra giao lưu với cánh Quy Nhơn (Nhất Trung, Nhị Hà (em trai, người đang nghe điện thọai), Chinh k7 (áo xanh. Anh em k7 có nhận ra?) và Cúc) cùng anh em bạn bè Quảng Ngãi. Đúng là khi nhà có việc thì cũng là dịp anh em sống xa nhau hàng nghìn km mới có dịp hội ngộ. Kẻ miền Nam ra, bạn từ Hà Nội vào... Phải 12 năm mới gặp lại Nhiên (bạn Lợi, ngồi kẹp tôi và Nhất Trung). Nhậu ở quán xong còn kéo về khách sạn Ninh Thọ (ngay đường Phạm Văn Đồng) bù khú tới khuya.

24/5/08
Sáng 5g dậy chạy bộ. Quảng Ngãi sạch sẽ và yên tĩnh quá.
Đúng 6g30, về nhà Lợi dự lễ truy điệu rồi cùng đưa cụ về quê ở Sơn Tịnh, cách Tp 8km. Hai cụ cùng nằm trên đồi cao. Vì tuổi Lợi "trùng" nên phải tránh mặt khi hạ huyệt. Anh em có dịp ngồi tâm sự. Mỗi người thả hòn đất cho cụ rồi ra thắp hương cả cho mộ bà. Vậy là từ hôm nay 2 cụ vĩnh viễn bên nhau. Tre già thì măng lại mọc, khi các cụ ra đi thì con cái người đã là Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở, người là Phó chủ tịch Hội LH Phụ nữ tỉnh, các cháu đều đã phương trưởng.
Chào Lợi và cả nhà, 2 đòan rút quân. Tuy vậy chưa thể xa nhau, chúng tôi còn tìm quán cháo lòng ngon nhất Tp ăn chia tay.
Phải quay lại Tp nên chụp đuợc bảng quảng cáo "Kính chào quý khách!" ngay cạnh lô cốt cũ cùng bờ sông Trà Khúc với nhiều công trình mới mọc lên. Tân cổ giao duyên?! Lần đầu biết kiểu ăn tiết canh, cháo lòng với bánh đa. Tâm sự mãi không hết chuyện nhưng cũng phải chia tay. Hẹn gặp ở Quy Nhơn.
Xuất phát 9g15 đến 11g30 thì về tới Đà Nẵng.
Chiều qua thắp hương cho má Phan Hòai Lưu. Nghe Hoa vợ Lưu kể lại cụ đi nhanh và rất nhẹ nhàng.
Tối liên hoan với các cháu Cty Việt Vương ở quán Phượng Hồng, ngay Tourane resort sát biển. Vui!



Ý nghĩa lễ Phật Đản LHQ 2008 - Cao Huy Thuần

Bùi Thắng giới thiệu tới một trang tin mà về cơ bản tôi không có nhiều quan tâm lắm, nếu không muốn nói là không thích đọc. Nhưng mà ở đó có một bài của Cao Huy Thuần, một học giả Việt ở Pháp đã từng có sách xuất bản tại VN (Thế giới quanh ta - Một góc nhìn trí thức, NXB Đà Nẵng); một quyển sách rất nên đọc.
Bài tôi muốn giới thiệu là Ý nghĩa Lễ Phật Đản 2008. Trong bài có những Phật pháp (triết lí nhà Phật) mà ta có thể nhặt nhạnh. Tôi đã copy bài ra khỏi trang tin, thành tài liệu riêng, xin giới thiệu các anh cùng xem.

Thứ Sáu, tháng 5 23, 2008

Giới thiệu cây thuốc quý

Theo đề xuất của Tư SG, xin giới thiệu bài thuốc do một bạn Nặc Danh đăng lại từ bài trên Báo Sài Gòn Giải Phóng; là các bài thuốc từ Cây Lược Vàng.

Hai ngày xa Hà Nội

8g sáng thứ 5 đến đón anh Đỗ Long, nguyên Viện trưởng Viện Tâm lý, Trung tâm KHXH-NV. GM cùng đi, do sự nhầm lẫn của anh Long mà hắn phải "vào vai" Trần Thắng Lợi nhà tôi. Đích tới là xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông quê hương anh Long và cũng là nơi cha mẹ tôi từng họat động thời 1941-42 và 1946-47. Thời Trỗi, tôi và Thành Công đuợc anh "zin ba cầu" bằng chiếc xe máy Stadion (gài số tay) về thăm Cỏ Tiết và bà bủ Chính. Vậy là 40 năm mới quay lại và thay mặt cha mẹ tri ân những gia đình từng che chở đùm bọc các cụ thời bí mật. Cũng là chuyến pic-nic ý nghĩa.
9g đến Tp Sơn Tây. Xe tạt qua nhà Đào Đức Thanh k7. Chú em còn ngủ vì cả đêm thức xem trận MU và Chelsea. Anh em gặp nhau bốc phét. Chuyên gia IT GM tranh thủ cài đặt vài proxy để dễ vào blog Trỗi. Trưa, Thanh chiêu đãi cơm "rau dưa" tại Dân tộc Quán. Quá là ngon miệng.
Tạm biệt Thanh, đòan hẹn làm việc với Huyện ủy và UB lúc 14g. Lên sớm nên tạt xe dưới bóng cây nghỉ. Ngay cổng trường là đền thờ cụ Nguyễn Quang Bích, võ tướng chống lại quân Pháp thế kỉ 19.
Chủ tịch, Bí thư và bậu sậu Tam Nông đón tiếp. Họ rất quen với Từ Ngữ. Trò chuyện, tặng sách, nâng vài li bia rồi chia tay.

Đưa anh em quay ra đường đi Dị Nậu, Thanh Thủy, thăm sân vận động và phía sau trường. Mấy dãy WC "tổng hợp" không còn, phía sau là cánh đồng lúa bát ngát.
Qua khu đồi Huyện ủy hiện ta 1 hồ nước đẹp. Làng Trúc Thủy là nơi lính ta hay đi "ba-tui" sau bữa cơm chiều. Còn nhớ ở làng có gia đình nghe nói cả nhà bị hủi nhưng có 2 cô con gái trắng trẻo, rất xinh(!). Chả biết giờ thế nào?
Lên Cổ Tiết có 7km. Đường tốt. Dốc Hương Nộn không còn khó đi như xưa. Nhà cửa san sát, làng xóm đã đô thị hóa. Đường bê-tông vào tận từng nhà theo kiểu "nhà nước và nhân dân cùng liều". Từ Cổ Tiết sang Lâm Thao có cầu Phong Châu,
xe cộ tấp nập. Làm việc với UB rồi đi thăm các cơ sở cách mạng của các cụ. Họ cảm động lắm.
Chiều về giao lưu với cánh xã tại nhà em anh Long. Đêm ngủ trong tiết trời mát và sạch. GM được ngủ bù sau đêm tức trắng.
7g sáng nay thăm mẹ vợ anh Long rồi xuôi. Cũng định tạt thăm lại doanh trại cũ ở Hưng Hóa
nhưng phải về gấp vì chiều bay Đà Nẵng, kịp viếng ông già Tấn Lợi. Ông GM mang trong mình máu lính khi giơ máy ảnh lên sợ bị cảnh vệ bắt vì chụp "khu phi quân sự" nên không dám chỉnh zoom. Ảnh hơi xí!
Khiếp, con đường đi Xuân Mai sao mà làm quán và nhà nghỉ? GM bảo vì có nhiều trường dạy lái xe. Chẳng biết có phải? 9g về tới Mỹ Đình. GM hòan thành xuất sắc vai diễn.
Một chuyến đi bổ ích và thú vị!