Chủ Nhật, tháng 10 03, 2010

Đại lễ nghìn năm Thăng Long, về đất tổ nhà Lý

Chủ Nhật 3/10, vùng Hoàn Kiếm, Ba Đình Hà Nội vẫn nườm nượp nguời về dự lễ, tham quan. Mình là dân bản địa, nhường cho đồng bào xem trước. Hoàng thành còn triển lãm tới hết tháng 10, xem sau cũng được. Nghĩ mãi mới ra nên sang đất phát tích của nhà Lý.

Chúng tôi 4 người sang Từ Sơn thăm đền Đô thờ tám ông vua nhà Lý. Lần đầu tôi sang đây đã khá lâu do VT dẫn lối đưa đường. Lần này không thể thiếu ông bạn vàng. So với lần trước Đền đã có một số thay đổi nhỏ thu hút chú ý của cả nhóm. Trong đó có chuyện mấy con nghê Tầu (bì hưu của anh TM) đã được đưa ra ngoài.
Mà có thêm khối đá ngọc mã não Lâm Đồng do người ta cung tiến để tỏ lòng biết ơn kính trọng tiền nhân.
Người ta nói về khối ngọc.
Rồi chúng tôi sang chùa Phật Tích, nơi du nhập đầu tiên đạo Phật dòng Ấn Độ.
Ở đây, nhân nghìn năm Thăng Long, vừa làm lễ khai quang tượng Phật bằng đá lớn nhất ĐNA đặt trên ngọn đồi cao.
Chùa Phật Tích bên sườn đồi cấu trúc tương tự như chùa Dạm, kè đá nhiều cấp. Tuy nhiên nếu chùa Dạm được trùng tu thì có thể còn to hơn chùa Phật Tích.
Sân chùa rộng rãi, nhà tăng, nhà khách,... Nhìn từ trên chùa xuống ông VT bé bằng... con kiến :-)
Sau lưng chùa là tháp mộ của các sư trụ trì, một vài tháp tiêu biểu.
Trong chùa có tượng Phật bằng đá.
À, còn có một mộ tháp(?) theo phong cách tháp Chăm(?)
Trên núi là tượng Phật cũng bằng đá, to lớn hơn mọi tượng khác đã có ở ta. Ngài nhìn về Nam Tây Nam.
Anh Tt cầu mọi sự tốt lành đến với gia đình (có lẽ thế). Vừa rồi có nhiều chuyện quá. Ông VT và ĐC ngại leo, không lên.
Rời chùa Phật Tích chúng tôi sang chùa Hồng Ân của làng Phù Khê Thượng, tổ nghề gỗ của cả Đồng Kỵ, Đình Bảng. Chùa được xây dựng nên có công lớn của một trưởng thôn "20 năm cơm tù".
Phải nói là choáng với quy mô của chùa làng. Cũng phải thôi, khi đây là một làng rất giầu. Cột ngoài và lan can đá chạm trổ tinh vi.
Phần cột gỗ nóc hơn chục mét thẳng, liền và to một người ôm không giáp tay. Ảnh này là phần thấp, phía trước ban thờ.
Tượng đá xấp xỉ trăm tấn liền khối(?) được đặt yên vị trên bệ rồi mới dựng chùa bao ra ngoài. Đây là hậu cung, nơi cao nhất. Riêng bệ tượng đã phải ép, nhồi hàng chục cọc.
Một góc khuôn viên chùa có nhà tưởng niệm liệt sĩ cách mạng.
Mà liệt sĩ đầu tiên là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, rồi các liệt sĩ khác trong các cuộc kháng chiến sau này.
Chúng tôi đã kết thúc ngày thứ ba Đại Lễ như thế.

Anh Tt có góc nhìn khác, tiếp tục chia sẻ nhé. Trên xe tôi đã nghe ông nói chuyện với HH "thịt chó, thịt gà đều ngon, chỉ có hơi nhiều... ruồi" :-)

3 nhận xét:

LêThanh nói...

Đây toàn là chùa mới xây nhân dịp 1000năm Thăng long ah? Còn chùa cũ ở đâu vfa cảnh vật thế nào?

Nặc danh nói...

Nhìn thấy là chùa mới, nhưng có tượng và mộ cổ. Mới "mua" à?

HMK6

HữuThành.Nguyễn nói...

Khô..ô..ng! Chùa Phật Tích là vẫn làm lại trên đất cũ của chùa. Còn chùa Hồng Ân thì dịch sang chỗ khác, chắc là cho rộng rãi hơn, mới khánh thành năm 2006.