Thứ Hai, tháng 5 19, 2008

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ PHẬT

Nhân ngày phật đản, tôi đăng lên đây một chút hiểu biết về nhà Phật theo kiểu hiểu ngày nay cho dễ tưởng tượng. Tuy nhiên do phải lấy từ rất nhiều nguồn (mà ko thể xem hết được) và có nhiếu tài liệu mâu thuẫn nhau nên "Cơ cấu tổ chức" này có khi cũng chưa chính xác lắm.

Các Lãnh đạo

1. Phật tổ - Phật Thích Ca Mâu ni : Quản lý cõi cực lạc (cõi giành cho linh hồn của tất cả muôn loài)
Trợ lý: bên tả: Đại Bồ tát Văn Thù -bên hữu : Đại Bồ tát Phổ Hiền
Văn phòng (team): Hoa Nghiêm Tam thánh





2. Phật A Di Đà: Quản lý cõi Tịnh Độ (là cõi Cực lạc trong tâm mỗi người).
Trợ lý: bên tả: Đại Bồ tát Quan Thế Âm - bên hữu: Đại Bồ tát Đại Thế Chí
Văn phòng (team): Di Đà Tam tôn


3. Phật Di Lặc Tôn: là Phật tổ tương lai sau Thích Ca Mầu Ni (dự kiến vào năm 8.000 Phật lịch)
Trợ lý Bên tả: Bồ tát Pháp Hoa Lâm - Bên hữu:Bồ tát Đại Diệu Tướng
Văn phòng (team): Di Lặc Tam tôn




4. Phật Dược sư Lưu Ly Quang Vương: Quản lý thế giới Tịnh lưu ly (cõi riêng cho các nhà tu chuẩn bị đầu thai trong quá trình tu nhiều kiếp – thời kỳ huấn luyện?).
Trợ lý: Bên tả: Phật / Bồ tát Nhật Quang - Bên hữu:Phật / Bồ tát Nguyệt Quang
Văn phòng (team):Dược Sư Tam tôn.



Các Cố vấn
1. Phật Nhiên Đăng Thượng Cổ: Phật tổ tiền nhiệm của Thích Ca Mâu Ni (khoảng 1.500 năm trước đó) – 53 đệ tử của ông được gọi là các Cổ Phật.



2. Văn phòng (team): Tam Thế Phật: Phật Quá khứ - Phật Vị lai - Phật Hiện tại (3 ông): giữ chính sách phát triển của nhà Phật






Điều hành:
Phật Tỳ Lư Thi chuyên dạy mật chú (các thủ tục, nghi lễ tín ngưỡng để nhanh chóng tiến tới gần Phật – Tuyên giáo)
Phật Thanh Tịnh Hỉ: hướng dẫn quần chúng tới cõi Cực Lạc
Điều hành 3.000 vị Yết đế (nhân viên hướng dẫn)
Phật Vô Lượng Thọ: hướng dẫn quần chúng tới cõi Tịnh Độ (tư tưởng)
Phật Kim Cương Bất Hoại: bảo vệ lòng tin kiên định cho các nhà tu (an ninh nội bộ)




Hình : Phật Tỳ Lư Thi - phụ trách Tuyên giáo





Có tất cả khoảng 3.000 phật: đại diện cho sức mạnh của phật pháp - giảng dạy phật pháp và hướng dẫn quần chúng tu hành (có chia theo chuyên ngành và lãnh địa), ví dụ như:
* Ban An ninh bao gồm 35 phật: bảo vệ các nhà tu hành không bị các cám dỗ lôi kéo - đứng đầu là phật Thích Ca – thứ 2 là phật Kim Cương Bất Hoại … thứ 31 là phật Ðấu Chiến Thắng tức Tôn Ngộ Không….
* Ban y tế là Thất phật dược sư cứu chữa bệnh tật cho chúng sinh - trong đó phật Dược sư Lưu Ly Quang Vương đứng cuối cùng (về chuyên môn ?)

Phụ trách Địa phương:
Phương đông: Phật Bảo Tràng Vương
Phương nam: Phật Khai Phu Hoa Vương
Phương tây: Phật Vô Lương Thọ
Phương bắc: Phật Thiên Cổ Lôi Âm
Phương đông nam : Đại Bồ tát Phổ Hiền
Phương đông bắc: Đại Bồ tát Quán Tự Tại
Phương tây nam: Đại Bồ tát Diệu Cát Tường
Phương tây bắc: Đại Bồ tát Từ Thị


Hình : Đại Bồ tát Phổ Hiền – Hữu Trợ lý của Thích Ca kiêm phụ trách phương Đông nam





Địa ngục trong cõi Cực lạc (để trừng trị các linh hồn có tội lỗi mà không ăn năn hối cải – Kỷ luật) được quản lý bởi "Thập điện Diêm Vương",gồm: Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm La Vương, Biến Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương

Cán bộ chuyên môn: Bồ tát là cầu nối từ Phật tới quần chúng và ngược lại. Đối với trên thì cầu được đạo Phật, đối với dưới thì cầu giáo hoá chúng sinh
Các Đại bồ tát: Hoạt động tự chủ, độc lập
Các ban bồ tát: Hoạt động trong chương trình và theo chuyên môn
Chúng Bồ tát Thanh Tịnh Đại Hải
Hải Hội Phật Bồ tát Liên Trì
Chư Bồ tát Tây Thiên Cực Lạc
Các Bồ tát Vô Biên Vô Lượng Pháp - (Trư Bát Giới thuộc ban này)
Các La hán Bồ tát Bát Bảo Kim Thấn – (Sa Tăng thuộc ban này) Quảng Lực Bồ tát Bát Bộ Thiên Long – (Bạch Mã thuộc ban này)



hình :Đại Bồ tát Quan Thế Âm – Tả Trợ lý của Thích Ca – Bồ tát “tích cực” nhất nên được quần chúng VN cho là có “nghìn tay, nghìn mắt”




Các Hộ pháp(Lực lượng bảo vệ, hộ trì phật pháp), đứng đầu là Bát bộ Kim cương:
1. Thanh Trừ Tài Kim Cương.
2. Tích Độc Thần Kim Cương.
3. Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương.
4. Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương.
5. Xích Thanh Hoả Kim Cương.
6. Định Trừ Tai Kim Cương.
7. Tử Hiền Kim Cương.
8. Đại Thần Lực Kim Cương.



Đại Kim cương Trung Quốc






Đại Kim cương Việt Nam (chùa Bộc)





Các chuyên viên là Thập Đại đệ tử của Thích ca được phân chia trong các ban/ngành
và giữ các cấp khác nhau, gồm:
1. Tôn giả Ðại Ca Diếp, Ðầu đà đệ nhất
2. Tôn giả Xá Lợi Phất, Trí tuệ đệ nhất
3. Tôn giả Mục Kiền Liên, Thần thông đệ nhất
4. Tôn giả Ca Chiên Diên, Luận nghị đệ nhất
5. Tôn giả A Nan Ðà, Ða văn đệ nhất
6. Tôn giả A Na Luật, Thiên nhãn đệ nhất
7. Tôn giả La Hầu La, Mật hạnh đệ nhất
8. Tôn giả Tu Bồ Ðề, Giải không đệ nhất
9. Tôn giả Phú Lâu Na, Thuyết pháp đệ nhất
10. Tôn giả Ưu Ba Ly Trì giới đệ nhất
Phật Thích Ca có tất cả 1.250 đệ tử (trong đó có Đường Tăng) là các Tỳ kheo tăng,Tỳ kheo ni (tu sĩ khất thực)

Các La hán là phật chuyện nghiệp tiêu diệt các tội ác trong tâm con người),
tất cả có khoảng 14.800 La hán, đứng đầu là Thập bát La hán (18 người – vốn là
các tướng cướp cải tà quy chính): 16 người do Phật tổ chỉ định ban đầu cho 8.000 năm (nhiệm kỳ Phật tổ Thích Ca)
1. Đại La hán Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà có 1.000 La hán trực thuộc
2. Đại La hán Ca Nặc Ca Phạt Sa có 500 La hán trực thuộc
3. Đại La hán Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà có 600 La hán trực thuộc
4. Đại La hán Tô Tân Đà có 700 La hán trực thuộc
5. Đại La hán Nặc Cự La có 800 La hán trực thuộc
6. Đại La hán Bạt Đa La có 800 La hán trực thuộc
7. Đại La hán Ca Lý Ca có 1.000 La hán trực thuộc
8. Đại La hán Phạt Xà La Phất Đa La có 1100 La hán trực thuộc
9. Đại La hán Thú Bát Ca có 900 La hán trực thuộc
10. Đại La hán Bán Thác Ca có 1.300 La hán trực thuộc
11. Đại La hán La Hỗ La có 1.100 La hán trực thuộc
12. Đại La hán Ma Già Tê Na có 1.200 La hán trực thuộc
13. Đại La hán Nhân Yết Đà có 1.300 La hán trực thuộc
14. Đại La hán Phạt Na Bà Tư có 400 La hán trực thuộc
15. Đại La hán A Thị Đa có 1.500 La hán trực thuộc
16. Đại La hán Chú Trà Bán Thác Ca có 600 La hán trực thuộc

2 người được bổ sung sau (không biết do ai và tại sao – có lẽ để làm chính trị viên
trong giới giang hồ quy y?)
17. Đại La hán Ma Ha Ca Diếp (người đứng đầu trong thập Đại đệ tử của phật Thích
Ca và là ”CB nguồn” chức Phật tổ sau phật Di Lặc)
18. Đại La hán Quân Đồ Bát Thán.(Một trong bốn vị đại Thanh văn hộ pháp trụ thế -
bảo vệ âm thanh phật)


La hán Ấn Độ: La hán thứ 1










Các La hán Ấn Độ: La hán thứ 17 và thứ 18








Các La hán Việt: (chùa Tây Phương)




Tứ Đại Thiên Vương: Lực lượng quân sự nhà trời chuyên phục vụ nhà phật :
Bắc Thiên vương là Đa văn thiên
Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên
Đông Thiên vương là Trì quốc thiên
Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên
Mỗi người có 90.000 thiên vương

17 nhận xét:

Nặc danh nói...

TQ ơi! Chỉnh giùm em với. Tại sao chữ lúc lớn, lúc nhỏ và lại còn "nhẩy" cả ra khỏi khuôn bài nữa !!! Chỉnh mãi ko được.

HMK6

HữuThành.Nguyễn nói...

Đã chỉnh nhưng mà nhiều "rác", quá mệt.
Nguyên tắc của nó là thế này: khi copy từ một trình soạn thảo nào thì nó copy cả phần chữ (nhìn thấy) và phần định dạng (không nhìn thấy) như nghiêng, đậm, ...
Khi past cái đã copy vào đâu đó thì nó past cả phần định dạng. Chính cái định dạng ở chỗ cũ mà chỗ mới không hiểu được làm cho nó thể hiện sai phần chữ đi.
Khung soạn thảo đăng bài có hai tab: "html" và "compose".
Nếu dùng tab compose thì nhìn thấy ảnh và định dạng chữ. Chính past nội dung vào kiểu soạn thảo này là kèm theo định dạng và ... loạn vì không "thông cảm".
Nếu dùng tab html thì không nhìn thấy ảnh và past nội dung vào không kèm theo định dạng chữ. Vì vậy nên dùng tab này khi copy nội dung từ chỗ khác sang. Điều này đã lưu ý trong hướng dẫn đăng bài.

Tóm lại là giải pháp đơn giản nhất là làm lại việc đăng bài với tab html cho quá trình sao chép nội dung chữ từ chỗ khác sang. Khi chèn ảnh vào mới dùng tab compose.
Nếu không thì mở lại bài để chỉnh sửa, chuyển sang tab html để các định dạng hiện lên và xoá các định dạng không mong muốn. Chỉ có thể làm cách này nếu quen thuộc với ngôn ngữ html trong trang web. Nếu không sẽ xoá nhầm ảnh, vì khi đó ảnh cũng hiển thị dưoí dạng html.

Tác giả có nguồn, làm lại theo cách đầu dễ dàng. Chứ làm theo cách sau, vì không có nguồn, sẽ phải rị mọ từng khúc, phải nhận dạng đâu là ảnh, sai một kí tự là hỏng, mệt lắm.

TranKienQuoc nói...

Kì công! Kì công! Ít hiểu biết về đạo Phật nên đọc chóng cả mặt.

Nặc danh nói...

Lâu nay tôi đã định tìm hiểu vấn đề này một cách có hệ thống nhưng chưa có thời gian.Nếu có thể HM lập cho "sơ đồ khối" hệ thống tổ chức trên, ae sẽ "thanh kìu very...nhiều".
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

Vừa sửa lại bằng phương pháp dò tìm trên tab html. Trông thì sáng sủa hơn nhưng không biết nội dung, hình ảnh có bị cắt mất chỗ nào không. HM xem lại nhé.

Nặc danh nói...

@HMK6:Hay quá,lại có thêm kiến thức về nhà Phật.Thế anh Sãi đứng hàng thứ bao nhiêu trong hệ thống...này?

Nặc danh nói...

Sãi là quần chúng trong diện cảm tình, không phải là cán bộ, công chức trong biên chế nhà Phật.

Nặc danh nói...

Do chính sách lưu chuyển cán bộ, giỏi 1 việc biết nhiều việc (chế độ kiêm nhiệm), nên tùy thời kì và tùy khu vực (các vùng có nền văn hóa khác nhau) mà danh sách trên có khác biệt chút ít (chưa kể các tài liệu có chỗ mâu thuẫn nhau, ví dụ tài liệu của Đường Tăng có sự khác biệt với tài liệu của Trung hoa trước đó), nhưng về cơ bản là chính xác.

Cái mà nhà Phật không đề cập chính sách đào tạo đội ngũ kế cận. Nhiệm kì 8.000 năm trông thế thôi nhưng nó rất nhanh, nếu không có chính sách ngay từ bây giờ thì có thể không kịp.

Nhà Phật không chủ trương thành phần chủ nghĩa (bần cố nông, tiểu tư sản, địa chủ... - ví dụ thế), vì vậy bất cứ ai cũng có thể trở thành Phật, miễn anh ta giác ngộ, kiên trì tu dưỡng phấn đấu. Vì vậy anh Tôn ngộ (Khỉ) mới được đứng trong hàng ngũ Phật viên (theo sách Phật bên Ấn độ và Inđonexia).
HCQuang

Nặc danh nói...

Bổ túc: ở trên (phần 2) tôi viết thiếu, nay xin bổ sung là "cái mà nhà Phật không đề cập là chính sách..."
HCQuang

Nặc danh nói...

Vốn biết đây là hệ thống tổ chức chặt chẽ nên nhà Phật mới tồn tại và phát triển mấy nghìn năm nay. Các bác có so sánh, liên hệ với cách điều hành, quản lý của của những chính quyền đương đại?
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

TM nói sai chăng?
Nhà Phật tồn tại và phát triển có phải nhờ tổ chức chặt chẽ đâu?
Cái gì mà tồn tại dài lâu thì thường là do cái đó chứa "đạo". Cái gì mà không mang "đạo" thì không ở mãi trong lòng người và rồi sẽ bị cuốn trôi theo dòng lịch sử thôi.

Nặc danh nói...

TQ : cán ơn anh đã chỉnh sửa và chỉ bảo. Sau này chắc hình thức trình bày phải đơn giản hóa cho chắc ăn chớ hình thức lấn át nội dung thì quá tầm bậy.
AE : Bài này được dựa trên "xương sống" là bài kinh ở trang cuối cùng bộ "Tây du ký" rồi sau đó thêm "xương, thịt" từ các tài liệu khác. Có rất nhiều phức tạp mà tôi bỏ qua vì rất khó phân biệt rõ ràng giữa các trường phái, các dân tộc, các thời giai đoạn lịch sử...và cả màu sắc chính trị cũng ko loại trừ. Bở vậy đây chỉ mang nét sơ thảo để AE xem chơi cho dzui thôi!

HMK6

Nặc danh nói...

Về gốc gác, đạo Phật không phải là Tôn Giáo mà là 1 trường phái triết học. Đạo Phật nghiêm cấm mê tín dị đoan.
Tuy nhiên, 99% thầy chùa và chúng sinh quan niệm nó là Tôn Giáo, và như vậy, họ trở thành tín đồ, hay nói cách khác, là kẻ mê tín dị đoan. Cuối cùng, những người cầm quyền đã biến nó thành 1 tôn giáo thực thụ.
Cũng giống như rất nhiều ông đảng viên (tôi không nói là người cộng sản) "xài" triết học Mác theo kiểu 1 tôn giáo, cứ Mác đã nói thế này, Mác không hề nói thế kia, mà không biết rằng, sách Mác, cũng như sách của Phật, không hề có trang cuối cùng. Những trang cuối cùng do các chú viết chứ không phải do bọ (Mác/Phật) viết.
Ba xạo 1 chút cho các bác dzui.
HCQuang

Nặc danh nói...

Bác HT nói đúng, nó tồn tại lâu dài là do có "đạo" chứ không phải vì có một "tổ chức". Các Hoàng đế vĩ đại nhất bất quá cũng chỉ duy trì cái "ghế" chừng 1 vài trăm năm chứ không thể vài ngàn năm được.
Chắc bác là đảng viên.

Nặc danh nói...

KÍNH CÁC CAO NHÂN

Nhất trí “Đạo” là trường tồn vì “ đạo” theo tôi hiểu đây chính là những giá trị nhân bản của con người, vì con người. Nó đúng và cần với bất cứ thể chế chính trị và có lẽ cũng vậy đối với bất kỳ tổ chức tôn giáo nào. Còn việc nó bị con người lợi dụng, xuyên tạc để phục vụ cho ý đồ riêng hay không lại là chuyện khác.
-Qua “Sơ đồ tổ chức nhà Phật" ta thấy bộ máy này khá cồng kềnh , chắc phải “biên chế” như vậy mới đủ sức quản lý , điều hành cả hai cõi ÂM- DƯƠNG! Còn ta chỉ nhõn cõi dương mà đã rối tinh rối mù .
-Theo “sơ đồ” , phần “lý luận”, "chính trị tư tưởng” rất được quan tâm , chú trọng, nên Sếp là loại có tầm cỡ Phật cả ( Phật Tỳ Lư Thi- phụ trách tuyên giáo chẳng hạn)...Cũng đúng thôi, Phật là “đạo” mà .
-Chỉ còn băn khoăn mỗi một điều: Đã là “đạo” mà Khối an ninh , pháp chế ( 35 Phật, Thập Điện Diêm Vương, các Hộ Pháp) và Khối Quân sự ( tứ Đại Thiên Vương , các La Hán...) dùng bảo vệ “đạo” hơi bị đông!?

*@ 2 anh Chí: Đề nghị các anh post bài về “Nhân đọc Tây Du ký” của Bác Tám Hà lên cho ae thưởng lãm- Một cái nhìn của người CS về quy luật vận động, chống giáo điều trong CN duy vật biện chứng.
TM

Nặc danh nói...

Về Biên chế nhà Phật:
Như thế là quá gọn nhẹ rồi, bác xem:
VN ta 84 triệu dân, có bao nhiêu đảng viên?, bao nhiêu công chức (với 1 bộ máy ra sao)?, bao nhiêu cán bộ khối chính trị xã hội?... rất đồ sộ (mà dường như vẫn chưa đủ).
Còn nhà Phật quản lí mấy tỉ người mà chỉ có bấy nhiêu công chức, quá gọn nhẹ. Kể cả trường hợp bác gộp cả cơ cấu nhà Trời phối hợp với nhà Phật thì vẫn gọn nhẹ.
Về Cơ quan gián sát:
Đảng cầm quyền có Ban tổ chức TW, ban thanh tra TW, bảo vệ chính trị, ban...ban...khối...khối, và các cơ quan tương tự ở cấp Tỉnh-TP. Rứa mà nhà bác lại trách nhà Phật mần răng lại có bộ máy giám sát.
Về nguyên tắc.
Đảng là hạt nhân đoàn kết dân tộc,
Nhà Phật cũng rứa.
Đảng của dân, do dân, vì dân,
Nhà Phật cũng rứa.
Đảng chủ trương tiêu diệt giai cấp (thế giới cộng đồng),
Nhà Phật cũng rứa.
Về khoa học.
Thuyết tương đối của Anhxtanh chỉ là 1 trường hợp đặc biệt của thuyết Nhà Phật.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Cái vụ bà già giải cứu cháu gái khỏi nhà bán phở, có ông giáo sư (tên TL?) viết: việc mà cả hệ thống chính quyền, hệ thống chính trị hùng hậu không làm được thì bà già 70 tuổi làm được.
Bỏ qua những so sánh có thể là khập khiễng, có sự so sánh về đạo, về Phật gì ở đấy được không nhỉ?