8g sáng thứ 5 đến đón anh Đỗ Long, nguyên Viện trưởng Viện Tâm lý, Trung tâm KHXH-NV. GM cùng đi, do sự nhầm lẫn của anh Long mà hắn phải "vào vai" Trần Thắng Lợi nhà tôi. Đích tới là xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông quê hương anh Long và cũng là nơi cha mẹ tôi từng họat động thời 1941-42 và 1946-47. Thời Trỗi, tôi và Thành Công đuợc anh "zin ba cầu" bằng chiếc xe máy Stadion (gài số tay) về thăm Cỏ Tiết và bà bủ Chính. Vậy là 40 năm mới quay lại và thay mặt cha mẹ tri ân những gia đình từng che chở đùm bọc các cụ thời bí mật. Cũng là chuyến pic-nic ý nghĩa.
9g đến Tp Sơn Tây. Xe tạt qua nhà Đào Đức Thanh k7. Chú em còn ngủ vì cả đêm thức xem trận MU và Chelsea. Anh em gặp nhau bốc phét. Chuyên gia IT GM tranh thủ cài đặt vài proxy để dễ vào blog Trỗi. Trưa, Thanh chiêu đãi cơm "rau dưa" tại Dân tộc Quán. Quá là ngon miệng.
Tạm biệt Thanh, đòan hẹn làm việc với Huyện ủy và UB lúc 14g. Lên sớm nên tạt xe dưới bóng cây nghỉ. Ngay cổng trường là đền thờ cụ Nguyễn Quang Bích, võ tướng chống lại quân Pháp thế kỉ 19. Chủ tịch, Bí thư và bậu sậu Tam Nông đón tiếp. Họ rất quen với Từ Ngữ. Trò chuyện, tặng sách, nâng vài li bia rồi chia tay.
Đưa anh em quay ra đường đi Dị Nậu, Thanh Thủy, thăm sân vận động và phía sau trường. Mấy dãy WC "tổng hợp" không còn, phía sau là cánh đồng lúa bát ngát.
Qua khu đồi Huyện ủy hiện ta 1 hồ nước đẹp. Làng Trúc Thủy là nơi lính ta hay đi "ba-tui" sau bữa cơm chiều. Còn nhớ ở làng có gia đình nghe nói cả nhà bị hủi nhưng có 2 cô con gái trắng trẻo, rất xinh(!). Chả biết giờ thế nào?
Lên Cổ Tiết có 7km. Đường tốt. Dốc Hương Nộn không còn khó đi như xưa. Nhà cửa san sát, làng xóm đã đô thị hóa. Đường bê-tông vào tận từng nhà theo kiểu "nhà nước và nhân dân cùng liều". Từ Cổ Tiết sang Lâm Thao có cầu Phong Châu, xe cộ tấp nập. Làm việc với UB rồi đi thăm các cơ sở cách mạng của các cụ. Họ cảm động lắm.
Chiều về giao lưu với cánh xã tại nhà em anh Long. Đêm ngủ trong tiết trời mát và sạch. GM được ngủ bù sau đêm tức trắng.
7g sáng nay thăm mẹ vợ anh Long rồi xuôi. Cũng định tạt thăm lại doanh trại cũ ở Hưng Hóa nhưng phải về gấp vì chiều bay Đà Nẵng, kịp viếng ông già Tấn Lợi. Ông GM mang trong mình máu lính khi giơ máy ảnh lên sợ bị cảnh vệ bắt vì chụp "khu phi quân sự" nên không dám chỉnh zoom. Ảnh hơi xí!
Khiếp, con đường đi Xuân Mai sao mà làm quán và nhà nghỉ? GM bảo vì có nhiều trường dạy lái xe. Chẳng biết có phải? 9g về tới Mỹ Đình. GM hòan thành xuất sắc vai diễn.
Một chuyến đi bổ ích và thú vị!
Thứ Sáu, tháng 5 23, 2008
Hai ngày xa Hà Nội
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Sáu, tháng 5 23, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
8 nhận xét:
Chuyện lạ về "thần dược" cây lược vàng
Thứ sáu, 23/5/2008, 11:23 GMT+7
“Khá nhiều bệnh nhân mắc chứng nan y, hoặc từng bị trả về từ bệnh viện K trung ương, sau khi sử dụng cây lược vàng đã thuyên giảm, khỏi bệnh”, khẳng định với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, cây lược vàng đã chính thức được đưa vào nghiên cứu thử nghiệm trong thời hạn 48 tháng, sau đó sẽ trình Bộ Y tế xét duyệt, đăng ký lưu hành làm thuốc chữa bệnh trên toàn quốc.
Từ những kết quả khảo sát ban đầu, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp cùng Câu lạc bộ Hàm Rồng – Thanh Hóa đã chính thức đưa cây lược vàng vào nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 48 tháng (từ tháng 6/2008 đến 6/2012). Triển khai nhân giống lược vàng trên diện rộng, trước mắt dành 1000 m2 trồng lược vàng phục vụ việc nghiên cứu. Đồng thời đưa vào thử nghiệm lâm sàng 2 loại dược phẩm chế từ cây lược vàng (thuốc bóp và thuốc uống) trong vòng 30 tháng tại các bệnh viện Đông y Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá và bệnh viện Thành phố Thanh Hoá.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký các dạng thuốc trình Bộ Y tế duyệt cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc trong 18 tháng tiếp theo. Nhiều năm nay, cây lược vàng (còn gọi là lan vòi - tên khoa học là Callisia fragrans), vẫn được người dân sử dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh. Từ năm 2006, tại Thanh Hóa bắt đầu rộ lên “phong trào” trồng lược vàng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc tại các hộ gia đình.
Từ những chuyện thật khó tin
Rất tình cờ khi anh bạn đồng nghiệp nhắn nhủ: “Về miền Trung, nhớ ghé qua Thanh Hóa mua giùm mấy cây lược vàng làm thuốc”. Thấy tôi lúng túng vì chưa bao giờ nghe nhắc đến loại cây này, anh bạn tròn mắt: “Thần dược dân gian đấy! Chữa bách bệnh, từ cảm mạo thương hàn đến mỏi gối, đau răng. Nghe đồn còn chữa cả... ung thư (?)”. Vốn tậm tịt về kiến thức đông y, tôi chẳng dám đặt niềm tin vào lời đồn thổi lạ tai ấy, nhưng vẫn ghé về xứ Thanh bởi nể lời người bạn tri âm.
Cây lược vàng
Mãi tới khi có mặt tại TP. Thanh Hóa, chúng tôi mới ngỡ ngàng vì dư luận đang rất “nóng” bởi thông tin về tác dụng chữa bệnh của “thần dược” lược vàng. Tại trung tâm Câu lạc bộ (CLB) Hàm Rồng, những vườn cây lược vàng mới được ươm trồng xen lẫn các loại cây thuốc nam đang lên xanh tốt. Ông Nguyễn Văn Thìn (phường Trường Thi – TP. Thanh Hóa) thành viên CLB Hàm Rồng vui mừng cho biết căn bệnh gút hành hạ ông suốt 5 năm nay đã khỏi hẳn chỉ sau 3 tháng chữa trị bằng cây lược vàng.
Từ năm 2003, cơn đau khớp âm ỉ từ căn bệnh gút đã làm ông Thìn mất ăn mất ngủ mỗi khi trở trời. Tháng 8-2008, nhờ người quen mách bảo về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, ông xin về trồng. Dùng thân ngâm rượu bóp và lấy lá ăn sống hàng ngày. Sau 3 tháng, cơn đau biến mất, bắt đầu tăng cân; qua kiểm tra xét nghiệm máu, nồng độ A-xít Uric từ 625 Mol/l đã giảm chỉ còn 457Mol/l.
Không chỉ riêng ông Thìn, nhiều người quanh khu phố như bà Tập bị bệnh tiểu đường, ông Phan Tiến Nhật bị tá tràng, ông Đỗ Văn Tất bị viêm lợi, lung lay răng, sau một thời gian sử dụng cây lược vàng đều đã thuyên giảm hoặc khỏi bệnh. Ông Đỗ Xuân Thắng, 60 tuổi (khu phố 4, đường Lê Thánh Tông, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) bị vôi hóa đĩa cột sống, u xơ tuyến tiền liệt cách đây 5 năm, sau gần 1 năm dùng rượu lược vàng đã hết đau lưng và xẹp khối u xơ. Từ những tác dụng chữa bệnh hiệu quả trên, hầu hết các gia đình thành viên CLB Hàm Rồng đều tự trồng lược vàng trong vườn làm thuốc.
Có những gia đình như ông Trịnh Minh Hùng (phường Trường Thi), Lê Đức Việt (phường Điện Biên), Lê Ngọc Xướng (phường Đông Hưng) trồng tới hàng trăm cây. Nhiều người dân từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội đã về tận Thanh Hóa mua giống cây lược vàng vì nghe đồn về tác dụng chữa bệnh của loại “thần dược” này. Có thời điểm, cây giống lược vàng bán rất chạy với giá 50.000 đến 70.000 đồng/cây.
Niềm hy vọng lớn cho những bệnh nhân nghèo
Trao đổi với chúng tôi, ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa cho biết: “Mặc dù chưa có công trình khoa học nào chính thức khẳng định về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, nhưng kết quả khảo sát do CLB Hàm Rồng tổ chức vừa qua đối với 115 bệnh nhân đã sử dụng cây lược vàng, cho thấy những hiệu quả vô cùng bất ngờ”.
Từ lâu, cây lược vàng được sử dụng tại Thanh Hóa như một "thần dược" đối với người nghèo
Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21 người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay... Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá) từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.
Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.
Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu - Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ Mexico. Theo ông Nguyễn Văn Thát, Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, hiện chưa ai có thể khẳng định những dược chất chứa trong cây lược vàng gồm những thành phần gì. Đa số đều dùng theo kinh nghiệm từ một tạp chí Sức khoẻ - Đời sống của Nga, do tác giả Vladimir - Ogarkov viết.
Theo tài liệu này, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử dụng, dược phẩm chế từ cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.
Hiện tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng đã phối hợp triển khai chương trình nghiên cứu đồng thời 2 dạng sản phẩm thuốc bóp và Siro dùng để uống chế từ cây lược vàng. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng đối với những người dân nghèo để có thể tự trồng hoặc mua dược phẩm chữa bệnh hiệu quả cao với chi phí rẻ.
@Nặc danh : pác có thể post hình cây Lược vàng cho ae tham khảo được ko,vì ko lẽ nào cây này chỉ có ở Thanh Hóa?
@TKienQuoc: Anh quả là người hạnh phúc. Được đi và tíêp xúc với nhiều người khắp địa phương Miền Bắc.
@ND: Cám ơn về bài cây lược vàng.
@Tổngquản: Đề nghị đưa bài cây lược vàng thành bài chính vào UTTROI. Được vậy, công đức hai pác NDanh và TQuản thật vô lượng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tư SG
@KVK&: ađưa bài cây lược vàng cho Lâm lớp 10G xem.
Tư SG
Địa chỉ bài gốc:
http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/20080324/35A7401D/
Mời ai quan tâm vào xem
Tư SG
Lối vào doanh trại Hưng Hoá mà chụp góc rộng thế nào trông sâu thăm thẳm, cứ tưởng "đường đi Xuân Mai sao mà lắm quán và nhà nghỉ"!
Hữu Thành kiểm tra xem cây lược vàng có phải là "chị em" của cây rau má không?
Phải cầm lái, giao GM chụp nhưng hắn sợ chụp "khu phi quân sự" bị bắt nên không dám lấy cận cảnh. Ảnh cổng trường hơi "natasa".
Đăng nhận xét