Thứ Sáu, tháng 9 26, 2008

Tham khảo: "Một tình cảnh đớn đau…"

(theo http://www.giaodiemonline.com)

Giáo sư Lý Chánh Trung là một trí thức Công giáo, tốt nghiệp đại học Công giáo Louvain tại Bỉ quốc. Trước năm 1975, ông nổi tiếng không những trong khuôn viên các đại học lớn tại miền Nam mà còn cả trong giới trí thức Công giáo dấn thân vì những quan điểm tiến bộ của ông về tôn giáo và về dân tộc. Tác phẩm gây nhiều tiếng vang nhất của ông, Tìm về Dân Tộc (Trình Bày, Sàigòn, 1967), đã cho thấy những mâu thuẩn căn bản giữa tôn giáo (của ông) và dân tộc Việt Nam. Ông đã trình bày “không tránh né một khía cạnh nào, dầu là một khía cạnh có thể gây vài điều bực dọc cho một số người đồng đạo của tôi, và cho riêng tôi nhiều nỗi khổ tâm”.

Đoạn trích dẫn dưới đây (từ tác phẩm nầy) cho thấy sau hơn 40 năm, những suy nghĩ vừa có tính học thuật vừa phản ánh hiện thực của ông vẫn còn có giá trị cao, đáng và cần cho các đồng đạo của ông suy gẩm. Nhất là đồng đạo hiện nay tại nước ngoài, nơi mà tư tưởng được tự do lưu chuyển phóng khoáng và tài liệu được tự do truy cứu tìm tòi, nhưng tư duy của họ thì nói chung vẫn còn bị hóa thạch.

14 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Đọc vài khổ đầu của đoạn trích dẫn đã thấy chuyện "TSQ VN" vừa qua ở đây cũng giống như sự lựa chọn giữa hai tôn giáo, giữa "sự giải thoát trong Phật giáo đặt nền tảng trên sự giác ngộ cá nhân" hay "sự cứu rổi trong Công giáo đặt nền tảng trên sự gia nhập giáo hội".
Ngộ nghĩnh nhỉ!

Nặc danh nói...

Chiện TSQ VN là chiện nhỏ cùa cánh Trổi nhà ta.

Còn chiện Kytô giáo VN là chiện sống chết của VN. Đây là cái ung nhọt nhức nhối của dân tộc VN. Không thể dung dưởng mãi cái đám người, ăn cơm VN, mà lòng hướng về nước Chúa Vaticang.

Pác nào coi là tôi nói quá đáng, thì cứ nhìn việc làm của các chức sắc Ki tô giáo La Mã địa phận HN cùng với giáo dân côn đồ của chúng từ đầu năm nay cho kỹ, rồi hãy phát biểu.

Ở HN mà chúng đòi được, thì ở 68 tỉnh thành còn lại, chúng sẽ đồng lọat ra quân đòi đất cho mà coi. Mà ko chỉ đất đâu nhá. Đừng quên bài học Gdansk.

Mong ACE nhà Trổi chúng ta đừng mơ hồ với cái ung nhọt này.

Những lời tâm huyết.

4 SG

Nặc danh nói...

Cám ơn TQ đã cho ACE nhìn ké "suy nghĩ của một trí thức dân tộc VN theo và nghiên cứu về Thiên chúa giáo". Nếu có thời gian, TQ xem thêm mục: Tây dương gia tô bí lục, trên địa chỉ:TTVN.com. Có thông tin gì bổ ích, TQ trích cho anh em xem với.
Comment của TQ em thấy hơi bị "nặng". Thiển ý của em là: "TSQ VN" với Trỗi như là anh em thất lạc lâu ngày tìm thấy nhau, chưa đến nỗi " đoàn kết tôn giáo" đâu.

HữuThành.Nguyễn nói...

Nhầm rồi, tôi chỉ muốn nói qua chuyện TSQ VN mà bộc lộ hai cách nhìn về tập thể Trỗi. Hai cách nhìn, cách quan niệm ấy nếu ghép với suy tư của Lý Chánh Trung có thể phân thành:
- một là Trỗi "Phật giáo" anh em tuỳ nghi đến với nhau, tự thân vận động, với nhiều hình thức khác nhau: bia hưởng lạc, cà phê đôi khi, tá lả xếp quạt, câu cá trong lều, ...
- cách kia là Trỗi "công giáo" tập hợp trong tổ chức chặt chẽ có trên dưới, lớp lang, một người hô trăm người ứng, ...

Nặc danh nói...

Lịch sử truyền giáo (Thiên chúa) vào VN là một bi kịch.Ngay những người theo đạo cũng có cái nhìn khác nhau.Mà đại diện là các Dòng lớn, có thể phân hóa rất rõ ràng.
Một là theo Chúa, kính Chúa song vẫn giữ hồn Dân tộc.
Một đã theo Đạo Chúa là con dân của Chúa và nước chúa.(không tổ quốc, hay cả trái đất này là nước của Chúa,hay là nơi chúa ra đời-Israen?)
Hai"trường phái"này đấu tranh kịch liệt với nhau,mà có lúc Vatican phải hòa giải ,phủ dụ.
Các bạn có thể tham khảo quyển TÂY DƯƠNG BÍ LỤC ở thư viện quốc gia.
Chúa Gie su có câu nói nổi tiếng: 500 năm nữa Đạo của ta sẽ thống lĩnh toàn thế giới.Nay đã hơn 2000 năm rồi?
DS

Nặc danh nói...

Em nhất trí là 2 cách nhìn về gia nhập TSQ của Trỗi. Nhưng nếu chia thành cách nhìn của Trỗi "phật" và Trỗi "chiên" thì hơi bị "nặng". Vả lại,chia như thế mọi người dễ ủng hộ Trỗi "phật" lắm.
Mà TSQ cũng đều là anh em mình cả. Chỉ tội, khi sinh ra, do hoàn cảnh, bố mẹ để mỗi đứa một nơi, không dặn lại. Nay đã yên bề gia thất, tuổi lại cao, tìm được nhau, hơi khó đồng cảm và chia sẻ khi ngồi cùng nhau. Nhưng dù sao, "giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã" anh ạ. Có ít lời giãi bày cùng TQ, có gì sai sót mong TQ tha thứ.

Nặc danh nói...

Cái đế chế bảo thủ nhất TG nay cũng đã thay đổi rồi, không còn như bài viết nữa. Trong lể nhận chức của Giáo hoàng mới đã thấy các giáo dân mang trang phục dân tộc. Giáo hoàng này cũng đã từng có mong muốn nói chuyện với đại diện của Hồi giáo (tuy ko thành). Nhà thờ Đá ở Ninh bình với hình dáng như nhà chùa VN gần đây cũng đã được ca ngợi (điều vốn ko có trước kia). Đó là sự công nhận TG thực tại : các thế lực cùng tồn tại bên nhau, công nhận lẫn nhau !
Bảo thủ nhất TG mà còn thay đổi theo hoàn cảnh thực tế nữa là...

HMK6

AK7 nói...

Mượn ngôn từ mà làm j?ACE Trỗi ta có j cứ nói thẳng ra với nhau (như hồi xưa ấy).Vui,buồn thì đến với nhau tìm sự chia sẻ cho ấm cái tình...Nếu ko thích thì chào các pác e ngược,cũng chẵng sao.

E vẫn chưa rõ ý pác HT cho lắm?Hóa ra Trỗi lại có 2 "tổ chức" cùng "tồn tại và phát triển" à?Chứ thực ra e nghĩ Trỗi vẫn là một tổ chúc (trường,các k)đấy thôi.Điều j mà đồng lòng (như việcthiện...)thì cùng làm,ko thì thôi.Chẳng ai ép ai cả.Xin lỗi pác nếu e nói sai!

Nặc danh nói...

Mình cũng đồng tình với Vũ Anh!
KQ

HữuThành.Nguyễn nói...

Có gì đâu, hoá ra bài này vì một nhận xét "chơi chơi" lại quay về với chuyện Trỗi.
Đăng bài này cho mọi người xem, trước hết vì nó làm thay đổi quan niệm của tôi rằng đạo giáo nào cũng hướng thiện.
Nói rằng đạo giáo nào cũng nhân bản và hướng thiện có lẽ là không sai. Nhưng trên thực tế cách hành đạo "độc quyền chân lý" sẽ không đưa tới cứu cánh mà nó đặt ra. Lý Chánh Trung đã lý giải điều đó.
Trước Lý Chánh Trung thì Nguyễn Khắc Viện cũng đã vẽ lại con đường truyền đạo vào là song hành với quá trình thực dân xâm chiếm VN. Bởi thế từ đặc điểm làng xã mà từng điểm nhập đạo, do bị phụ thuộc kinh tế kiểu địa chủ-cố nông, đã chuyển hoá thành xứ đạo toàn tòng mà "cha" không chỉ lo việc "đạo" mà còn cả việc "đời" nữa. Nhờ vậy "thanh gươm thép" và "ngọn lửa toà dị giáo" của các "cha" được "di thực" thành công vào VN dưới hình thức bạo lực của chính quyền thực dân. Bởi vậy Nguyễn Khắc Viện cho rằng "Không một tín đồ công giáo trung thực nào sẽ phủ nhận điều này, và nhiều người công giáo Việt Nam sẽ cố công để rửa sạch cái dấu vết phản dân tộc này". Điều này đúng. Đáng buồn là lại cũng có nhiều người công giáo VN mới lại đi vào vết cũ. Phải chăng chính sự độc quyền chân lí của công giáo làm cho giáo dân của họ không thoát khỏi vòng day dứt?
Quay trở lại với "chuyện nhỏ của ta" theo cách 4SG nói. Là một nhận xét nho nhỏ về cách tự nhìn mình của anh em mình thôi.
Trên thực tế cách nhìn nhận rằng "Trỗi vẫn là một tổ chức", theo đúng nghĩa tổ chức, sẽ dẫn tới những bế tắc mà có thể một trong số đó đã hiện thực; là chuyện làm mộ anh Trỗi mà JM bức xúc trong một bài đăng gần đây. Một quyết định nhân danh tập thể nhưng không được mọi người quan tâm ủng hộ?
Gần đây, việc "trường Trỗi làm nhà văn hoá tặng xã Mỹ Yên" cũng vậy. Ban LL trường ngồi với nhau, xã ước khoảng 300 triệu, ta ước khoảng 250 triệu, phân bổ ngoài Bắc lo 150 triệu, trong Nam 100 triệu. Đấy là làm theo cách nhìn Trỗi vẫn là một tổ chức. Thực tế Ban LL Trường phân như vậy cũng chỉ để bổ xuống Ban LL Khoá. Rồi Ban LL khoá bổ xuống ai? Dù rằng trên thực tế chỉ mới có 2 bạn Trỗi đã nhận đóng góp 200 triệu, nhưng tôi vẫn không đồng ý với cách tiếp cận như vậy.
Vấn đề không phải là có được bao nhiêu tiền trong quỹ mà vấn đề là bằng cách nào có được tiền cho mục tiêu ấy. Tôi muốn tiền phải là từ anh em góp lại, từ tình cảm của mỗi người, dù là thứ tình càm "a dua" theo anh em. Hai cách tiếp cận; cách thứ nhất chỉ là tiền, còn cách thứ hai là tình.
Bởi thế việc tặng quà cho Mỹ Yên k4 đợt này làm đúng như thế. Có đến đâu tặng đến đấy, không đặt mục tiêu bao nhiêu, không phân bổ theo danh sách, thu bao nhiêu tặng hết, có du di chăng là kêu "đại gia" thêm chút cho tròn. Thay mặt anh em trong, ngoài (và cả thiếu) k4 để "điều hành" khoản tiền ấy thật là thanh thản. Thanh thản ở chỗ không phải "xin" tiền ai mà cũng không phải đi "cho" ai.

"Nói nhiều hiểu ít?" Tóm lại không phải mượn Lý Chánh Trung để nói chuyện Trỗi, chẳng qua từ chuyện lớn thấy đồng dạng hi vọng nhờ vậy dễ hình dung thì nhắc lại chơi. Không ngờ một số anh em lại rơi vào cái "bẫy" nho nhỏ vô tình này.

Nặc danh nói...

Em đồng ý với các anh cả. Nhưng tìm đọc cái: "tây dương gia tô bí lục" khó quá. Toàn thấy bài của các "cụ đạo" soi mói, bài xích nó thôi. Các anh giúp em với.

AK7 nói...

@ HT:Hì...hì...!Hóa ra là zậy,S'ry ôg anh nhé.Thực ra phải comments như vậy để pác nói rõ cái "ý" cho ae hiểu đc nguồn cơn...!

-Thiển nghĩ của thằng e rằng mấy ôg BLL trường có vẻ hơi bị "Quan liêu" đấy.Ko piết có đúng ko?Thay vì hỏi các k có thể đong góp đc bao nhiêu,rồi ngồi lại mà quyết toán,đưa ra con số cụ thể (trong hoàn cảnh mỗi k)rồi cùng làm.Hơn là ngồi dó đưa ra con số bắt các k thực hiện...E rằng khó tìm đc sự đồng lòng...S'ry các pác lần nữa nếu có nói điều j ko phải.

HữuThành.Nguyễn nói...

@TongQuan: Làm giúp cái link này:

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=2830

Rất cám ơn.

4SG

Nặc danh nói...

Phật giáo: Niết bàn trong chính bản thân anh - nếu anh luôn hài lòng về cái anh đã có, đang có và sẽ có.
Cơ đốc giáo (thực dân Pháp gọi là "công giáo"): Thiên đàng là cõi có thực, nếu anh phấn đấu tốt thì khi chết được lên đó mà hưởng thụ, mệt nghỉ.
Tùy anh chọn, hoàn toàn tự nguyện.
Riêng tôi, chờ hoài cho tới lúc chết rồi mới được hưởng thì lâu quá, vả lại, lỡ tới lúc đó không phải thế (ví dụ chính sách bị thay đổi), thì tính sao đây, công cốc. Thôi, xài ngay cho chắc ăn.
HCQuang