Thân tặng những người bạn có cùng sở thích nghiền caffee và đam mê cái không khí quyến rũ đến kỳ lạ, không thể quên được trong không gian của những làn khói thuốc mờ ảo, trong tiếng nhạc dịu êm và cái đắng đến mức ngọt ngào trên môi của những giọt caffee đen.
Đoàn Phú Hoà
Những ai đã từng có dịp đến Sài Gòn đều bị thành phố “Hòn ngọc của Viễn Đông” này mê hoặc bởi những gương mặt khác nhau của nó. Một trong những gương mặt quyến rũ nhất của Sài Gòn chính là những quán caffee ...
Người ta nói rằng Paris hấp dẫn du khách bởi tháp Eiffel, sông Sein và những quán caffee vỉa hè thì ở Sài gòn vào buổi sáng sớm, ở đầu đường Đồng Khởi, trước tòa nhà Metropolitan cũng có caffee vỉa hè, nơi du khách có thể thong thả nhấp từng ngụm caffee trong cái se se buổi sáng hiếm hoi của Sài Gòn. Lui xuống phía dưới một chút nữa, gần khu trung tâm là những quán caffee một thời lừng lẫy danh tiếng của Sài Gòn cũ như La Pagode, Givral, Brodard,... La Pagode đã đóng cửa sau năm 1975 còn Givral, Brodard vẫn còn lại như thách thức với thời gian. Hai quán caffee này nằm ở vị trí đắc địa, xế ngay cửa tòa nhà hạ nghị viện Sài Gòn cũ mà hiện nay là Nhà hát thành phố, nổi tiếng do đám nhà văn và ký giả trong, ngoài nước thường tụ tập ở đây để săn tin. Nhóm nhà văn thường ngồi bên Givral còn tốp nhà báo lại hay ngồi tại Brodard. Bây giờ, lớp trẻ Sài Gòn thường ngồi ở Givral còn những người thuộc lớp trung niên vẫn ưa ngồi bên cạnh ly caffee ở Brodard, nhấp nháp hương vị xưa cũ ....
Cuối đường Đồng Khởi, vượt qua một số quán caffee mái hiên bên hông các khách sạn Continetal, Majestic, Caravelle còn có một quán caffee khá thượng thời hiện nay ở Sài Gòn, mang tên cũ của đường Đồng Khởi là caffee Catinat. Ở một góc, người chủ đã khéo léo tạo nên nét riêng của quán với những viên gạch dán trên tường có kèm theo chữ ký của những nhân vật mà người ta cho là nổi tiếng. Âm nhạc có Trịnh Công Sơn, Tô Vũ, Phạm Tuyên, Lệ Thu, Mỹ Linh, Phú Quang, Hồng Nhung, Lê Dung, Thúy Mị, Trọng Tấn ... Hội họa có Đỗ Quang Em, Lưu Công Nhân, ... Điêu khắc có Phạm Văn Hạng, ... Thi ca có Nguyễn Duy, Phạm Thị Ngọc Liên, Chim Trắng, ... Điện ảnh có Phạm Hoàng Nam, ... Đặc biệt có cả chữ ký của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người vốn nổi tiếng là không rượu chè, không caffee, thuốc lá. Giá cho một ly caffee ở đây không dưới 20.000 đồng, tuy hơi đắt hơn các nơi khác, thậm chí caffee – rượu như Irrish caffee, Calypso caffee hay Rum caffee còn đắt hơn và là giá đồng loạt nhưng để được tận hưởng cái không gian yên tĩnh hiếm hoi và được cảm thấy được gần gũi những danh nhân như vậy thì cũng đáng!
Ở một nhánh rẽ trái của đường Đồng Khởi, trên con đường nhỏ Hồ Huấn Hiệp có quán caffee Bố Già (The Godfather), mở hồi năm 1976, khá nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ cũng như giới giang hồ Sài Gòn. Nghe nói là quán mang tên Bố Già bởi vì chủ quán có diện mạo rất giống với Marlon Brando, tài tử điện ảnh đã thủ vai bố già trong phim cùng tên và đã được giới hâm mộ trẻ ở Sài Gòn trong những năm đầu của thập kỷ 70 rất hâm mộ. “Bố già” đã qua đời hơn chục năm, nay quán do bà vợ và mấy đứa cháu quản lý. Ngồi ở “Bố Già”, trên vỉa hè, bên ly caffee, khách có thể hứng những ngọn gió mát rượi từ sông Sài Gòn thổi vào hoặc nếu ngồi lui vào trong, cạnh những kệ sách xếp dọc hai bên tường đầy ắp những sách ngoại văn cũ thì lãng khách vừa thưởng hương vị ngọt ngào của những giọt caffee lại vừa có thể lướt đọc vài trang sách của một thời dĩ vãng. Dân nghệ sĩ thường đến đây vì cái giai thoại kèm theo tên của quán còn giới thanh niên lại thích đến vào đêm để vừa có thể trò chuyện, nhấm nháp từng giọt caffee lại vừa được ngắm nhìn những cô vũ nữ với những cặp chân dài bên vũ trường “Mưa rừng” đối diện.
Những quán có “tiểu sử” chủ nhân kèm theo để cuốn hút du khách như quán “Bố Già” ở Sài Gòn không nhiều. Ngược lại, ở Hà Nội nhiều chủ nhân lấy tên mình để đặt cho quán như cà phê Lâm, cà phê Giảng, cà phê Quỳnh hay cà phê Nhân, ... Đến những chỗ này khách luôn có cảm giác thân thiết, gần gũi như đến với người bạn tri kỷ của mình vậy.
Thành phố luôn được đổi thay, caffee quán ở Sài Gòn cũng luôn được thay đổi và vì vậy cũng là điều dễ hiểu khi khó có thể tìm được một quán caffee nào nổi tiếng được ở Sài Gòn trong một thời gian dài. Giờ đây, người ta, nhất là lớp trẻ đến quán không chỉ để uống caffee mà còn để nhìn, để ngắm, để nghe,... vì vậy mỗi quán cố gắng tạo cho mình một phong cách nội thất riêng, sắc thái riêng. “Yesterday” trên đường Nguyễn Đình Chiểu, khách ngồi uống caffee đồng thời có thể ngắm những con chim hồng hạc treo lơ lửng trên những chiếc xe máy cổ to đùng được chủ nhân cho bầy ngổn ngang trong phòng. Ngược lại “Window´s” ở góc đường Trần Cao Vân gần hồ Con Rùa lại được trang trí rất bụi với những đường nét thô, phá cách nhưng hợp với lớp khách trẻ.
Đã nói đến caffee Sài Gòn là phải nói đến âm nhạc. “Hà Nội và tôi” ở gần hồ Con Rùa với những giọng hát mềm mại về quê hương Việt Nam. “Montana”, “Bodega”, “Catinat” vào những buổi tối thì lại ồn ào hơn một chút. “Yoko”, một quán nhỏ yên tĩnh nằm trên con phố nhỏ Nguyễn Thị Diệu thường được dành cho các đệ tử trung thành của The Beatles với những Imagine, Let it be, ... bất tử. Ai muốn thưởng thức jazz thì hãy ghé qua Wild Hourse. Trước đây có lẽ quán này là một trong những quán caffee nhạc hiếm hoi và ít thay đổi nhất ở Sài Gòn đang đổi thay từng ngày. Đã bao năm rồi mà vẫn người nữ ca sĩ hát nhạc jazz với giọng khàn khàn như có lửa, người nghệ sĩ saxophone tài hoa với những âm điệu da diết, thiết tha cùng với chiếc piano, violon tạo nên sự quyến rũ qua các ca khúc của Trịnh Công Sơn hay những bản tình ca làm dứt day lòng người như Love Story, ...
Sài Gòn muôn mặt, Sài Gòn của những giọt caffee. Caffee Sài Gòn có đủ khả năng chiều lòng tất cả mọi người để rồi cho dù chỉ là du khách lãng qua, nếu đã một lần nhấp môi thưởng thức cái vị đắng, vị ngọt của caffee Sài Gòn trong âm thanh ồn ào hay tĩnh mịch sẽ nhớ lại những kỷ niệm xưa, kỷ niệm của một “Buổi sáng muốn gọi em, nắng nói lời mê ngủ. Buổi sáng muốn gọi em, gió lạnh lẽo chối từ, ... Sáng nay ngồi một mình, với nỗi buồn xa vắng. Từng giọt, từng giọt đắng, anh uống cạn lạ, quen, ...”.
09.01. 2008, 23:00 h.
P.S : Thật ra, bài này không phải hoàn toàn của tôi mà tôi chỉ chỉnh sửa lại theo ý của mình (mong chủ nhân gốc của nó không nổi giận). Cách đây mấy năm, tôi đã được đọc nó trên một tạp chí nào đó và do sự quyến rũ của nó nên trong những lần vào Sài Gòn tôi đã tìm mọi cách để mò đến được những quán caffee này nhằm thưởng thức cái món “ma túy“ mà ngày nào tôi cũng phải đụng môi đến nó ít nhất là 4 – 5 lần. Có những quán vẫn giữ được nguyên cái không gian huyền bí của mình nhưng cũng có những quán đã được thay đổi cho kịp thị hiếu của khách hàng, nhất là các khách hàng trẻ. Dù sao đi nữa thì tôi cũng phải thừa nhận một điều là các quán caffee Saigon “dễ thương“ hơn và dễ níu lòng khách hơn những quán caffee ở Hanoi.
Thứ Năm, tháng 1 10, 2008
Sài Gòn trong những giọt caffee
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Năm, tháng 1 10, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
32 nhận xét:
Cám ơn bác Thành Tổng quản đã tạo điều kiện cho anh em thưởng thức càfe Sài gòn qua blog. Nhưng nói thật với bác, Lê Thanh không thấy cafe Sài gòn " dễ thương và níu lòng khách" như bác đã miêu tả, mà chỉ thấy xô bồ, vội vã còn cafe thì không đậm đà như Hà nội. Cafe Hanoi có j đó ấm áp hơn, chậm rãi và tinh tế hơn. Có lẽ Hà nội là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm ,là nơi cất giữ tuổi thơ và chứng kiến những mốc cuộc đời nên mình vẫn dành ưu ái cho Hà nội hơn chăng?
Ơ, bài này là Phú Hoà gửi.
Bây giờ tôi không hứng thú với cà-phê lắm, dù có lúc cũng đã khi pha mới xay hạt rang sẵn bằng máy điện. Mùi cà-phê bốc lên ngào ngạt từ lúc đó. Mà vị uống cũng ngon hơn.
Bây giờ uống cà-phê "đến mức nghệ thuật" thì tôi thấy anh Chí cũng là có hạng. Nhưng chắc gã không ra quán vì có gu riêng, ở "quán" nhà với tiếp viên ân cần chu đáo!
Lê Thanh chưa tham khảo hết về cafe SGN. Cafe SGN dành cho thanh niên thì xô bồ, vội vã như LêThanh đánh giá, nhưng có 1 số không nhỏ những tiệm theo những "gu" khác. Thị trường mà, mỗi loại tiệm đáp ứng nhu cầu của một loại khách.
Cafe hanoi thì thông thường êm ả, nhưng có khi thiếu chu đáo với khách (điều tối kị ở tiệm SGN). Riêng tiệm nho nhỏ thì chủ quán còn xen vào chuyện của khách, kiểu như mục "góp ý" của blog Trỗi.
HCQuang
Phú Hòa à ! đoc bài viết của ông tôi giật nảy mình.Sống ở Sài Gòn ngót ngét 30 năm mà cái văn hóa Cafe đó tôi chưa hề biết .Giật mình vì một thằng "Quốc ngoại" như PH lại rành rẽ Sai Gòn như vậy. Giật mình vì ta có một thằng bạn lãng mạn đến thế mà mình không biết. Giật mình vì ta là một người quá thờ ơ chăng?
Tao chì biết Sài gòn sao lắm quán Cafe thế, phải nói là nhìn đâu cũng thấy ,từ cafe cóc cho tới những quan cafe sang trọng.Có lẽ vì không phải kẻ nghiện cafe nên mình mới thế chăng ? Mình chỉ uống vài năm nay thôi( cũng do tri bệnh). Ngày một li cafe đen vào sáng sớm, nay tối tối lại thèm một li đá.Chắc sắp nghiện rồi.Vừa rồi cùng DM ra HN thăm K4,ĐC dẫn vào mấy quán Cafe, thấy cũng hoành tráng đấy chứ! Chỉ có điều mình thích ngồi mấy quán cóc hơn,ngó quanh khu vực Tang bạt Hổ chỗ ĐC chẳng còn ma nào cả ,hơi buồn một chút.PH có thể thuộc tuyp người ưa quan sát và ghi nhận.Điều này có thể nhiều người có được, song diễn đạt nó cho mọi người cảm thấy cái văn của người viết thì là của hiếm đấy.Đoc mày tao cảm được nỗi lòng đau đáu luôn hướng về ban bè và quê hương...
Chào Phú Hòa và anh em "Bển"Khi nào về nước thì nhớ Alu nhé( phải viết thế vì GM đang nhòm Blog đấy).
DS
Mỗi nơi có một phong cách ẩm thực riêng, cái hay ho của nó thì còn tuỳ theo cảm nhận của mỗi người. Tôi ít uống cafe, hơn nữa lại bị nhiễm tính Ivan (chỉ quen dùng Vodka), vì vậy bây giờ, đôi khi ngồi với các chiến hữu nhâm nhi tách cafe cũng chỉ là góp vui mà thôi. Nhưng có hai ấn tượng về cafe đến bây giờ vẫn không quên:
1. Năm 1984 đi dự hội nghị ở Nha Trang. Mấy ông bạn rủ nhau ra bãi biển, vào một quán cafe rất bình dân, gọi mấy ly uống chơi. Em chủ bưng ra mấy phin cafe trông mà chán. Cốc thuỷ tinh bằng cái cốc mình vẫn uống rượu, méo mó, đầy bọt khí. Phin bằng nhôm cũng méo mó và cáu đen. Nhưng mùi cafe bốc lên thì thơm phức. Uống vào thì đậm đà, đi liền mấy điếu thuốc Sông Cầu. Đến bây giờ nào là cafe Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên, G7, nhưng tôi vẫn nhớ mãi vị cafe Nha Trang đó.
2. Năm 1986 đi nghiên cứu ở Sec. Ngày đầu mới đến, ông bạn lớp trên (Thái nước, chắc PH còn nhớ) pha cho một cốc cafe theo kiểu Sec. Đổ cafe vào cốc to, rót nước sôi vào, cho ít đường, ngoáy lên. Mùi cafe bốc lên thơm phức. Và vị của nó cũng rất ngon, khác hẳn các loại cafe tan hiện có trên thị trường. Đấy là cách uống cafe của người Bồ Đào Nha. PH quá rành với kiểu uống cafe này rồi. Khi nào về nhớ mang cho một gói nhé.
Nhưng nói gì thì nói, các cụ nhà ta có câu: ăn (bao gồm cả uống) Bắc, mặc Nam. Có thể cách phục vụ của Bắc vì vẫn còn dáng dấp của bao cấp, không thể bằng Nam, kinh tế thị trường, nhưng nó vẫn tinh tế và dễ thương đấy chứ.
DS khi nào ra cứ "alô" thoải mái đi, tôi dân "Tây học" mà. Chỉ lo cho mấy ông hay ngồi chơi "phỏm" mà bố lại tên là "Câu" thôi!
GM.
Bây giờ Givral còn nổi tiếng bởi là "chiến trường" của nhà (tình) báo Phạm Xuân Ẩn nữa chứ nhỉ. Đâu như có một chi tiết là ở đó ông ta "chửi thề như bắp rang"?
...PQ sáng tác "Catinat cafe sáng" theo gợi ý của tôi:"tsao có HOTEL CALIFORNIA mà kcó CATI CAFE ?". PQ rất thích thú luôn nhắc câu này mỗi khi biểu diễn. Lời thơ của nữ thi sĩ Phan Ngọc Tường Đoan, cũng là 1 Khách Quen cùa Quán. Tôi và ae K8 hay tụ bạ ở đây, đôi khi có cả C11, riêng K7 thì đã có lần tổ chức Họp Mặt.
Rồi PQ đưa Ca Khúc này vào Album 5 VỀ LẠI PHỐ XƯA cùng vài ck khác như để THẦM TẶNG tôi, vì lúc đó tôi là "1 Đối Tượng Nghiên Cứu" của PQ. Khi PQ hát thỉ đổi lại tất cả chữ ANH và EM. PQ tâm sự rằng cs Mỹ Hạnh hát bài này "Hay đến Rợn Người"
Phải nói rằng PQ có PHẦN NHẠC khá hay nhưng Yếu PHẦN LỜI nên PQ hay lấy lời thơ.
PNTĐOAN thì có đôi mắt như tất cả các Thi Sĩ: NHÌN mà không THẤY...luôn cafe 1 mình rất sớm
Thật ra CATINAT là của KT K7 làm chủ và cho PQ "Đứng Bến" và PQ cũng tự nhận "tôi là Chim Mồi"
Tôi thì kthể cafe 1 mình như PNTĐ được, cứ fải Đông Vui, Rộn Rã tiếng cười...vì thế tôi chỉ làm được loại thơ Láo Toét :-)
Tướng Phạm Xuân Ẩn sáng nào cũng ngồi đọc báo uống cafe ở Givral, nên người ta gọi còn ông là "tướng Givral".
HCQuang
Tướng Phạm Xuân Ẩn có một câu nói rất hay khi trả lời trên phóng sự "Người đương thời":
Nhà báo và tình báo giống nhau là đều đi săn tin, nhưng khác nhau ở chỗ là nhà báo khi săn được tin thì tung ra cho mọi người đọc, còn tình báo thì lại cất đi, chỉ cho mỗi một người đọc!
Nhà báo HT thì sao?
GM.
Thực ra thì cà phê HN và SG có những điểm khác nhau. Cà phê HN mang phong cách Pháp còn SG lại mang phong cách Anh. Ngoài HN chú ý nhiều đến Cà phê còn trong SG lại chú ý nhiều đến "chỗ".Tôi, Quang xèng, Võ Hùng đã có lần uống cà phê tại nhà thờ Đức Bà Paris, cả ba đều giật mình vì thấy HN trong đó. Ai đã uống quen cà phê HN thì có đi khắp thế giới cũng sẽ không thấy cà phê ở đâu ngon nữa.
Quý nhẽo
Chỉ cần có được một món tri kỉ với HN như thế phải là người tinh tế lắm, Quý nhẽo à.
Tôi cũng phải giật mình như DS. Vì nhân các bạn nói chuyện cà-phê, ngẫm lại mình chẳng có gì như thế cả. Có thể vì mình toàn sống ở đây nên không có gì để mà so sánh, nhớ thương?
Xin trình diện anh em sau mấy hôm vắng mặt.
Khiếp quá, mới xa blog có mấy ngày mà phải tốn một nửa ngày để đọc hết các bài và lời góp. Có câu chuyện thế này kể ra để anh em mình thấy thông tin trên BanTroi giá trị thế nào.
Sau khi hòan thành công việc cho bà, mấy anh em tôi ra quán uống bia xả hơi. Bàn bên cạnh có 8 người chia thành 2 phe cá nhau, phe nào thua thì trả tiền. Một bên cho rằng câu thơ đúng là "Đồng Văn có phố Kỳ Lừa ...", còn bên kia thì nói "Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa ...". Dùng trợ giúp gọi điện thọai cho người thân thì người nọ cũng mù tịt. Chúng tôi đã giải đáp giúp là cả 2 bên đều sai.
Thời buổi bây giờ, có chuyện mình cứ nghĩ là đơn giản nhưng cuộc sống đã làm nó phức tạp hơn!
Thế mới biết gi gỉ gì gi cái gì trên BanTroi đều giá trị - kể cả những lúc tranh luận gay gắt để rồi kẻ "ngọai đạo" nhận ra theo "đạo BanTroi" đâu phải dễ!
JM
khong phai the dau,DM noi sai roi
Bài viết về cafe Sài gòn này đọc thấy quen quen, hình như đã đọc ở đâu rồi.
Cafe SG ngon ở chỗ ngồi và các phục vụ. Cafe HN ngon ở cách pha và bạn cùng uống. Nhưng ko cafe nào ngon bằng cafe Ban mê thuột. Nay 1 số quán mới mở ở SG đã sử dụng cafe BMT, rất ngon, nhưng cách pha thì chưa đạt. Đúng là phải có cafe ngon + cách pha đúng + chỗ ngồi đẹp + phục vụ tốt + bạn uống hợp "rơ" + cuối cùng là đúng "gu" cafe của mỗi người = cafe tuyệt vời.
Tôi có nghe, Bác Hồ cũng là 1 người rất biết thưởng thức cafe và chỉ khen cafe do bà Trần Duy Hưng pha và uống với ông TDH tại nhà.
HMK6
PH (bây giờ có khi phải cho là pH, vì nó làm nghề ... nước sạch) đã nhận là đạo văn, HMk6 đừng thắc mắc.
Nghe ra phải uống cafe lại thôi!
À, nhân chuyện JM nói về thông tin Bán Trời có giá trị, tôi lại nhớ KQ nói ngồi sân bay thấy bọn bên cạnh mở laptop đọc bantroi. Vẫn chưa biết, chả lẽ lại có k99 đọc nữa à? (k99 là những người ... giấu mặt, tạm cho là thế)
Người SG uống coffee suốt ngày nên mới bị đen da? Còn người HN thì... sao???
Theo cụ Nguyễn Tuân thì phở "chân chính" phải là phở bò chín. Cứ theo đà ấy thì cà phê đá không phải là cà phê. Cho nên khi ta đi uống cà phê đá thì không phải ta đi uống cà phê mà ta đến "chỗ". Ngày nay cả Nam ,cả Bắc người ta đến "chỗ" nhiều.
Thông thường cốc cà phê khi ngủ dậy buổi sáng là cốc ngon nhất trong ngày.Nhưng phải lưu ý, nếu là uống sau khi ăn thì thức ăn phải là sản phẩm từ bột mỳ. Ví dụ như bánh mỳ, bánh ngọt...Rất vô duyên là sau khi ăn các sản phẩm từ gạo mà lại uống cà phê. Sau khi ăn một bát phở thì không có gì thú vị bằng uống 1 cốc chè chén ở ngay vỉa hè cạnh đấy...Chính vì thế mà Tây uống cà phê nhiều hơn ta mặc dù "nhà không trồng được".
Nói nghiêm túc, thời điểm để có thể uống 1 cốc cà phê ngon ở VN không nhiều lắm. Vì thế chắc các bạn dễ hiểu khi Phú Hòa một ngày có thể uống cà phê đến 4,5 lần. Lần này nếu nó cùng Hồ Quý Kỳ sang đây thì không biết có nên nhắc nó mang cà phê đi theo không?
Quý nhẽo
Lại đến chuyện phở. Tối thứ Ba gom được mấy người đến uống bia với Thế Nam để hôm sau cậu vào. Bình còi (bây giờ còn có tên "cận") hẹn sáng sau, thứ Tư, đưa T.Nam đi ăn phở sáng rồi thằng nào đi đường thằng ấy.
Theo Bình còi thì gu "phở nước trong" phải đến Phở Sướng ở phố Ngô Sĩ Liên.
Sáng hôm sau khi có thể đi được, gọi điện thì các cậu đã ăn xong sắp giải tán.
Chắc khi nào sẽ đến thử. Lần đầu tiên nghe đến phở Sướng. Bình còi nói còn Phở Khoái nữa, là người nhà của ông "Sướng" làm.
Quý nhẽo có một nhận xét rất chính xác là sau khi ăn cơm thì chỉ có cốc nước chè Việt Nam thật đặc là chuẩn chứ làm vài ngụm cafe thì vô duyên lắm. Mày cứ yên tâm là tao sẽ chở sang cho vợ chồng mày cả đống cafe Trung Nguyên, từ số 4 đến số 7. Nếu không xài hết thì mang xuống cửa hàng bán cho Tây cũng được. Các cháu VN ở đây biết tao khoái uống cafe nên cứ mỗi lần ở VN sang là đứa nào cũng mang cho tao vài gói.
... sư mày, chửi đểu tao là có nhiều thời gian rỗi nên mới có thể xài 4 - 5 ly một ngày hả? Quên đi. Đúng là sáng mở mắt ra thì tao uống cafe thay cho ăn sáng, tối về nhà làm thêm ly nữa và thường sau nửa đêm thì làm ly cuối cùng. Trong ngày tuy có pha nhưng lấy đ... thời gian đâu để thưởng thức nên lắm khi uốn cafe nguội. Tao ngủ tốt, một chân còn ở dưới đất thì mắt đã nhắm nghiền rồi nên dù uống muộn thế nào tao cũng chẳng sợ. Vả lại tao ngủ một mạch đến sáng chứ không phải như mày hay KQ thỉnh thoảng bị vợ huých hông dậy " làm ca đêm ". Gạo thì tao đã chuẩn bị rồi, giờ thêm mấy thúng cafe Trung Nguyên, cafe Mai nữa là xong. Vợ chồng Kỳ - Vân chuẩn bị cho bọn mày quà gì thì tao không biết. Đợt tới về Hanoi thì mày thử mò đến quán cafe nhỏ ở 23 Nhà Thờ, uống khá lắm ( và không phải thưởng thức cùng mùi các loại thức ăn ). Cafe VN, nhất là cafe HN có cái đậm đà riêng biệt của nó vì trước đây, khi rang cafe thì người ta thường cho một chút mỡ gà, dúng không Quý nhẽo?
To GM : loại cafe mà Thái ( người Hải Phòng, hội với Mai Phong, anh Xuân Miên K4 ) pha cho ông dược gọi là Turka, tức là cafe Thổ Nhĩ Kỳ. Nhanh, gọn vì chỉ cho vài thìa cafe vào cốc rồi đổ nước sôi là xong. Bọn tôi gọi là uông theo kiểu công nghiệp. Tại sao dân Séc lại gọi cách pha ấy là Thổ Nhĩ Kỳ thì chẳng ai giải thích nổi mặc dù tôi đã hỏi khá nhiều người. Trước đây tôu cứ nghĩ là xuất xứ từ Thổ nhưng sau này, khi qua bên đó chơi thì mới ngã ngửa người ra là dân Thổ đâu có uống cafe như vậy. Ông yên tâm, khi về HN thì tôi sẽ mang về làm quà cho ông mấy gói, gọi là nhớ lại hương vị Séc.
To DS : Chắc chắn là khi vào Saigon thì tao sẽ Alu cho bọn mày rồi, giống như cái tối hồi tháng 11 vừa rồi.
Dân Tiệp (Séc) gọi là cafe Thổ cũng như dân mình sang Lào ngã ngửa người ra vì Lào có hút thuốc ... lào đâu, có phải không?
Lắm chuyện quá.
Chà càfe Thổ Nhỉ Kì hay! hay! đoc các bố tôi nảy ra một liên tưởng hơi mất lịch sự một chút về cái tên nghe ngộ ngộ. Khi được hoc về mon Vệ sinh dich tễ,chúng tôi được thầy dạy về cấu trúc của hầm vệ sinh tự hoại và các kiểu bàn cầu...Có hai loại chính: kiểu Anh và kiểu Thổ. Kiểu Anh là bàn cầu ngồi bệt(xí bệt)lịch sự, kiểu Thổ là bàn cầu ngồi xổm (xí xổm)thô. Không biết kiểu gọi đó có gì liên quan không nhỉ? nhờ các bố giải giùm.Nhớ có chửi thì la toáng lên nhé, vì đang chỗ ăn uông1 lịch sự lại tương cái"Thổ..." vào.
DS
Hồi dậy bọn SV Lào chúng nó nói: các anh VN khôn thế, cái gì xấu cũng đổ cho nước ngoài, nào là : Viêm não Nhật bản, bệnh lậu Okinawa, hắc Lào, ghẻ Tầu... thế còn thuốc lào của chúng em thì sao?
GM.
Đọc bài xong tôi định xách ngay máy ảnh lên đi chụp lại tất cả các quán CF đã nhắc, vì rất nhìu wán trong số đó tui đã từng lai vãng...nhưng nghĩ lại: ảnh đã đầy rẫy trên Net rồi, lại đẹp hơn mình chụp
-CATINAT CF cũng là nơi tôi được gặp Cố NS TCSơn lần cuối cùng, 3 tháng trước khi ông mất-1cây Đại Thụ của mọi thời đại-ông chỉ ngồi bất động nghe tôi nói, ông kcòn 1 chút Sinh Lực nào
-Phạm Văn Hạng đã ngao du với nhóm chtôi 2tháng xuyên Việt, ô cho xem Vườn Tượng, quá kinh ngạc: tsao 1 người lại có thể làm nhiều việc thế. Cứ về KS là chtôi lại đánh bài, thằng "kiếm tiền học cho con", thằng "mua sữa cho cháu", thằng "Túng đi Buôn, Buồn đánh Phỏm"...PVHạng k tham gia, ô luôn có những wan tâm Riêng...trông ô rất Thư Thái
Có thể nói VNSĩ là 1 thế giới Phức Tạp từ Nội Tâm cho tới Sinh Hoạt...nhưg Giao Du với họ cũng có nhiều Thú Vị
Tại sao bạn "adm" lại lấy hình mấy con mèo của HB làm biều tượng cho mình nhể ? Có ý nghĩa gì ko ?
HMK6
Vô tình thui mà, post vào cái comment bài của BM bên UT xong chưa đổi lại. Sẽ đổi thường xuyên
JM à,Lạng sơn có phố Kỳ Lừa,hay Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,nhưng đố các bạn thế nàng Tô Thị bây giờ đi đâu?hay bây giờ Lạng Sơn có nhiều nàng Tô Thị quá,nên gặp nàng Tô Thị đã chừa chưa Anh...
ĐC
Đồng đăng có phố Ký lừa
Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi.
GM.
Đồng đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi.
Thay vào đấy là một nàng Tô Thị thời @ được tạo bằng xi măng.
Cũng như vậy:
Hồng Gai có núi Bài thơ
Có hang đầu gỗ có, chùa Long Tiên.
Hang đầu gõ, trước đây gọi là hang dấu gỗ, vì Trần Hưng Đạo trước khi mở trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng phải làm các cọc gỗ nhọn dấu vào hang này. Khi còn nhỏ, tôi vào hang vẫn thấy dấu tích một cọc gỗ nhọn để ở đó. Vậy mà bây giờ, sau bao nhiêu năm về thăm lại thì không thấy cọc gỗ ấy đâu nữa. Trước khi đi làm nhiệm vụ, năm 1996, bọn lính chúng tôi đến đền Kiếp Bạc thắp hương khấn Trần Hưng Đạo thì thấy một cọc gỗ như vậy trong nhà tưởng niệm của Hưng Đạo Đại vương.
GM.
Củng phải tái giá thôi,chờ ngàn năm mà chẳng có hồi âm,bồng con mải mỏi tay lắm.GM nhầm rồi hang dấu gổ lúc đó là dấu gổ sưa đấy,mà thờ này thì gổ gì chẳng được hè
ĐC
Nếu từ ngàn xưa người ta đã biết đến giá trị của gỗ sưa như ĐC nói thì thử hỏi bây giờ trên lãnh thổ Việt Nam mình có còn cây nào không?
GM.
Cứ tưởng mấy ông học sinh miền Nam chỉ "lói ngọng", ai ngờ viết cũng "ngọng" luôn. "Gỗ sưa" thì lại thành "gổ sưa". Chọc chút xúi, đừng giận nghen, có buồn thì "đi nhậu".
GM.
Đăng nhận xét