Trước hết nói về bánh phở. Phải nói bánh phở Hà Nội mới đúng là phở. Bánh được tráng bằng bột gạo (theo người xưa nói thì phải là gạo thơm, tám xoan
Tiếp đến là nước phở, phần quan trọng nhất quyết định tô phở ngon hay dở. Theo tất cả các sách dậy nấu phở, thì nước phở phải được nấu từ xương ống của bò. Ở đây có 1 chút phân biệt, nếu là phở gà thì phải là xương gà và xương ống của heo để không “hôi” mùi bò mà giữ nguyên mùi “thơm” của thịt gà. Bởi vậy nếu 1 quán bán vừa phở gà, vừa phở bò thì phải có 2 nồi nước dùng, mà thường thì chỉ có 1, bởi vậy tô phở gà là “vứt đi”, chỉ có thể ăn phở bò ở đây. Ngoài xương ống, người ta còn cho vô hành tây nguyên củ, gừng nướng đập dập, 1 ít hồi…và rất nhiều hướng dẫn “bí quyết”, song thực chất các tiệm phở có tiếng không bao giờ tiết lộ cái này. Tôi được biết hiện nay tiệm phở “Hồng Vân” ở đường Tôn Thất Tùng, Q1, tp.HCM đang bán phở rất ngon, rất đắt khách đã từng được 1 cụ bà người Phủ Lý vô Nam từ 1954 chỉ cho “bí quyết” nêm nồi nước phở bằng 1 số lọại thuốc bắc do chính chủ tự đi mua gói thành từng gói nhỏ và tự tay cho vô nồi đúng lúc cần thiết. Hương vị của các tiệm phở khác nhau, quyến rũ khách hàng khác nhau chính là từ đây. Người có tham vọng hình thành phở công nghiệp như “Phở 2000”, “Phở 24”, “Phở 5 sao”….đang phát triển ở Sài Gòn sẽ không thể có được điểm này. Họ đã “bù” lại bí quyết này bằng phòng ăn máy lạnh, bàn ghế sạch sẽ, nhân viên bận đồng phục …để cố quyến rũ những khách hàng tuổi ten vốn thích ăn Hambuger, Pisa ! Tóm lại, gia vị cho vào nồi nước phở quyết định sự sống còn của tiệm phở đó và không bao giờ tiết lộ. Họ chỉ nói : nấu sao thì nấu, nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu ! Quá đơn giản.
Tuy nhiên nấu nước trong thì không có gì là bí mật. Xin trích đây 1 đoạn của sách Hướng dẫn nấu phở : “Xương phải được rửa sạch, cạo sach hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt... Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.” Nhưng cũng chính vì thao tác này đã gây rắc rối cho các tiệm phở chuyên nghiệp. Nước phở càng ngày càng ngon nếu vẫn luôn luôn được nấu trong 1 nồi từ ngày này qua ngày khác. Tôi có nghe nói có 1 tiệm mỳ (chứ không phải phở) ở Bắc Kinh có nồi nước chưa bao giờ tắt lửa từ thời nhà Minh đến giờ ! Như vậy, nước xương phải thường xuyện châm thêm và do đó các tiệm phở chuyên nghiệp phài có 2 nồi : 1 nồi hầm xương và 1 nồi nước lèo cho khách. Nước được nấu tới khi đạt yêu cầu, trước khi cho gia vị thì sang vào nồi nước lèo. Trong nồi nước để phục vụ khách này thì thường được ngăn làm 2 phần : 1 phần để trụng bánh phở trước khi ăn, 1 phần để múc nước dùng cho khách. Bởi vì khi trụng bánh phở sẽ tạo ra bọt trong nước làm mất đẹp nước dùng. Thực chất ra thì việc đòi hỏi nước phở trong cũng chỉ là phần nào “thách đố” người nấu phải khéo, đảm bảo không có tạp chất trong nước. Nhưng có người khi ăn phở lại kêu thêm nước béo hay ăn phở bò có gầu (là phần có dính mỡ bò) thì cần gì nước trong.
Tóm lại, phở là món ăn rất cao cấp và tinh tế nếu ta chú đến từng chi tiết, khi ăn 1 miếng thì ngồi ngẫm nghĩ như Vũ Bằng : “bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.” Nhưng phở cũng là món ăn bình dân nếu sáng ra làm 1 tô dằn bụng rồi đi “cày” hay sau bữa nhậu làm 1 miếng cho tỉnh táo thì cũng chỉ cần sà vào bất cứ quán lề đường nào nhìn “ưng” mắt là OK.
Phở là như vậy đó, nó mang đúng tính cách của người dân Việt dù Bắc hay
32 nhận xét:
Bố này hôm nay post bài PHỞ dùng nền như bánh phở - tinh vi nhẩy !
1. Với tình hình lạm phát và giá cả leo thang thế này thì Phở không còn là món ăn bình dân nữa.
2. Phở là món ăn ngon, ai cũng thích. Trong nhiều tiếng nước ngoài có "giống đực" và "giống cái", còn trong tiếng Việt thì Phở vừa là "giống đực" vừa là "giống cái". Có một câu cửa miệng thời @ thế này "Buổi sáng cùng CƠM đi ăn phở, Buổi trưa cùng PHỞ đi ăn cơm" mà người ta thường ám chỉ đối với "giống đực". Có ai chắc rằng "giống cái" không làm vậy không?
GM.
Phở đã có 1 dời sống riêng nên dù bánh phở có phoóc-môn, gà có H5N1 dân ta vẫn múc ngon lành
PHỞ GM nói làm 1 thằng bé con ăn 1 bữa không thể nuốt được: nó cho nước hoa và cục nước đá vào rồi giải thích với mẹ: "bố nói với bạn: PHỞ của tao thơm và mát lắm"
Có một bạn Trỗi đã sống bằng nghề Phở và đang định sống tiếp bằng nghề Phở ở quê nhà.
Liệu nên đi theo Phở nào? Phở Thương hiệu hay Phở Truyền thống? Chắc có lẽ kết hợp cả hai. Bởi chính cậu là người quyết định chất lượng sản phẩm và thương hiệu của cậu đã từng được chấp nhận.
bác GM ơi! "Buổi sáng cùng CƠM đi ăn phở, Buổi trưa cùng PHỞ đi ăn cơm", thế tối thì thế nào? "bia hưởng lạc" hay cơm trộn phở?
Phở thì tuyệt rồi,nhân anh GM nói chuyện CƠM- PHỞ tôi có câu hỏi này , CƠM có như PHỞ không?.Tôi hay nhăng cuội nêu câu hỏi này cho các cháu ở cơ quan giải thích. Một cháu khá xinh của công ty ,nhanh nhẹn trả lời: dạ,CƠM-PHỞ khác nhau chứ , khác rõ ràng cơm là cơm mà phở là là phở chứ! Lại hỏi tiếp: thế có khi nào CƠM là PHỞ không? tịt. Chú có thề chứng minh cơm là phở đấy.Cháu có biết câu: CƠM mình PHỞ ngưòi không ? nếu cháu hiểu đựoc, thì CƠM CŨNG LÀ PHỞ đấy. Cháu !?!?!
DS
Thưa bác DS! Cơm là để ăn vào bữa chính , Phở để ăn sáng hay lúc nhỡ bữa cơm. Cơm là cơm, mà Phở là phở, không bao giờ cơm thành phở được, chỉ có mua phở về trộn thêm cơm ăn cho chắc dạ thôi. Còn nếu cơm thành phở thì mình không là mình nữa rồi.
1. DS nói thế hơi bị hạ thấp CƠM đấy vì có câu thế này:
Em là cơn nguội của chồng
Nhưng là đặc sản của ông láng giềng.
2. Thấy nhiều quán phở chưng biển hiệu "gia truyền" rất nhiều người ăn, một người nọ cũng mở quán phở và cũng trưng biển hiệu "gia truyền". Ông hàng xóm sang chơi và hỏi: Nhà tôi và nhà ông sống gần nhau mấy đời nay có thấy nhà ông bán phở bao giờ đâu mà ông lại chưng biển hiệu "gia truyền". Chủ nhà giải thích: Thì bây giờ tôi làm và sẽ truyền lại cho con tôi. Như vậy có phải là gia truyền không nào?
GM.
Có điều là ai cũng cố giữ để đừng bao giờ để xẩy ra tình trạng biến cơm thành phở`...chú` LT nói chính xác.
DS
HT ơi tại sao bài "Phở" lại có đoạn "nền trắng chữ đen" thế? Có phải đ/c HMK6 sau khi "giao ban cafe" về đã "tống" VIRUS vào không?
GM.
Phở là món "quốc hồn quốc túy". Hiếm có món nào toàn diện như phở : đủ chất bột, thịt, xương, rau, nước... Đủ loại người ăn: giàu, nghèo, tây, ta...Dủ lứa tuổi: lớn, bé...Đủ tình trạng: khỏe, ốm đau...
Có người đề nghị bổ sung thêm "lẩu mắm" của Nam bộ, cũng ngon, nhưng so với Phở Bắc thì có yếu hơn
@GM: Ông còn quên câu sau:
Láng giềng là láng giềng ơi
Nếu là đặc sản cứ xơi đều đều
Cơm-Phở-Đặc sản cứ lộn tùng phèo, chả biết đường nào mà lần!
Lại có chuyện thế này. Có một bà vợ giám đốc biết chồng mình hay ăn PHỞ bèn nghĩ ra một cách là ghép ngay thằng cháu ruột làm tài xế cho ông chú kiêm "kiểm soát viên" luôn. Ngày đầu tiên đến nhâm chức, ông giám đốc liền chiêu đãi thằng cháu kiêm lái xe tại nhà hàng đặc sản. Ông cháu ở quê ra được ăn đặc sản thì khoái lắm ăn ngấu nghiến. Ngày thứ hai, ngày thứ ba và các ngày sau ông chú vẫn chiêu đãi thằng cháu tại nhà hàng đặc sản. Đến một ngày khi ông chú bảo đánh xe đến nhà hàng đặc sản thì thằng cháu chắp tay vái ông chú nói rằng: cháu lạy chú, cháu ngán đặc sản lắm rồi. Lúc này ông chú mới nói: đấy mày thấy chưa, đến đặc sản mày ăn mới có mấy ngày đã chán huống hồ mấy chục năm nay tao toàn ăn cơm nguội.
GM.
@GM: cái vụ nền trắng như bánh phở, chỉ có HMK6 biết tại sao. Mà có khi cũng không biết, nếu đấy là kết quả của "sờ lộn".
ok
Đúng là do "sờ lộn" thiệt.
HMK6
Biết thằng cha này hay cày đêm, dậy muộn nên 9 giờ sáng mới alo. Chuông reo mà chả thấy chủ nhân. biết là hắn vẫn còn thăng , thôi không làm phiền nữa. Lúc sau thấy chuông đổ: Gì đấy, giọng ngái ngủ hắn trả lời. tôi mời hắn đi ăn sáng. Chục phút sau đã ngồi quán phở. Vừa ăn hắn vừa nói đang định viết bài về phở, ăn phở SG bây giờ bát nháo quá, chán.Hôm nay đọc bài "phở" của hắn, đúng thật ăn phở mà trong đầu cứ canh cánh nội dung bài phở của hắn thì không nuốt nổi. Sành điệu thật chả trách nhiều em như mộng mình ngoái đầu đến sái cổ còn hắn thì dửng dưng, biết nhiều khổ chứ chả sướng phải không các bác.
"Kiêu"
Thấy quán phở bắc chen chúc người ăn, hai cô cậu SG chen vào. Sau khi kiếm được chỗ kêu hai tô. Ít phút sau hai tô phở vật vã nghi ngút khói thơm nức đã yên vị trước mặt. "Chị ơi cho đĩa giá chụm và rau". Chị phục vụ giọng HN nhẹ nhàng"Phở bắc không có rau và giá cô, cậu thông cảm".D.Đ
Có người nhắc "8/3 đến nơi rồi, viết gì đi chứ".
Chợt nghĩ hay là HMK6 nó viết bài này vì thế? "Trông cơm chén phở"?
@ Hà mèo!
'Sờ lộn' và "nghề sờ lộn" nó khác nhau đấy.
Lại còn vụ "sờ lộn thiệt" với 'sờ lộn giả" nữa, coi chừng...
TM
Thật ra khi "sờ lộn", muốn sửa mà ko biết, song lại thấy tk8 khen "tinh vi" nên im luôn, giả vờ là minh giỏi. Đúng là "sờ tinh vi".
HMK6
Lâu ko "lên phố". Hôm nọ đi qua phố Hai Bà Trưng vào buổi sáng, "quyết định" rẽ vào hàng phở của con gái "Tư lùn" làm 1 bát! Ngon! xứng đáng với thương hiệu. Khi thanh toán 25k/tô, giật mình, may mang dư tiền. Quen thói ăn phở bò "gia truyền" Nam định 15k/tô. Giá phở ở HN bây giờ cũng bát nháo thật.
Lại quên! Hàng sáng đi làm qua phố Vạn phúc, thỉnh thoảng vẫn ghé vào hàng phở mà bác TM đi nhầm xe máy. Nhìn cô chủ hàng phở, đúng là bác TM nhầm xe cũng có lý.
Vinhnq muốn "sưu tầm" hàng phở thì hôm nào ghé phở Sướng cuối Ngô Sĩ Liên kịch tường ga Hàng Cỏ.
"Phở nước trong chỉ có nơi này", là ý kiến của Bình còi k4.
Nghe đâu ông Sướng này có ông anh cũng hàng phở, phở Khoái!
Tớ đã tìm ra nguyên nhân báo nền trắng của Hà mèo, quá đơn giản. 10h sẽ công bố.
TM
@bác TM: Vì chuyện "Phở" tối qua, sáng nay đi làm qua phố Vạn phúc lại tạt vào làm 1 tô. Nhắc lại chuyện của bác TM, cô hàng phở vẫn nhớ bác TM cùng "cái bác" làm ở phố Kim mã thượng và còn nói thêm "Khi nào cái bác ở trong Nam ra, bác đưa đến nhà em ăn phở em nhé!"
- Ae khỏi phải nhắc, đợt rồi tớ với Tổng quản có ghé thăm cố nhân.Cô nàng xởi lởi'em vẫn nhớ bác mà, bác là ...".Bạn nào muốn làm quen chỉ cần đến"tráo xe" một lần là nàng sẽ nhớ mãi.Thật chẳng hổ danh "Người HN thanh lịch". Phở của cô vẫn ngon,chỉ có điều cô vất vả quá, hai tay cứ phải đếm tiền liên tục nên chẳng có thì giờ đàm đạo.
-Về vấn đề màu báo: Blog là một loại "báo chữ to", ae mình lâu nay toàn in trên giấy nứa thời bao cấp nên có màu nâu.Hà mèo mánh mung, kiếm được giấy xịn để in thế là báo của hắn màu trắng.Chỉ thương mấy chú trùm IT phải vắt óc mấy bữa nay.
Phở chính thống chỉ có Gà và Bò, không được bán chung vì mùi vị, bí quyết và quy trình công nghệ khác nhau. Nhưng mỗi địa fương có những "khúc biến tấu" khác nhau và cũng chẳng có ai fê fán, miễn là có người ăn. Dân Nam Định có món Phở thịt Lợn nghe hơi lạ tai, rất đông khách:
" Gặp anh ở giữa chợ Cồn
Mời anh xơi bát phở...LỢN cùng em"
Từ chuyên đề Cafe nảy sinh "Giao ban cafe". Bây giờ mở chuyên đề Phở, HMK6 định làm thêm "Giao ban PHỞ" à? "Phở" ban tổ chức lo hay phải tự mang đến? JM
Đây cũng là một ý tưởng hay. Có thể kết hợp phở trước, sau đó cafe. Chứ mà cafe trước sau đó nhậu thì "mờ ết mết nặng".
Chúc các bạn SG phát huy "giao ban vui như Tết".
GM.
Ở Nam Định có phở LỢN, ở Hải PHÒNG có phở XA XÍU,thay vì thịt bò nó lại là thịt xa xíu(cũng từ thịt lợn). Không biết ở HP bây giờ có còn không vì tôi xơi đúng có một lần cách nay cũng khá lâu cỡ năm 1964.Ăn mà chẳng thấy gì là phở cả.
Phở gốc chỉ là phở bò chín thôi,sau này phát triển làm nhiều thứ: TÁI,CHÍN TÁI,TÁI NẠM,TÁI GẦU,GÂN,BẮP...Khúc biến táu có thể là ngoạn mục đó là phở Gà, có lúc "tân cổ giao duyên" là phở BÒ GÀ, thứ này biết có ngon không vì tôi chẳng bao giờ xơi.không biết ngoài đó bây giờ có còn tiệm phở nào ngon không , mấylần ra ngoải,Bình còi ,ĐC đưa đi ăn song thất vọng quá, chỉ được cái TÔ KHỦNG BỐ thôi.Cũng lần đó khi xuốn HP ,từ Thuận Thành,tới ngã ba giao nhau với đường 5 ,có một quán phở "Nhà quê",ghé vô thử ăn. Ngạc nhiên là phở của quán này lại có hương vị"phở". Ngày nào hầu như tôi đều ăn phở, song buồn là đi qua, thậm chí ngồi trong quán rồi mà chẳng "nghe" thấy mùi phở gì sất, chán!.
DS
Thấy các bác nói nhiều về Phở Bò, nay dần chuyển sang món phở gà. Trích trong bài : "MIẾNG NGON HÀ NỘI" của nhà văn Vũ Bằng phần: "PHỞ GÀ" để các bác đọc chơi:
Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.
Đặc biệt nhất là phở Tráng, hai ngày đó, nhất định “treo đòn gánh” không chịu bán miếng phở nào, trong khi các bạn đồng nghiệp của anh thay đổi phương thức xoay ra bán phở gà cả bọn. Phở gà? Tráng phản đối ra mặt. Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng?
Có một số người thạo phở cũng nghĩ như Tráng vậy. Họ không chịu ăn phở gà. Nhưng đa số đã mắc nghiện phở rồi, buổi sáng, không có bát phở nóng để ăn không chịu được, nên cũng cứ phải ăn và rồi cũng quen đi.
Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò: thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá: ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà vàng màu nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ: tất cả những thứ đó tắm trong một thứ nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.
Thường thường, ngoài thịt gà thái mỏng ra, một bát phở gà vẫn có những miếng gan, mề, lòng, tiết, thái nhỏ để đệm vào cho thêm vui mắt và vui miệng.
Những thứ đệm này, thường ra, vẫn luộc như thịt mà thôi; nhưng có một hai hàng phở, muốn cải cách, đã đem thái hạt lựu tất cả những thứ đó, gia thêm mộc nhĩ và hành tây, đem xào lên vừa chín để điểm vào mỗi bát phở từng thìa nhỏ một.
Ăn như thế thì thơm, nhưng có người không ưa vì ngấy; ngoài ra, khi chan nước vào không còn vẻ gì thanh nhã - một điểm mà những người thích phở gà mong đợi.
Chính cũng vì thế mà phong trào “phở gà xào nhân” như nhân bánh cuốn không được tiến triển mấy, và bây giờ tất cả Hà Nội chỉ còn có hai hàng làm theo phương pháp ấy mà thôi.
Hầu hết đều chú ý về cái phần “thanh” của phở: nước ngọt mà không ngọt mì chính, nhưng ngọt bằng xương; thịt không xác, nhưng béo mềm, mà không ngấy.
Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái, ăn thơm mà mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh, đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, “dù có thể làm được phở bò ngon”.
Vũ Bằng
Đăng nhận xét