Lại cóp được bài thơ chữ HÁN của Minh Kính tiên sinh.
Không phải thơ của tiên sinh lúc nào cũng mây gió trăng hoa tuyết núi sông, mà còn có cả hình bóng cô em xóm núi nữa, thật lõng mọng.
Lữ khách đường xa nắng gắt, mệt mỏi, bỗng thấy quán nước ven đường, một túp lều tranh ẩn mình dưới bóng cây, phong cảnh hữu tình. Khách bước vào, làn gió lay động liếp cửa, thực là mát lòng. Mà cô chủ quán thì xinh đẹp, lanh lợi. Cô lễ phép rót trà mời khách, trong chén trà đọng cả ánh mắt lung linh của cô. Bởi vậy chén trà làm lữ khách mát đến tậm tim gan. Lữ khách tự nhủ, đường xa, trời nắng, mà gặp túp lều nơi trần thế có cô gái đẹp giúp ta giảm cơn khát, quả là tiết trời thu lại có thêm mây thu.
Lộ bàng quán
Lộ bàng nhất duyện quán mao lư,
Thanh thụ lương âm khiêm tốn cư.
Thanh phong khinh xuyết khinh song ngoại,
Lương thấu tâm can sử khách thư.
xx
Tiểu mao quán nhi thậm hữu tình,
Quán chủ lợi linh hựu hảo hình.
Thiếu nữ cung trà tống lữ khách,
Tâm cánh lương tâm dĩ nhãn linh.
xx
Lộ trường chí thử ngộ mỹ nhân,
Nhất duyện mao lư tại giá trần,
Nhĩ trợ hành nhân giảm thử khát,
Chính thị thu thiên đắc thu vân.
Quán bên đường
Bên đường một túp lều tranh,
Khiêm tốn ẩn mình bóng cây xanh.
Gió mát khẽ đưa ngoài cửa nhẹ,
Mát thấu tim gan khách bộ hành.
xx
Lều tranh nho nhỏ lại hữu tình,
Chủ quán lanh lợi lại xinh xinh.
Cô kính dâng trà mời lữ khách,
Khách mát lòng thêm mắt lung linh.
xx
Đường xa, trời nắng, gặp cô đây,
Một túp lều tranh cõi trần này,
Cô giúp người đi giảm khát nắng,
Quả trời thu gặp mây thu bay.
9 nhận xét:
Thực ra chữ Hán "muôn màu muôn vẻ" chứ không "đơn giản" như cái anh chữ quốc ngữ. Vì thế không thể chuyển tải được đầy đủ cái tinh hoa của nó, nhất là những bài mang tính kĩ thuật cao (mây gió trăng hoa tuyết núi sông).
HCQuang
Để "họa" với tiên sinh, đệ xin copy bài của 1 cây đa cây đề trong làng thơ Đường:
Bạch Vân tuyền
Thiên bình sơn thượng Bạch vân tuyền,
Vân tự vô tâm, thủy tự nhàn.
Hà tất bôn xung sơn hạ khứ,
Cánh thiêm ba lãng hướng nhân gian.
Suối Bạch vân
Trên núi Thiên bình suối Bạch vân,
Mây vô tâm lượn, nước thanh nhàn.
Việc chi xuống núi tuôn ồ ạt,
Sóng gió làm chi mệt thế gian.
Tôi có một "phát hiện cực kì vĩ đại" ,nó ngang ngửa với tầm vĩ đại của các "nhà" . Ví dụ như nhà bác học cẳng hạn. Có mấy ai chú ý tại sao lại là "Bác học"mà không phải là chú học,cậu học hay lớn hơn là ông học,cụ học...vậy ta dịch nghĩa bác học là gì đây, Bác không là trật tự trong gia đình,xã hội và cũng không phải là lớn vậy "bác" đây còn nghĩa gì? Bác còn có nghĩa là phủ nhận, là vứt bỏ...Vậy Bác học là cái gì?, tức là phủ nhận "cái" sự học, là " bác me cái học của mày đi".Tức là cái học của mi xưa rồi Lượm ơi!Bác học tức là công trình Nghiên cứu của họ chẳng ai(đa phần)hiểu cả.
Bây giờ mới truy cứu đến anh Cấc, anh bạn chúng ta mơ trở thành một nhà thơ nhớn, nhưng tự lượng sức mình thấy làm sao sánh với các cây đa cây đề trong nền thi ca VN. Nghĩ mãi, thì cái đầu "bác học" của anh ta nảy ra một ý tưởng hết sảy: Làm thơ chữ Hán. Ngày nay mấy ai còn biết chữ Hán kia chứ, còn chăng vài cụ cao niên người thì mắt kém,người thì "ai như mơ" thì hỏi làm sao mà nhòm thơ của mình chứ. Yên tâm cứ sáng tác vô tư. Kế hoạch đã lên,bắt đầu là thơ "gia đình" tức chỉ lưu hành nội bộ. Nhưng trong nhà còn có người trên kẻ dưới. Lôi thôi la thất lễ, vậy phải có ai "chia sẻ" chứ, may quá có thằng bạn "ấm ớ" ben cạnh.Thằng này thì yên tâm vì nó chẳng hai ai bao giờ ,kể cả con kiến.Thế là hắn gọi thằng bạn lên,này ông nhòm xem tôi viết bài thơ này cho ông cụ,ông xem rồi góp ý. Khổ nỗi thằng này trình độ còn gọi các ông chữ "tăc thành chữ tộ" là đại sư phụ. Hắn cũng ừ hử cho có( biết con mẹ hàng Lươn ở đâu)mà góp. Nhưng hắn cũng nhanh trí, này đoạn này ,đoạn nay ông giải thích cho rõ...cứ từng đoạn hắn cũng "lĩnh hội" được "ý thơ".Thằng bạn bắt đầu tán dương,song anh Cấc là người bản lĩnh nên anh biết thóp ngay, thằng này chả biết mô tê,vậy là yên tâm. Từ đó "lều" thơ của chúng ta cho ra đời hàng loạt bài thơ, rồi anh in sách, anh tặng bạn...Trong cái đám bạn đó anh nhớ ngay tới hai thằng, một là loa phát thanh, kiêm bình lựng diên,thằng kia là chiên gia tung hỏa mù ,tức là những bài góp bằng"thơ" để câu nhử thiên hạ( Kiểm chứng rồi rất hiệu quả). Bằng cách đó Anh Cấc đã trở "Lều " thơ chữ Hán vĩ đại.
"Soa ri" anh Cấc, mượn anh chút để cho thiên hạ biết các nhà "hoc học" gì ở ta thật "vĩ đại", Ôi! cái sự hoc,cái bác học, kinh quá.
(Xin lỗi những con người chân chính)
DS
Thế này thì mai mốt em cũng làm thơ bằng tiếng ả rập cho chắc ăn!
HMK6
Hoa không thể không có bướm, núi không thể không có suối, nước không thể không có rong, cây cao không thể không có dây leo, và người ta không thể không nghiện một thứ gì... Đứng trên lầu ngắm núi, đứng đầu thành ngắm tuyết, ngồi trước đèn ngắm hoa, ngồi trong thuyền ngắm ráng chiều, dưới trăng ngắm mỹ nhân, mỗi cảnh đều có tình riêng...Chính vì vậy "cô chủ quán" là hình bóng mỹ nhân của bác Hà Chí Quang hay là của Minh Kính Tiên sinh?
@HMK6:Làm thơ bằng tiếng "arap" vẫn bị người ta "bình loạn" được.Hãy bắt chước cái ông trạng gì ấy,làm thơ bằng mười đầu ngón tay nhúng mực...!!!
HMK6 ơi! Đừng nghe lời ak7 làm thơ kiểu. Ak7 cứu ngồi vào chậu mực rồi ngồi lên giấy . Thế là xong, vừa nhanh lại vừa nhiều ý nghĩa.
Xúi nhau "ngồi lên dư luận" bây giờ là muộn rồi.Bảng treo "Hết chỗ"!
@Bác hữuthành.nguyễn ơi! "Bảng treo" thì cứ treo, còn mình ngồi thì cứ ngồi. Làm j có qui định hay luật lệ j đâu?
Đăng nhận xét