Như mọi người đã biết qua VTV, chiều nay Hội Khoa học Lịch sử VN và Liên chi Hội Di sản Văn hoá VN - Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức trao tặng trống đồng và kiếm lệnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp để kỉ niệm 60 năm ngày được Chính phủ Cụ Hồ phong Đại tướng 28/5/1948. Đây là các sản phẩm đúc đồng theo phương pháp truyền thống của Chi hội Phục hồi, Bảo tồn nghề truyền thống Đông Sơn, Thanh Hoá.
Được biết 15h30 thì nghi lễ trao tặng sẽ được tiến hành tại nhà riêng Đại tướng, tôi (theo thói quen tác nghiệp) tà tà đến vào lúc 15h10. Không ngờ đến nơi đã thấy vài chục chiếc ô tô đỗ từ ngoài đường vào chật hết sân trong nhà. Người đứng đầy sân. Nghe lời khuyên của mọi người, do thấy tôi đeo những hai máy ảnh, tôi vào phòng hành lễ để chiếm chỗ tốt. Không ngờ người ta đứng ngoài sân do trong này đã chật người, tôi có lẽ là chiếc máy ảnh cuối cùng nhập cuộc. Bởi vậy các ảnh chụp ở đây đều là hú hoạ dơ lên quá đầu chụp xuống, chả thể nào ngắm nghía gì được.
Ông Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN nhân danh đồng bào cả nước mà thay mặt là Hội và Liên Chi hội Di sản Văn hoá VN tỉnh Thanh Hoá, tuyên bố trao tặng trống đồng, kiếm lệnh cho Đại tướng. Sau đó ông trao kiếm tận tay Đại tướng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với hỗ trợ của một sĩ quan trẻ, nhận kiếm và ngắm nhìn một cách trân trọng.
Đại tướng phát biểu ngắn gọn, mạch lạc, súc tích lời cám ơn đồng thời tôn vinh các kì tích lịch sử của dân tộc VN là nhờ ý chí, hi sinh của đồng bào đồng chí cả nước.
Lễ trao tặng kết thúc nhanh chóng nhưng mọi người chưa giải tán ngay. Đây là một cơ hội để những cựu binh gặp lại nhau, một cơ hội chụp ảnh kỉ niệm trong nhà Đại tướng.
Thứ Tư, tháng 5 28, 2008
Trao tặng kiếm lệnh và trống đồng cho Đại tướng
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 5 28, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
13 nhận xét:
Võ Đại tướng nhận "cái" này thì quá xứng đáng rồi, nhưng GS Lê nhân danh đồng bào cả nước thì...hơi lạm dụng nhỉ ? Mà còn những người có thể nhân danh chính thức thì ở đâu ta ?
HMK6
Hà ơi, Hội KH Lịch sử - những người chép sử -tặng là đúng nhất. Cho mấy cậu kia vào chỉ thêm phần phọt phẹt!
Mấy "cậu kia" không được nhân dân ủy quyền, chỉ Hội KH lịch sử xứng đáng thay mặt nhân dân để trao ấn kiếm.
Viết cho đúng thì chắc phải là "nhân danh các "fans" cả nước, xin trao tặng ..." Bây giờ người ta vẫn thế mà.
Các pác ơi,nhân danh gì mà chẳng đc.Nó đơn thuần chỉ là "từ và ngữ" mà người ta hay mượn thôi.Cái đáng kể là NGƯỜI ANH CẢ vẫn đc lớp hậu bối nhớ tới và ghi danh !
Chào HữuThành.
Tôi xem hình nhưng không thấy rõ, vậy xin hỏi (để biết thôi):
-Kiếm làm bằng đồng thau?
-Lưỡi kiếm dài 46cm, chuôi dài 18cm? Đúc xong không gia công?
-Chuôi đồng thau đúc liền với lưỡi?
-Chuôi đúc thành hình gì, gồm:
chuôi (mặt cắt ngang) tròn hay ôvan? Nếu đúng thế thì hoa văn nổi? Hoa văn gì?
Hay là chuôi đúc thành hình người 2 tay chống nạnh?
-Kiểu lưỡi kiếm (mặt cắt ngang)?
-Trên lưỡi kiếm có hoa văn chìm?
Tò mò quá ông ạ.
HCQuang
Tôi cũng đã nhìn gần cái kiếm ấy đâu. Kích thước thì người ta nói rồi. Chuôi kiếm nhìn trên TV thấy giống "hai tay chống nạnh", lưỡi kiếm kiểu đoản kiếm (thẳng), ... Tóm lại là tôi cũng xem trên TV như anh thôi. Để khi nào khảo sát kĩ. Tôi không có quan tâm đặc biệt tới mấy cái này mà. Theo tôi nghĩ dân mình vốn không có truyền thống làm kiếm và dùng kiếm nên cái kiếm này có tính tượng trưng. Anh sợ nó có thể là lắp ghép loạn xà ngầu các đặc trưng của kiếm ngoại???
Anh Chí tò mò quá, thay vì miêu tả thì hôm nào mời anh Chí ra HN chơi, lúc đó may ra Tổng quản "mượn trộm" cho anh coi một lúc, nhưng cấm sờ vào hiện vật.
TTXVH
Dân tặng kiếm vì người ta tin tưởng tài, đức của người dụng kiếm. Kiếm mà trao nhầm người thì hiểm họa khôn lường...
TM
Kiếm "kiểng" chỉ trao cho người có tài, có đức nhưng không còn "dụng kiếm". Thế cũng là quý, là đáng trân trọng "hoài niệm như kiếm thật" rồi.
Có thể đây là "Thượng phương bảo kiếm" mà nhân dân tặng cho Đại tướng để chém lũ tham quan ô lại. Tiền trảm hậu tấu. Chém xong sau này tấu lại với Bác.
GM.
Chào GM.
Anh không rõ về kiếm nên nói (chơi, vui) như vậy. Thực ra kiếm đồng không sắc, chỉ đâm là ok, chém không ra sao. Với người khỏe tay mà chém thì kẻ kia dập gãy cổ chứ không đứt đâu. Nếu cụ Văn dùng làm thượng phương bảo kiếm thì ... phiền rồi. Mượn máy chém 10/1959 của cụ NgôĐìnhDiệm chắc ăn hơn.
Về cái dzụ đao, kiếm, tôi rành 4 câu (chưa đủ 6 câu), sêm sêm như ông ràng bài hát Liên xô vậy đó:
Kiếm chém vào đá, đá bể mà kiếm không cùn không mẻ, mới có thể làm Thượng phương bảo kiếm được.
HTHành.
Trên báo có tấm hình chụp cây kiếm hơi rõ 1 tí: chuôi kiếm đúc hình người (về logic là nữ) khuỳnh 2 tay - đúng thời Hùng vương rồi. Lưỡi kiếm hình búp đa, không hoa văn - đúng rồi. Tiếc rằng lưỡi kiếm hơi dài nếu so với tiêu chuẩn thời Hùng vương. Thời vua Hùng (18/36/48/72 đời?) - trừ đời ThụcPhán - không có kiếm mà chỉ có đoản kiếm lưỡi dài 38cm, thậm chí 28cm. Dài 48cm e chừng... nhầm.
HCQuang
Lẽ ra DMĐ và đồng đội cũng tham gia hát những bài hát truyền thống tặng Võ Đại tướng dịp này. Đã bàn kế hoạch với VHPhúc, may mà dừng. Nay thấy tổ chức hoành tráng thế này e phục vụ khó hiệu quả. Để sau vậy.
Đăng nhận xét