P4. Tại sao dù không mở.
.
Dù tròn mở ra như thế nào.
Các loại dù của bộ đội dù đều gồm dù chính và “dù kích hoạt”. “Dù kích hoạt” là một cái dù bé tí rộng hơn thước vuông. Các dây “dù kích hoạt” được khâu vào đỉnh vòm dù chính.
Ở vị trí chuẩn bị, người chỉ huy móc sợi “dây mồi” (một sợi dây vải to bản) vào sợi cáp căng dọc thân máy bay, đầu kia ngoặc vào túi đựng “dù kích hoạt” gắn trên nóc ba lô dù của lính dù. Sợi “dây mồi” và túi đựng “dù kích hoạt” sẽ ở lại máy bay sau khi anh ta bay ra ngoài.
Lúc lính dù rời khỏi cửa máy bay, “dây mồi” bị kéo căng sẽ giật đứt dây “garăngty” của túi “dù kích hoạt” và lôi túi ra khỏi “dù kích hoạt” (chứ không phải lôi dù ra khỏi túi), thế là chiếc dù bé tí sẽ xòe ra và cùng rơi với người lính.
Khi giật chốt mở dù, ba lô sẽ mở toang, thế là “dù kích hoạt” kéo dù chính ra khỏi ba lô và túi đựng dù (tức nếu không có “dù kích hoạt” thì sau khi giật chốt mở dù, anh ta phải lôi dù chính ra và trải nó trên … bầu trời). Như vậy, tiếng là rơi tự do nhưng thực tế lính dù cùng rơi với cái dù bé tí có vận tốc rơi 35 m/s. Để rơi tự do theo nghĩa đầy đủ của từ này thì phải dùng các loại dù khác chuyên cho thể thao.
Sau khi dù chính đã mở, “dù kích hoạt” bị xẹp, và cùng với túi đựng dù chính, chúng sẽ “ngủ yên” trên nóc vòm dù.
.
Dù tròn “Đê năm-sêry 2”, “Đê sáu-sêry 4”.
Dù tụi tôi sẽ nhảy là dù D5 và dù D6 của lính Nga, vòm tròn, màu trắng. Dù chỉ có một side cho những người nặng từ 120 kg tới 40 kg, lính tráng khỏi phải lựa chọn. Toàn bộ dù và phụ kiện nặng 15 kg. Với kích thước vòm 83 mét vuông, các trung đội bộ binh đi dã ngoại đều mơ ước có nó. Bộ đai ôm lấy người theo nguyên lý “năm điểm treo”: hai vai, ngực và hai đùi (liên kết qua mông). Bộ đai đồng thời là bộ gá cho ba lô dù phía sau lưng và túi dù dự bị ở trước bụng.
Gấp dù D5, D6 phải có hai người, “chủ dù” đứng số 1, “phụ việc” đứng số 2. Gấp xong, anh về số 2 phụ gấp chiếc dù của người đã phụ việc cho anh.
Trước tiên anh kéo dù ra và trải trên tấm bạt có chiều dài bằng chiều dài của dù, chiều rộng một mét (trong mọi trường hợp, vòm dù và dây dù phải luôn ở trong phạm vi tấm bạt). Anh quan sát xem dù có “lỗi” không.
Rồi anh lấy khẩu độ “giữa hai dây dù tại vị trí miệng vòm dù” làm chuẩn và lần lượt xếp các “múi dù” lại với nhau, gập qua gập lại theo kiểu đàn xếp (đàn ắccoóc).
Tiếp theo, anh “lia” dây sao cho các sợi dây dù phải thẳng tắp, không xuắn vào nhau.
Rồi anh gập vòm dù thành từng đoạn chừng 35 phân một để dồn nó vào túi đựng dù, dồn qua dồn lại cũng theo kiểu đàn xếp.
Cho vòm dù vào túi xong, anh cố định dây dù bằng cách luồn cả bó dây dù, từng đoạn một, vào các ống chứa bằng vải khâu sẵn trên túi đựng dù.
Tiếp theo anh gấp “dù kích hoạt” và bỏ vào túi dành riêng cho nó.
Sau đó anh đặt túi đựng dù chính (đã có dù) vào ba lô và gài nắp ba lô thông qua chốt mở dù. Rồi lắp máy mở dù tự động. Rồi gắn “dù kích hoạt” vào nóc ba lô. Rồi cột tất cả các dây “garăngty” để “garăngty chiếc dù”. Thế là xong.
.
Dù dự bị.
Theo quy chế của ngành dù, dù dự bị do nhà máy sản xuất dù trực tiếp gấp. Khách hàng kiểm soát dù theo niêm phong và sổ lí lịch đính kèm. Dù dự bị chỉ sử dụng một lần hoặc hủy khi hết “đát”, tùy “cái nào đến trước”. Tôi không rõ người ta bảo quản dù dự bị ra sao, nhưng chắc chắn là một quy trình nghiêm ngặt. Tới nay tụi tôi vẫn chưa nhìn thấy dù dự bị ra sao, trừ túi đựng nó.
.
Người ta cam kết “chắc chắn nó mở”.
Nếu gấp dù theo đúng quy trình thì không xảy ra trường hợp dù không mở. Trường hợp anh gấp dù “luộm thuộm” thì dù có thể bung ra chậm, hoặc bị xoay tròn hoặc bị một “pan” nào đó, nhưng nó vẫn mở. Thậm chí vòm dù bị đạn bắn toạc cả thước vuông, bị đứt một hai sợi dây thì vẫn an toàn. Có lẽ chỉ trong tình huống tác chiến khẩn trương, căng thẳng, lính dù gấp vội gấp vàng, sĩ quan giám sát quá mệt mỏi thì mới xảy ra chuyện dù không mở. Tiếc rằng tôi chỉ hoàn toàn tin vào điều này sau khi đã nhảy dù thành công.
.
Ảnh 1: Phía trên ba lô dù là túi đựng “dù kích hoạt”, sợi dây có bản rộng màu vàng là “dây mồi”, sợi dây có bản rộng màu trắng là dây nối từ “dù kích hoạt” sang dù chính. Hình chụp lúc học viên đang ở vị trí chuẩn bị rời cửa máy bay.
Ảnh 2: “dây mồi” đã được ngoặc vào ba lô dù.
.
(kì tới: Cú nhảy dù đầu đời của kẻ 55 tuổi).
Thứ Tư, tháng 1 02, 2008
Nhảy dù, không phải chuyện đùa
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Tư, tháng 1 02, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Nghe cái kỹ thuật nhảy dù của HCQ có vẻ phức tạp quá, HCQ cứ dùng dù quấn tròn quanh người nhảy đại cũng chẳng sao, cùng lắm nó rớt cái BỊNH là cùng
Quý nhẽo, Quang xèng.
Được biết 2 ông xem VTV thấy 1 vị đầu bạc phơ nhưng không phải là anh bạn "nhà mình", làm vợ con chưng hửng. Nay xin được giải trình như sau:
Học viên CLB hàng không phía nam đều dưới tuổi anh em Trỗi mình, ngoại trừ:
Khóa 1 tôi là người già nhất.
Khóa 2 (chưa có K3) có 1 anh 65 tuổi, nguyên trung sỹ nhất sư dù ngụy, có theo học tại CLBHKPN. Rất tiếc tới ngày thực hành nhảy dù thì thủ trưởng Quân chủng không đồng ý(với lí do tuổi quá cao, xương giòn cơ bắp yếu). Cuối cùng anh ấy trở thành cổ động viên chuyên nghiệp của CLBHKPN.
2 ông xem VTV thấy 1 anh đầu bạc phơ, người nhỏ thó, thì chính là anh này. Hôm đó VTV tới quay phim, nên tôi không ghé mặt vô.
Và với lí do như trên, nên cho tới nay, tôi vẫn là đương kim vận động viên nhảy dù già nhất trong "làng" dù VN (già làng).
Rất mong 2 ông báo cáo lại cho nhị vị phu nhân được rõ (chứ chẳng lẽ bạn 2 ông lại già tới như vậy, mang tiếng lính Trỗi quá).
Chào thi đua quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
HCQuang
Chào đ/c nặc danh.
Đ/c không cần hướng dẫn phương pháp quấn dù quanh bụng đâu nhé. Xin mời đ/c vui lòng xem phần chót của bài viết, sẽ thấy tôi có áp dụng tuy không đến nơi đến chốn.
Và đã xảy ra hậu quả đau thương nhưng không tang tóc.
HCQuang
Ừ thì nhảy dù đâu phải chuyện chơi,song kể ra nhảy từ trên giời xuống đất cũng là cái sự thường. Chí nam nhi như anh Chí thì cái sự nhảy trên giời xuống đâu có là cái sự to tát gì cơ chứ.Nhảy biểu diễn không dù cũng kinh,đáng khâm phục,song có một kiểu nhảy không dù mới hãi...Anh Chí gan to đầy mình thế mà có một kiểu nhẩy dù là anh hơi bị ngại .Máy bay lượn lờ trên đống rơm, huấn luyện viên tài dục liên tịch, hết động viên lại dọa dẫm mà chẳng ăn nhập gì.Mắt Anh Chí cứ lấm la lấm lét ,không biết tìm cái gì, thôi! cắt.Lạy giời thế là thoát,nếu không thì phen này...Thế mới biết Anh Chí chỉ Can đảm trên giời thôi...
DS
Ha ha, DSô đừng nói nữa, kẻo lộ "bem".
Nói đến chuyện bác Chí "nhẩy dù từ đống rơm" tôi lại nhớ đến một bộ phim hài của Pháp xem đã lâu hồi còn ở bên Nga tên là "Bolshaya progulka - Cuộc dạo chơi lớn". Nội dung phim nói về cuộc thi máy bay qua eo biển Măngsơ. Khi phi công Pháp bay trên bầu trời nước mình và đang dẫn đầu cuộc thi, anh ta vui sướng ngắm nhìn xuống dưới đất. Bỗng anh ta thấy một đôi nam nữ đang yêu nhau trong đống rơm. Anh ta liền hạ cánh đáp xuống gần đống rơm, tay cầm một cái can rỗng và ra lệnh cho chàng trai nọ:" Ta đại diện cho nước Pháp thi bay vượt eo biển Măngsơ, đến đây thì hết săng. Vì danh dự nước Pháp anh hãy đi mua cho ta một can xăng về đây để ta tiếp tục cuộc thi". Người thanh niên có lòng yêu nước đó đã cầm can phóng đi. Ngay lập tức người phi công tiếp tục "công việc còn lại" với người thiếu nữ.
Không biết trong vụ đống rơm này thì bác Chí "làm gì"?.
GM.
Chắc chắn CQ ăn tiền quảng cáo của tụi CLBHK rồi. Bài viết chỉ toàn thông tin về thiết bị, giáo trình chứ có thấy nhảy dù đâu.
Đăng nhận xét