Nhân đọc bài của aPH viết về café, tôi thấy “ngứa ngáy”, nên viết bài bài này ea xem chơi, mong không phải là “múa rìu qua mắt thợ”.
Nói chung các món ăn chơi, sau hàng thế kỷ đều được nâng lên mức nghệ thuật đúng nghĩa. Pha café cũng vậy.
Khi pha café, trước hết, phin và ly phải được rửa sạch sẽ, tráng nước sôi đảm bảo không có bất cứ mùi vị nào khác và để cho nóng. Một số người còn để ly vào trong một chén nước sôi khi pha (thường là ở xứ lạnh như Đà lạt hay mùa động Hà nội). Café được cho vào phin vừa đúng mức của phin, trải đều dưới đáy phin và được cài lại nhẹ nhàng. Ở đây phải có phin đúng kiểu thì mới thực hiện được. Phin café phải được làm bằng kim loại không có mùi, không sét rỉ và không “hút” các chất lỏng như ở gốm sứ sẽ tạo nên mùi tạp của lần pha café trước đó (điểm này ngược lại hoàn toàn với uống trà), các lỗ trong phin phải lớn bằng nhau và được sắp xếp đều theo vòng tròn đồng tâm, nếu không café khi pha sẽ làm nghẹt một số lỗ và ra không hết làm café không đủ “đô” như mình lựa chọn. Lõi phin phải được cài vào một cách nhẹ nhàng để càfe được ép xuống nhưng còn chỗ để nở ra khi ngấm nước (chứ không “bạo lực” bằng cách siết bù lon).
Tôi may mắn còn giữ được 2 cái phin của VINALU sản xuất từ trước giải phóng để xài đến nay. Bây giờ muốn mua một phin café đúng cách sao không tìm thấy nữa. Hôm rồi, tại “Lễ hội café” tôi đã tìm và hỏi thì không ai biết loại phin đó. Thậm chí tụi nhân viên của một vài hãng café lớn còn nhìn tôi như “quái vật” và giới thiệu một số loại phin “xịn” vì …đắt tiền.
Sau khi cho café vào phin xong, cần rót một ít nước để làm ngấm café. Đây là điểm “bí quyết” mà rất nhiều dân uống cũng như bán café không biết hoặc bỏ qua. Nước rót vào lúc này chỉ vừa đủ láng mặt đáy phin và phải là nước không nóng, có thể hơi ấm nhưng không được lạnh mới ngấm đều vào bột café mà không làm nó chín thì sẽ không ra café nữa (café lạt nhách). Đợi cho café ngấm đều (khoảng từ 3 tới 5 phút) mới rót nước vào. Lúc này nước rót vào không phải là nước sôi mà chỉ khoảng 80oC là vừa. Có thể hiểu là nước rót ra từ bình thủy (phích nước) hoặc là nước nấu sôi trên bếp được rót vào bình thủy rồi mới rót vào phin (không rót trực tiếp làm café chín mất). Nếu rót nước sôi sẽ làm chát café bởi chất nhựa. Vị này sẽ được cảm nhận rất rõ khi uống café nấu bằng bình nấu café của tụi tây.
Không biết ông tổ nào ở miền
Ở tây chỉ có café Pháp (franzoesischer Koffee) là café thiệt từ chất liệu đến cách pha, còn lại đều là “dỏm”. Tụi tây mà uống café ta như nó uống (4 –5 ly / ngày) thì có đứt mạch máu não mà chết !
Nước được rót vào phin phải đầy để tạo áp lực cho café nhỏ giọt đều và đúng mức. Song tùy theo người uống, khi thấy đủ thì bỏ phin ra (thường người ta uống khi phin chỉ xuống hết một nửa). Lúc này có một số người thích châm ít nước sôi cho nóng. Việc này không làm café lạt đi nếu biết canh chừng lượng café nhỏ giọt từ phin xuống với lượng nước sôi châm thêm. Vì thực chất chỉ trong khoảng ¼ đầu của phin là café đã ra hết nước “cốt”, sau đó chỉ có tác dụng làm café loãng đi và giữ mùi café mà thôi.
Để “kiểm tra” được café pha có đúng cách không, người ta có thể dễ dàng nhìn vào phin café sau khi đã rót nước. Café được nhỏ giọt đều, không chảy thành dòng như “li lái”, không tắc nghẽn, nước trong phin trong, không nổi bột café lên và tất nhiên phải đầy như nói ở trên.
Thường khi uống đúng kiểu, phin café được đặt trên một cái ly thủy tinh để người uống có thể canh chừng mức café mình muốn và “thưởng thức” từng giọt café nhểu xuống. Khi đến mức, café được sang qua tách sứ chớ không uống bằng ly thủy tinh (điểm này thì tôi không hiểu tại sao ?).
Với “kinh nghiệm” gần 40 năm uống café, tôi phải xác nhận ông Quang anh tôi là một trong những người pha café đúng kiểu nhất. Tất nhiên phải là Ổng tự pha chớ không là “dịch vụ”.
Đây chỉ là pha café, còn muốn uống một ly café ngon thực sự còn rất nhiều yếu tố khác như loại café, chất liệu khi rang xay, pha chế, độ mịn của bột khi xay… và không thiếu được “không gian, ngữ cảnh” khi uống . Nhưng “Café ngon phải có bạn hiền” mới là điểm quyết định. Bởi vậy thỉnh thoảng tôi vẫn ra uống café vỉa hè dù ở đó chỉ toàn xác cau trộn với cơm cháy. Cafe Sài gòn chánh hiệu !!
28 nhận xét:
Bác HMK6 mà Post thì cháu xin fép Lanh Chanh nhảy vào nói leo chỗ người Nhớn:
- Dù là 1 tay CF Ngoại Hạng, ngày 10 fát, nhưg Trình fa CF của cháu lại rất...Gà, vì cháu chỉ u ngoài Quán
- Để Bổ Túc, cháu chọn con bé Xinh nhất làm Cô Giáo: nó dạy cháu không bằng bài bác vít, nhưg có 2 chi tiết mới: cho vào 1 chút Muối và khi CF không chảy thì dùng thìa gạt ở dưới hoặc mở Fin ra rạch 1 đường
- Về cái chữ PHÍCH thì cháu xin lưu ý bác nào có tên PHÚC knên đi các nước trong khối liên hiệp Anh
- Quá Phục bác HMK6 dám bỏ 1 chỗ lv lương cao, cháu cũng thích Rong Chơi "Ngày thì Tá Lả, Tối thì Bướm Ong" xin chúc bác HMK6 Năm Mới:
" Tiền vào như nước sông Đà
Tiền ra nhỏ giọt như Cà-Phê phin"
Xác nhận lời Hà mèo,cách pha đúng,Anh Chí đung là pha cafe ngon thật.Cafe Chí pha rất sánh và đậm đà. Không hiểu sao mình pha như HMeo nói nhung chẳng bao giờ thấy ưng ý.có lẽ là độ nóng của nước pha khôn chuẩn.
DS
Hà Mèo giỏi nhỉ, dám múa rìu qua mắt Chí Q...
Mà đúng thật, nên DS pha y như thế mà không được thế.
Ấn tượng cafe outdoor
Một vòng cafe Saigon
Saigon wifi cafe
1)Piano cafe 17 Hồ Xuân Hương –Q.3
2) Viet's top 80 Nguyễn thị Minh Khai ,Q.1
3) Yesterday 35A Nguyễn Đình Chiểu,Q.3
4) Cafe Y532/65 Cao Thắng, quận 3, TP HCM
5) The Metropolitan building
6) Điểm hẹn Sg cafe ngã tư Cao Thắng - 3/2
7) Vỉa hè Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi,... Nói chung là trung tâm Q.1
8) 39 kế bên Tax
9) 143 Lý tự trọng
10) Cafe Tí Ni. ở Nguyễn Đình Chiểu
11) Quán cafe lề đường ngay Hội Điện Ảnh SG, gần ngã 3 Tôn Thất Tùng-Sương Nguyệt Ánh
12) Trong trường Huflit,NIIT và RMIT
13) Windows' garden cafe 43 Nguyễn đình Chiểu
14) I.T Cafe ngã tư Lý Tự Trọng - Nguyễn trung Trực
15) Cafe cóc Vườn Chuối gần ngã 3 Điện Biên Phủ
16) Cafe Vy 40/13 Nguyễn Văn Đậu, F.6, Q. Bình Thạnh
17) Legend swimmingpoolside restaurant 2A-4A Tôn Đức Thắng
18) Quán rì ở 180A Nam Kỳ Khởi Nghĩa (ngã tư Võ Văn Tần - NKKN)
19) Cafe Nhịp sống TP 29-31 Bà Huyện Thanh Quan.
20) Cafe Tùng Linh 63/2 Lê Văn Sỹ Phú Nhuận
21) Sài Gòn Phố-125 Trần Quốc Thảo ,Q.3
22) Chợt Nhớ 2- 262 Nam Kỳ Khởi Nghĩa ,Q.3
23) Index House- 98 Lê Thánh Tôn, Q.1
24) Grammy Coffee- 40B Trần Cao Vân,Q.3
25) Nirvana- 37 Nguyễn Đình Chiểu ,Q.3
26) Chung cư Thanh Niên_Bàu Cát
27) Càfê lề đường -số 2 Trần Quốc Thảo Q3
28) Cafe UNIQUE Cạnh siêu thị Maximart Cộng Hoà, đường Nguyễn Thái Bình, Tân Bình
29) Cafe Uyên NguyênĐường Nguyễn Văn Trỗi, đối diện Nhà văn hoá Quận Phú Nhuận
30) Cafe CNN Đường Nguyễn Văn Trỗi, gần Saigon Omni Hotel
31) Càfê Planet 98 CMT8, quận 3
32)Cafe Ca't Đằng - Trần Quang Khải -Q1
33) Café Papa Hồ Con Rùa
34 ) dzi Café 212/ A44 Nguyễn Trãi Quận 1 ( gần vòng xoay Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh - Phạm Ngũ Lão)
35)Crêperia & Cafe : 5 Hàn Thuyên - nhìn ra công viên 30/4, trước Dinh Độc Lập, đi Pasteur lên rẽ phải.
36) Café Đôrêmon 63/2 Lê Văn Sỹ, F.13, Q.PN
37)CaféBảo Quang ở đường Ngô Quyền, ( Ngay góc ngã tư Nguyễn Trai với Ngô Quyền.)
38)Café Sành Điệu ngã 3 CMT8+̀ Tú Xương.
39) Café Sành Điệu ngã 3 CMT8+̀ Nguyễn du
Cách đây mấy năm có Cafe Phương 8 Hồng Hà Nổi tiếng SB Tân Sơn Nhất. Tiếc rằng nay không còn...do bà chủ nghỉ hưu. Dân phục vụ hàng không nay vẫn còn hỏi ...liệu có mở lại quán.
"Sành điệu" quá Hmeo ơi. Nhưng Hmeo quên mất một điều : Khi uống Cafe ngòai các yếu tố như chú đã nêu còn thiếu một yếu tố cực kì quan trọng là thuốc lá, uống li cafe mà thiếu thứ "ma túy" này thì khác gì các "bố" đi hát Karaoke thiếu "tay vịn"? Hồi tôi còn ở VN (cách đây hơn 20 năm), mỗi lần vào quán Cafe,ngoài li cafe ra còn "cao giọng" gọi :" Cho điếu 3 số". Sau đó, tẩm điếu 3 số vào nước cafe đợi cho nó xe xe đi mới hút. Hồi đấy hầu như gã thanh niên nào vào quán đều làm như tôi,hình như để giải quyết "khâu oai" chứ thực ra có thấy "ngon hơn" gì chi mô. Bây giờ về VN không còn thấy cảnh như vậy,hơi nhớ. Quang xèng.
cafe mà ko có thuốc lá thì như đi giữa trời tuyết mặc áo lạnh với quần lót vậy.
Nhưng ở saigon ko có tuyết nên nhiều thằng cũng dám cởi lắm !!!
HMK6
Tôi có vinh dự "cùng nhau" với anh ruột tác giả bài viết này trong một thời gian tương đối dài. Nhưng chưa bao giờ được uống cà phê kể cả "tự pha" cũng như "dịch vụ". Có lẽ lúc được "cùng nhau" thì cà phê còn quá đắt và xa xỉ?.
Tôn Gia Quý
Văn hoá, Ẩm thực
Cách pha cà phê
Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau:
* Ở các nước Đức, Thụy Sỹ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908
* Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê.
* Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Bankal pha cà phê theo “kiểu Thổ Nhĩ Kỳ”. Theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên. (xem thêm Mokka)
* Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam. Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press), sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc.
* Cà phê tan : loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay.
Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng.
Pha cà phê
Ngày nay, cà phê dường như đã trở thành trung tâm văn hoá của con người. Chúng ta bắt đầu một ngày mới với một tách cà phê, tán gẫu với bạn bè trong quán cà phê, trở nên năng động hơn cũng sau khi uống cà phê. Để có thể phục vụ chúng ta như vậy, hạt cà phê đã phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp: từ Thu hoạch, Sấy khô, Đóng gói, Rang, Xay…Thế nhưng tất cả những công đoạn kể trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có quá trình cuối cùng nhưng cũng là quan trọng nhất : Pha cà phê. Nếu quá trình này được thực hiện thành công thì tất cả những gì bạn phải làm chỉ là thưởng thức tách cà phê của bạn và sống năng động hơn!
Các phương pháp pha cà phê
Pha cà phê - cuối cùng và quan trọng nhất
Có rất nhiều phương pháp dùng để pha cà phê. Những phương pháp này có xuất xứ rất khác nhau: có cái bắt nguồn từ Pháp, có cái từ Ý, có cái lại từ Nhật. Nhưng dù là phương pháp nào thì cũng nhằm tới một mục đích cuối cùng – đó là một tách cà phê hoàn hảo. Những phương pháp nêu ra dưới đây chỉ là một số ít trong rất nhiều những phương pháp đó:
* Phương pháp nhỏ giọt kiểu lọc (Filter drip): đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì tiện dụng và dễ làm. Bạn chỉ cần đun nước cho tới gần sôi rồi đổ lên trên cà phê đã được xay. Có hai cách để thực hiện phương pháp này:bằng máy hoặc bằng phễu lọc.
* Phương pháp nhỏ giọt kiểu Pháp (French drip): lại là một phương pháp pha cà phê nhỏ giọt nữa. Nước sôi được đổ vào cà phê đã xay, lúc này đang bị nén bởi phần trên của ấm pha cà phê bằng sứ. Cà phê sau đó sẽ nhỏ giọt xuống ngăn dưới của ấm pha
* Phương pháp nén kiểu Pháp (French Press): đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở châu Âu, tạo nên tách cà phê có hương thơm hơn và đặc hơn. Cà phê xay được cho vào cốc thủy tinh, đổ nước nóng lên trên và chờ cho ngấm khoảng 4-5 phút. Sau đó, pittông, bộ phận được gắn vừa vặn vào thành trong của cốc, được ấn xuống và lấy hết bã cà phê ra ngoài. Dung dịch còn lại trong cốc là cà phê của bạn.
* Phương pháp dùng máy pha cà phê (Percolator): đây là phương pháp hay được sử dụng vào những năm 1950, hiện nay đã lỗi thời vì bất tiện. Đầu tiên, nước được đun sôi trong phần dưới của máy pha, sau đó được đẩy lên tới phần lọc chứa đầy cà phê xay. Sau đó, dung dịch thu được sẽ nhỏ giọt trở lại phần dưới máy pha, tiếp tục chu trình của nó cho tới khi đạt đến độ đặc mong muốn.
* Phương pháp chân không (Vacuum): đây là phương pháp khá trang trọng và thường được sử dụng tại Nhật Bản. Máy pha có cấu tạo gồm hai ngăn thủy tinh nhẹ. Nước được đun tới gần sôi ở ngăn dưới, sau đó được đẩy lên ngăn trên, ngấm với cà phê xay ở đó và lúc này ngừng tác dụng nhiệt. Nhiệt độ ở ngăn dưới giảm dần xuống, tạo môi trường chân không khiến cho hỗn hợp cà phê và nước bị hút trở lại ngăn dưới. Ở phương pháp này, cà phê và bã cà phê được tách riêng ra nhờ một thiết bị lọc
Mẹo pha cà phê
Con đường dẫn tới một tách cà phê hoàn hảo…
Sau đây là một vài mẹo pha cà phê dành cho bạn:
1. Luôn dùng nước sạch và mới để pha cà phê
2. Cà phê phải được pha 3-4 phút ngay sau khi xay
3. Hãy chắc chắn rằng máy pha của bạn sạch sẽ
4. Nếu hâm nóng tách cà phê trước khi pha, cà phê của bạn sẽ nóng lâu hơn
5. Loại máy xay cà phê phải phù hợp với cách pha cà phê mà bạn dùng
Cách pha cafe của cánh ĐHKTQS:
1. Cho cafe bột vào một chiếc bí tất (chưa qua sử dụng), buộc lại, sau đó đổ nước sôi vào.
2. Sang hơn một chút, nhưng ngại chờ lâu: trước khi đổ cafê vào phin, lót một lớp đường mỏng xuống đáy phin sau đó cho cafe vào và rót nước sôi. Đảm bảo theo cách này cafe chẩy nhanh hơn, không bị tắc, chúng tôi gọi đó là cách pha "tốc hành".
GM.
Cafe pha bằng bí tất đã sử dụng rồi chắc là còn ngon "tuyệt cú mèo"
HMK6
Bác GM mới nói bi tất mới thì phải luộc lại, con bi tất cũ đã có bảo hành không cần phải luộc " tuyệt vừi"
Còn cách pha của đoàn 559 :
Đại đội trưởng công binh nói với cậu công vụ :
_ Cậu sang bên đại đội thanh niên xung phong xin mấy miếng vải xô mới cho tớ.
Hôm sau bên thanh niên xung phong xì xèo : đồ phơi trên dây mất.
C trưởng công binh ...
K.Việt
bác KV fải giải thích cái Món Đặc Sản của thời Thổ Tả đó, các Cháu bây giờ chẳng bít là gì đâu, chúng dùng đồ chế tạo sẵn rất chi là tiện lợi. Tiện thể xin đố bác KV: trong mỗi bịch có bao nhiêu Miếng ?- Đoán Trúng, bác sẽ được hãng Softina tài trợ dùng sản fẩm 1 năm miễn fi - loại "2cánh 3lớp hoàn toàn yên tâm", loại này fa CF chắc chắn là không chảy
Nói phét hết! Chúng tớ dù ở Tây, Tàu lâu năm nhưng không sướng uống coffee sơm mà chỉ "thả" (trà). Ôi cái vị ngọt tận họng của trà thì.. quên đi!!! Suớng và tỉnh táo lắm lắm!!!
Nếu chuyện trà, thì cách pha cũng ko phải đơn giản. Bữa nào tôi đủ sức sẽ xin hầu ae chuyện này. Mấy hôm nay đầu óc ko còn văn nữa. Có lẽ vì vắt hết để viết bài pha cafe rồi ! Đúng là thông minh thì có thừa, nhưng chỉ bị cái lâu nhớ chóng quên !
HMK6
Espresso
Mặc dù chỉ là một cách pha cà phê, nhưng khi phân loại, Espresso vẫn đứng thành một phần riêng biệt vì tính chất đặc trưng, sự phức tạp trong pha chế và vì cả sự phổ biến của nó nữa. Phương pháp này đòi hỏi phải có các quá trình rang, xay, trộn và pha riêng biệt. Ngày nay, Espresso đã trở nên phổ biến tới mức, nếu bạn chưa từng uống Espresso cũng tương đương với việc bạn chưa bước chân vào Thế Giới Uống Cà Phê!
Espresso là gì?
Cái tên Espresso bắt nguồn từ nước Ý.Trong tiếng Ý, Espresso được gọi là “express”, nghĩa là cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức. Cách pha cà phê Espresso được quy định bởi bốn chữ M’s : “…Macinazione nghĩa là cách xay cà phê, Miscela là cà phê trộn, Macchina là máy pha cà phê, và Mano là bàn tay khéo léo của người thợ pha cà phê…” Cà phê Espresso sẽ trở nên hoàn hảo nhất nếu bốn chữ “M” trên được thực hiện đúng.
Chứ không phải như chuyện của GM: Con gái mới "chống lầy" khoe với mẹ: "Cái chất mà thằng chồng đổ sang cho con y như cà-phê Braxin "đậm đặc tới giọt cuối cùng"!".
Cafe của bạn đã được rang, xay, pha đúng điệu (và đã cộng thêm nhiều yếu tố khác) nhưng chỉ cần bạn áp dụng 1 mẹo nhỏ sau đây, thì cafe sẽ ngon hơn:
Bên cạnh li cafe nóng là li nước trắng (nước lạnh hoặc bằng nhiệt độ môi trường đều được). Anh uống 1 chút nước trắng, rồi uống 1 ngụm cafe, và tuần tự tiếp diễn cho tới hết. Phương pháp này gọi là "uống cafe kiểu Thụy điển".
Rất dễ thực hiện. Hiệu quả lập tức.
Tôi đã thử nghiệm. Đây chính là mmột Fragment trong phim "Mười bẩy khoảnh khắc mùa xuân" với nhân vật huyền thoại, đại tá tình báo Liên Xô Stirlit.
GM.
Thảo nào C trưởng KV cao thế!
Đỗ Nghĩa.
Chính xác 100%. Không có gì qua được mắt đ/c Giang mù.
Chào Quý nhẽo.
Ông nói chưa bao giờ uống cafe với tôi là sai, sai nhiều lắm. Ít nhất 1 lần. Đó là hồi ông từ Đại Đức về nước, vô SGN. Anh em nhậu 1 bữa ngiêng ngả, rồi kéo nhau đi uống cafe tiệm. Tôi nhớ rõ là ông uống cafe kiểu Đức:
Sau khi cafe xuống hết, ông xin 1 li cối nước nóng (loại nửa lít) rồi đổ tuột cafe vào li cối, và chỉ sau 5 ngụm, nửa lít cafe hết veo.
Hôm đó tôi đã "nhường" 1/2 số lượng cafe (1/2 xuống sau) trong li của tôi cho ông. Chúng cũng nhanh chóng ra đi với cùng phương thức như nói trên.
Đành rằng xem sách có biết cafe kiểu Đức, nhưng đấy là lần đầu tiên trong đời, tôi tận mắt thấy người ta uống cafe theo kiểu uống bia.
Mô phật.
Công dụng thứ 2 của cafe:
Khi ăn kem li, bạn "nhểu" vào kem 1 chút cafe đậm đặc, móm kem sẽ ngon hơn cả ý định của Nhà làm kem.
Có thể thay cafe bằng 1 chút rượu Rum cũng đem lại hiệu quả tương tự.
TB: nếu không có rum thì dùng 1 lọai rượu nặng khác cũng ok như thường.
Công dụng thứ 3:
Khi bạn buồn ngủ, hãy uống 1 li cafe cho tỉnh táo. Khi bạn mất ngủ hãy uống 1 li cafe cho dễ ngủ.
Công dụng thứ 4:
Khi bạn bị nhuận trường quá cỡ, xin uống 1 li cafe. Khi bạn bị táo bón chút đỉnh, xin uống 1 li cafe.
Đọc đến đây tôi đâm thất kinh. Hóa ra mấy chục năm nay mình chỉ toàn "nuốt nước cefe",chưa biết uống thì còn nói gì đến chuyện thưởng thức.
Tay Hà mèo này đúng là mèo già đâm hóa cáo cụ, viết rất hay.
Hắn viết trên trời dưới biển, để rồi cuối cùng quay về "đánh bóng" thương hiệu anh Chí lớn mới thật tài tình. Thú thật ở gần anh Chí mà tôi chả biết "trời cao đất dày" gì cả. Cafe anh Chí pha cho tôi uống thấy cũng tầm tầm. Có thể:
- Anh Chí chỉ xài cafe loại 2 đễ mời khách!Cafe loại 1 dành " xử lý nội bộ".
- Cái thằng tôi không biết thưởng thức "tài" phai cafe của anh Chí-"đàn gẩy tai trâu" như các cụ vẫn nói.
Hy vọng một ngày nào đó sẽ được nếm cafe xịn anh Chí pha. Thời buổi bây giờ khâu lăng xê, quảng cáo thực hư loạn náo.
TM
Bây giờ ở HN, giới @ còn thích thưởng thức một "dị bản" của cafe, đó là: sữa chua pha cafe. Sữa chua Vinamilk trộn với ít cafe, ngoáy đều lên. Các bạn thử xem.
GM.
TM đừng buồn. Mấy sớm ở nhà anh Chí nhớn mỗi lần thấy tôi uống cà phê là vợ nó lại cười. Vì thấy tôi pha thêm nước cho loãng, làm cái rẹt như uống coca. Tôi chỉ hơn anh được cái là thấy anh Chí thưởng cà, rất phê.
Thực ra không phải nhà cháu tiếc gì cafe, dưng mà bác TMinh uống cafe theo gu uống trà đá, thử hỏi, pha đúng điệu làm chi cho nó ... Vì vậy nhà cháu pha theo gu nhà hàng 5 sao rước bác xơi. Đúng gu nhà hàng 5 sao chứ chả chơi.
Vô nhà hàng 5 sao (6 sao thì càng đúng), nếu anh muốn uống cafe xin hãy gọi trà, nếu anh muốn uống trà xin hãy gọi cafe.
Bây giờ nhà cháu ít uống cafe, nên cũng không đầu tư nghiên cứu, thanh thử "lục nghề" rồi. Bác tới chơi thì vợ con nhà cháu nó pha, pha đúng kiểu cafe đá của Sài gòn.
HCQuang
Đăng nhận xét