Thứ Tư, tháng 10 06, 2010

Luật Bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) thí dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
Quyền tác giả tại Việt Nam
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền sau đây: 1. Quyền Nhân thân - Đặt tên cho tác phẩm - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 2. Quyền tài sản - Làm tác phẩm phái sinh; - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; - Sao chép tác phẩm; - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.

 


QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
Quyền tác giả là quyền mà pháp luật ban cho người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính). Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của “lao động trí tuệ” của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết.
Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả. Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn. Với đa số các loại hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm thực hiện việc công bố hoặc định hình (nếu chưa công bố). Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc để được thụ hưởng quyền, nhưng đăng ký quyền tác giả/quyền liên quan với COV thường mang lại thuận lợi cho người được ghi nhận là tác giả/chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.

4 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Lưu ý: quyền tác giả có hai mặt.
Một mặt bảo vệ quyền của một người với tác phẩm của mình;
Mặt khác quy trách nhiệm của một người đối với phát biểu công chúng đã được ghi nhận trên một phương tiện bất kỳ hoặc được những người làm chứng công nhận.
Bởi vậy quyền tác giả về mặt luật pháp không chỉ là quyền được bảo vệ mà còn là quyền không thể chối từ.

TQtrung nói...

Nếu có vi phạm quyền tác giả và vụ việc được đưa ra công quyền, người chủ Blog(hoặc Web, báo viết, nhà xuất bản, cụ thể ở đây là Tổng quản Hữu Thành, Vinhnq, hoặc nhà xuất bản Kim đồng)cũng phải liên đới chịu trách nhiệm vì đã sơ xuất để bài đăng trên báo mình bị người khác lợi dụng, hoặc đã in sách, bài viết mà không kiểm tra nguồn gốc. Đặc biệt, NXB sẽ còn mang tội vi phạm bản quyền nếu tác giả bài viết đưa ra bằng chứng xác thực chứng minh bài viết của mình bị sử dụng mà không xin phép. Điều này hẳn những người làm "sách báo chuyên nghiệp" đều biết rõ.

Nặc danh nói...

Lính Trỗi bôi mặt kiện nhau đê!

HữuThành.Nguyễn nói...

Xét trên bình diện xã hội và pháp luật thì đây là chuyện lớn. Bạn Trỗi lại cười nhạt cho qua.
Nói ra để biết đúng sai, để ít ra trong lòng khỏi canh cánh, khỏi không biết nói gì khi sách "Trỗi" lưu hành ngoài XH với cái lẩn khuất đằng sau như thế. Nói cho đúng, bạn Trỗi chắc không thiếu gì trò gian manh, thậm chí tội lỗi, cuộc đời mà. Nhưng sách thì đừng, dù nhỏ.
Sách rồi cũng được mua hết thôi. Kinh nghiệm của giới sâu-bit (nghệ thuật trình diễn) là cần có xì-căng-đan :-)