Thứ Ba, tháng 6 18, 2013

Lấy phiếu tín nhiệm: Phải rõ trắng - đen

Pháp Luật TP.HCM trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng (QH khóa XII).
...Luật định là chỉ cần có đề nghị của một cơ quan QH hoặc của 20% tổng số đại biểu (ĐB) QH thì đã phải tiến hành bỏ phiếu (bất) tín nhiệm rồi nhưng 10 năm qua, cơ chế ấy không thể vận hành. Lý do rất dễ thấy: Nhân sự là công tác của Đảng, chưa có ý kiến lãnh đạo thì khó có chuyện một cơ quan nào của QH đề xuất. Và phần lớn ĐBQH là đảng viên, mà một trong những điều đảng viên không được làm là ký kiến nghị tập thể thì làm sao có con số 20%? Như thế, luật không thực hiện được vì vướng ở phương thức lãnh đạo của Đảng.
Theo ô.Thuyết "có đề nghị của một cơ quan QH hoặc của 20% tổng số đại biểu (ĐB) QH thì đã phải tiến hành bỏ phiếu (bất) tín nhiệm" là một cơ chế hoạt động của Quốc hội, tức là một cơ chế hoạt động của cơ quan thay mặt dân. Tiếp theo ô.Thuyết xác định rằng cơ quan thay mặt dân không thể vận hành được cơ chế hoạt động của mình vì "phương thức lãnh đạo".
Thời gian khó đã có câu "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Câu này bây giờ xem ra không đúng rồi. Việc của cơ quan thay mặt dân còn không làm được chỉ vì cái "phương thức".
Nếu mà tin ô.Thuyết thì thôi, thà là giải tán cái cơ quan ấy đi, toàn dân làm theo "phương thức" luôn, cứ a lô trên đài là làm. Có phải đơn giản mà lại đỡ tốn tiền dân nuôi cơ quan :-)

Không có nhận xét nào: