Mình rồng chín khúc
Thỏ vểnh hai tai
Giá gươm lên thỏ sợ trần ai
Hạ gươm xuống mình rồng tan nát
Ngó bên kia con chim tha rác,khói tỏa mịt mù.
Các bạn tham khảo giải câu đố của DS xem có lí không?
Câu đố bằng thơ này theo mình rất hay, nó tuân thủ chặt chẽ qui luật ra câu đố: Mô tả hình dáng,đặc tính của vật và cả về xuất xứ của nó.
Mình rồng chin khúc
Vật này có đốt,có khúc
Thỏ vểnh hai tai
Vật có hai cái như cái tai vểnh lên
Giá gươm lên ,thỏ sợ trần ai.
Giá( nhứ) mang tính dọa dẫm,làm người nhát gan sợ hãi.
Hạ gươm xuống mình rồng tan nát.
Vật ví như con rồng nhưng quật mạnh xuống sẽ gãy nát.
Ngó bên kia con chim tha rác,khói tỏa mịt mù.
Xuất xứ của vật này là những bờ tre trúc làng quê.
Vật đố đây là cây gậy trúc của các lão ông ngày xưa,vẫn có một số bức tranh vẽ tiên ông chống gậy trúc đấy.
Cây gậy trúc có đốt khúc,chỗ tay cầm là phần gốc có rễ chìa lên,trông như đầu con rồng.
Chính cái từ Gươm là nghệ thuật gây rối,màn che để gây khó.
TB. ở đây có một câu hỏi,ai là tác giả của câu đố trên,người này thuộc vùng miền nàocủa đất nước.Người cho câu đố cũng không rõ.
Mời các bạn tham gia cho những lời giải khác.
DS
4 nhận xét:
Pác DS ơi!!
Câu đố kiểu này thì chắc ko qua con trăng đâu!
Bi jờ đầu óc mụ mị vì nhìu ly do lý trấu, trong đó vì tửu cũng kha khá, thành thử ko bao jơ tưởng tượng nổi ẩn ý của câu đố cổ điển kiểu này đâu!
Kính Pác đừng chơi trò câu đố này nửa! Không khéo, AE ta rủ nhau, tăng xông một lượt thì bỏ mẹ. Lấy ai mà post bài cho Uttroi nửa.
4 SG
Đúng là câu đố của 40 năm trước! Xem lời giải thích xong mà vẫn chẳng hiểu gì cả.
Nếu mà đưa câu đố của 100 năm trước thì chắc AE chết ngắt hết :
"Cái gì nó nằm trong hang
Nó đưa cái lưng ra ngoài...?
Đấy là con cóc!"
Hì, hì...
HMK6
Tăng xông thật rồi.
Hồi xưa các cụ nho học, câu đố nó uyên thâm.
HCQuang
Về tác giả câu đố có lẽ khó tim được, song xuất xứ từ vùng miền nào thì có thể suy luận được. Các bạn chú ý trong câu đố có một từ mang tính địa phương ( tuy hơi rộng một chút).
Đó là từ "Giá", giá có nghĩ là giơ lên,có thể là cánh tay, có thể là cầm một vật gì đó giơ lên đễ dọa dẫm người khác. Quê tôi có câu : một cái giá bằng ba cái đánh.Nó chỉ sự dọa dẫm là nghiêm trong và đáng xử tới gấp ba lần.
từ "giá" này chỉ có ở xứ Đàng Trong, cho nên tôi suy ra nó xuất xứ ở vùng này.
DS
Đăng nhận xét