Thứ Sáu, tháng 9 19, 2008

ĐỐI NÉT VỀ TSQ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Dương Minh

Hiện nay tham gia sinh hoạt TSQ VN – Tp.HCM có lực lượng nòng cốt là TSQ miền Đông Nam bộ - ban đầu là từng đơn vị, từng Trung đoàn của 10 Trung đoàn thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kết nối với các Trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau chống Mỹ và Trường TSQ Tp.HCM hiện nay.
Chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống TSQ VN, năm 2007 BLL truyền thống TSQ miền Đông Nam bộ đã phát hành qua Nhà xuất bản tổng hợp Tp.HCM cuốn sách “Hạt giống đỏ” dày gần 600 trang giới thiệu về Chiến sỹ nhỏ - Thiếu sinh quân miền Đông Nam bộ qua các thời kỳ. Trước đó, được sự quan tâm của BTL QK7 và Đài Truyền hình Tp.HCM, BLL truyền thống TSQ miền Đông Nam bộ đã xây dựng thành công bộ phim tài liệu truyền thống về TSQ Nam bộ qua các thời kỳ. Bộ phim mang tên “Hạt giống đỏ” gồm 9 tập, mỗi tập phát sóng 20 phút, trong đó riêng về TSQ miền Đông Nam bộ đã có 5 tập.
Kể từ đầu năm 1946, trong các đơn vị bộ đội được chính thức thành lập thành 25 Chi đội từ các “thập nhị sứ quân” ở Đông Nam bộ đều có lực lượng chiến sỹ nhỏ từ 10 đến 16 tuổi làm nhiệm vụ liên lạc, trinh sát, cần vụ, cận vệ, cứu thương, tuyên truyền … Cuối năm 1947 giải thể 25 Chi đội tổ chức lại thành 10 Trung đoàn cũng là thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp đã rất gay go và ác liệt. Giải quyết tình hình của các chiến sỹ nhỏ là một thực tế các Ban chỉ huy đều phải quan tâm. Đồng chí Tô Ký – khi đó là Chi đội trưởng Chi đội 12, E312 đã phát biểu “Chi đội 12 của chúng ta đã có khá nhiều chiến sỹ nhỏ rồi đó! Đại đội nào cũng có, cơ quan nào cũng có. Ở cơ quan thì còn có thể được, chớ ở Đại đội chiến đấu, các Ban công tác nội thành thì không thể được. Lỡ có “chuyện” xảy ra thì người lớn ăn làm sao, nói làm sao với cha mẹ các em?”. Cũng trong thời điểm này, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh có chủ trương thành lập các Trường Thiếu sinh quân trên toàn quốc để nuôi dưỡng; giáo dục văn hóa, chính trị; tập luyện thể dục, thể thao; huấn luyện quân sự … cho các chiến sỹ nhỏ của các đơn vị và con em cán bộ các ngành, các cơ quan … nhằm tạo nguồn cán bộ, sĩ quan tiếp bước cha anh.
Trong giai đoạn 1947-1949, chấp hành chủ trương của Trung ương và Xứ ủy Nam bộ, các Trung đoàn miền Đông Nam bộ đã lần lượt thành lập các Trường Thiếu sinh quân của Trung đoàn với lực lượng khoảng hơn 700 thiếu sinh quân – trong đó E312 có 141 em, các E300, E310, E311 có khoảng trên dưới 100 em còn 6 Trung đoàn khác có khoảng 30-50 em (Trường thiếu sinh quân của E300 có tên gọi là Trường Đồng tử quân). Các thiếu sinh quân khi đến tuổi trưởng thành (17-18 tuổi) được đưa về các đơn vị của Trung đoàn, số còn lại đến năm 1954 phần lớn được tập kết ra Bắc tiếp tục học tập. Do hoàn cảnh chiến tranh, các Trường Thiếu sinh quân miền Đông Nam bộ trong kháng chiến chống Pháp không có mái trường và cũng chỉ tồn tại 3-7 năm.
Những thiếu sinh quân từ 10 Trung đoàn Khu 7 xứng đáng thuộc thế hệ đầu đàn của lực lượng TSQ VN. Hiểu rõ vai trò của mình, dù nay đã ở lứa tuổi U80 các cựu thiếu sinh quân Khu 7 đang là lực lượng nòng cốt trong sinh hoạt của TSQ miền Đông Nam bộ nói riêng và TSQ VN – Tp.HCM nói chung.
Tuy hoàn cảnh có khác nhau, nhưng các thế hệ Thiếu sinh quân đã dần gắn kết với nhau bằng một “chất keo” đặc biệt – tinh thần đồng đội, tinh thần Thiếu sinh quân Việt Nam.

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Không biết TSQ các miền khác (Tây - Trung - Bắc) và ngày nay thì sao nhỉ ?

TranKienQuoc nói...

TSQ các miền theo hiểu biết của tôi:
- Từ khi có các đơn vị bộ đội Vệ quốc đoàn thì đã có các liên lạc viên, trinh sát viên nhí ở các đơn vị. Như Trung đoàn Thủ đô với "61 ngày đêm" từ 19/12/1946 đã có các Vệ út, hay Nam bộ đã có các đồng tử quân...
- Năm 1946, khi Khu trưởng Khu V Nguyễn Sơn thành lập trừong Võ bị Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi đã cho lập TSQ Quảng Ngãi. Năm 1947 có TSQ Khu 10 từng tham gia Chiến dịch Sông Lô.
- Ngày 10/11/1948, Võ Tổng kí quyết định thống nhất TSQ toàn quốc. Lúc bấy giờ TSQ F308, 304... ở miền Bắc đã hợp vào TSQVN.
Các anh chị TSQVN được sang Trung Quốc học tập rồi trở về phục vụ đất nước.
- Năm 1960 lập D1TSQ ở trường VHQĐ Lạng Sơn. Sau đó là TSQNVT 1965...
-Nay có các trường TSQ Đặc công, TpHCM và TSQ QK1, 5, 9 đều do QK, Thành uỷ TpHCM tổ chức. Đa số không nằm trong sự quản lí của Cục Nhà trường(?).
Nhưng nhu cầu đào tạo cán bộ từ nguồn TSQ, nhất là với con em cán bộ, LS và con em dân tộc... là cần thiết.

Nặc danh nói...

NSND Trần Hiếu đầu năm 1946 từng là TSQ cảm tử của Thủ đô.
Ngày đầu có nhiều đơn vị cấp trung đoàn chưa có trường đào tạo nhưng những chú lính "nhí" đi làm liên lạc viên, ăn ngủ cùng bộ đội, được học tập trong thực tế chiến đấu thì được gọi là TSQ.