Thứ Tư, tháng 8 29, 2007

Chuyện gẫu 29/8: Đúng, sao lại 1966

(tiếp theo chuyện gẫu hôm qua)

Nặc danh nói...
Hữu Thành cũng nhận ra anh T.Lai. Không hiểu sao hiệu ảnh lại ghi rõ Quế Lâm 1966. Sao tôi cứ nghĩ là năm 1967 Trường Trỗi mới sang TQ cơ mà ? Ảnh Tôn Gia Quý cũng ghi 1966 thì phải. Bộ nhó cũ quá- khéo sắp lẫn đến nơi rùi.

Đúng là trường mình sang TQ vào ngày ngừng bắn đầu năm mới 1967. Thế mà trong ảnh anh T.Lai mới gửi vào Ảnh Gốc k4 thì lại là 1966. Chỉ có thể giải thích là nhà ảnh hơi bị lười, mùa hè 1967 rồi mà vẫn xài mẫu cũ, chắc chưa hết khấu hao.
Mà tôi thì không những bộ nhớ cũ, mà bộ xử lý còn nghỉ việc nữa. Thấy 1966 mà vẫn tin. Quá tệ.

51 nhận xét:

Nặc danh nói...

Dân Tàu có tính tiết kiệm? Hay họ nghĩ bọn trẻ con VN không biết tiếng Tàu nên bảo sao nghe vậy? Khốn nỗi 1966 lại dùng chữ số la-tinh!!!
Gây mọi người thắc mắc cũng là 1 món quà!
Còn quà cho Quang, Quý, Võ thì ở bên "Uttroi" ấy!
KQ

Nặc danh nói...

Tôi nhớ tập trung ở Ga Hàng Cỏ vào buổi chiều, mờ sáng ngày hôm sau đến Bằng Tường và chuyển sang tàu của TQ. Khi ở trên tàu hỏa được ăn rất ngon, mọi người thán phục vì nghĩ rằng mức sống rất cao. Sau đó đã được ai đó giải thích: bạn chiêu đãi nhân dịp Tết Tây. Như vậy ngày 1/1/1967 chúng ta đến TQ. DMinh

dathb136 nói...

Có lẽ dân Trung quốc xài âm lịch?Cho nên không nhầm đâu?1-1-1967 chưa qua Tết.

HữuThành.Nguyễn nói...

Chụp ảnh mặc áo này là mùa hè rồi, chắc chắn qua Tết rồi.
Chứ hồi mới sang lạnh cóng, lại còn dịch đau màng não ai dám cho các cháu ra Quế Lâm.
Hồi tôi nằm bệnh viện Quế Lâm một tháng với 3 cậu trường Dân tộc trong khu riêng cho người nước ngoài. Tuy là khu cho người nước ngoài nhưng cũng không oách lắm đâu, vì Quế Lâm khi đó cũng nghèo và đang phát triển. Ngày 1/10 Quốc khánh TQ chúng tôi cũng được người "nhà thương" dắt đi chơi, chụp ảnh. Giữ mãi rồi thế nào cũng lại mất mất. Có một hồi chả thiết gì các thứ đồ cũ, cái mất, cái hỏng.

Nặc danh nói...

Tôi cho rằng người Tàu đúng về lịch !
- Mùa thu 1964 trường tôi tưởng niệm anh Trôi ở Hà nội.
- Mùa hè 1965,từ Bình Ngọc, Móng cái tôi lên tập trung ở Trại cau, An Mỹ, Đại từ. tới mùa thu mới thành lập trường. Thời gian này gặp Hà Huy Dũng (em a.Huấn K2) cùng trốn trại lên Cây Đa (nhà bò) ăn quà.
- Thế thì hè 1966 ở trường cũ, có tấm hình này là đúng rồi. đại đội tôi cũng có người ra thị xã Quế lâm chụp nhưng không có năm đi kèm để làm chứng ! Đáng tiếc -

Nặc danh nói...

Ông nào - bạn của Hà Huy Dũng - chắc chắn nhớ sai vì đúng 1/1/1967 mới sang đến đất Trung Quốc thì làm sao năm 1966 ở trường cũ (Y Trung) được?
Anh Thy

HữuThành.Nguyễn nói...

Chuyện người ta nhầm năm 1966 thì đương nhiên là đúng rồi. Có tìm hiểu thì chỉ là tại sao họ lại nhầm hoặc ẩu tả như thế thôi.
Hay là chuyến đi sắp tới tìm lại mà hỏi. Người TQ có truyền thống nghề lắm, chắc bây giờ con cháu họ vẫn giữ tiệm cũ "Hồng Đăng Ảnh Viện" (đám đọc blog có ai biết tiếng Tầu đâu, cứ loè cho chúng chói mắt).

Nặc danh nói...

Hay quá, lại có chuyện để "bàn", Hồi ấy tôi cũng ít "phiêu lưu". Chỉ nhớ có 1 lần đi ra QL, tối về- Đi theo lối phía sau trường- đi qua 1 khu có trồng nhiều hoa- Sau này có chuyện thi trang trí vườn hoa trước nhà- có đến đấy xin cây hoa về trồng- rồi lấy sỏi xếp hình rất đẹp - tôi nhớ vườn hoa B2 còn đắp cả hình quân hiệu-Lối đi này hình như qua 1 xưởng Mỹ nghệ- nghe nói cũng bị lính Trỗi "đột" cậy tủ lấy dao trổ- khắc về làm "chiến cụ".
Đi qua 1 ngã 3 hình như có lối rẽ về Lôi địch nham hay Thất tinh nham gì đó- sau này có dip đi thăm- dèn màu rực rỡ- nghe nói dài 5-7 cây- chứa cả sư đoàn...- Tối về thấy đèn cao sáng tím- lấy làm lạ lắm. Có dừng lại mua - đồng ND tệ có màu nâu nâu, chẳng hiểu mấy "tệ"- quả ăn rất ngon , ngọt- lúc đó gọi là dưa ếch- sau này ơ VN gọi là dưa lê.Lúc ấy là mùa hè- không nhớ có phải chụp ảnh trong chuyến đi này không. Có ai cùng đi chuyến đi này không? chắc chắn tôi không đi 1 mình rồi.
T.L
- Không phải muốn nặc danh- chỉ vì khi khai tên không có mật khẩu ct không chấp nhận =không công bố được- lại phải gõ lại- đau quá- đúng là dốt.

HữuThành.Nguyễn nói...

Gần Y Trung là Thất Tinh Nham (Động Bảy Sao). Còn gần bên trường Bé là Lô Địch Nham (Động Sáo Trúc).
Tôi không nhớ chuyến đi động Thất Tinh có phải lúc về trời đã tối hay là chuyến nào, nhưng có lần ở cầu Giải Phóng thấy đèn cao áp thuỷ ngân sáng tím đúng là rất lạ.
Thực ra mình có nhiều thời gian để mà đi chơi đâu, nếu chấp hành đúng quy định của Trường.
Chuyến đi xin cây về làm vườn hoa ở chỗ anh Lai nói, phải mượn xe kéo của họ. Đến tối đi trả xe, họ đã chuẩn bị sẵn Mao Tuyển để tặng. Mấy thằng về đường ven sông Tiểu Đông (hồi ấy quen gọi là sông Ly nhỏ) họ còn đạp xe đuổi theo. Tưởng có chuyện gì, hoá ra họ mở cái khăn mặt to trên cài đầy huy hiệu mời lấy thêm. Lại phải lấy 1 cái cho họ vui lòng. Hồi đấy mà đã có óc đầu cơ thì tha hồ tích trữ.

Nặc danh nói...

Xuất khứ : ngày 01/01/1967, đại quân Trỗi (đi xe lửa "xuyên biên giới") đi qua Mục nam quan ào ạt tấn công vào Trung hoa lục địa.
Hồi quốc : 19/05/1968, K4 lặng lẽ bước chân qua hàng rào biên ải, bị lùa lên xe vận tải QS, đi thẳng về trường Quân chính QK Tả ngạn (K3 về sau K4 chừng một hai tháng).
K4 có thể cộng một cách rất chính xác rằng, K4 đã ở Trung quốc được bao nhiêu ngày.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

T.Lai cảm động quá, góp lời nhầm chỗ. Nó là thế này:

Tuong Lai nói...

Hảo a! CQuang có ghi chep gì không mà nhớ chính xac thế. Đừng nói: " Trường Trỗi trong trái tim tôi nhé" T.L

HữuThành.Nguyễn nói...

Tin thêm về tổ chức chuyến đi Quế Lâm:
Hữu Cường đã liên lạc với Lê Bình. Theo sắp xếp Hữu Cường và Dũng "loe" (em Việt Thắng?) sẽ đi làm việc với công ti du lịch Thái Dương. Rồi mới có chi tiết để thông báo với anh em. Khi nào có thì các thông tin đó sẽ được ở mục riêng.

Nặc danh nói...

K4 đông như quân nguyên, ai cũng khẳng định ngày 1-1-67 đại quân ta mới tràn qua Bằng Tường; nhưng có 1 người. Nhân vật chính) chưa khẳng định năm chụp tấm hình và mọi người đều khoe là do lỗi nhà xuất bản ??? Theo tôi nên dùng phương pháp nội suy: Bác NC.Thanh và cha tôi đều mất năm 1967 ở 2 hoàn cảnh khác nhau. Năm đó chị Kim Sơn phải bay về chịu tang (và gặp Bác Hồ để nói về ĐCMVH TQ). Tôi thấy cán bộ trường Trỗi làm lễ truy điệu ở nhà ăn trường cũ, trước cửa trung đội tôi. Nhưng tôi vẫn khẳng định "Hồng Đăng ảnh viện" đúng vì họ không có lợi gì và không ngớ ngẩn để in sai năm trên tấm hình T.L
Hay chăng T.L làm 1 cuộc trưng cầu ý dân (trường Trỗi) trong dịp 15/10 sắp tới??? Phần tôi trí nhớ không ổn định nên xin chịu thua trước T.L 1 món quà nhỏ trong tháng 9./.

HữuThành.Nguyễn nói...

Lạc đề chút: Chị Kim Sơn về để chịu tang và được vào thăm Bác Hồ thì không dám bình loạn. Chứ để Chị báo cáo cho Bác về ĐCMVH của TQ thì sợ là đến các thầy của mình cũng không biết nói gì, ngoài chuyện "đả đảo Vi Quốc Thanh" và đội mũ "Bút Thép".
Về năm thì cứ suy từ các năm học thì ra ngay mà. k4 học lớp 7 (Trại Cau, 65-66) và học kì 1 lớp 8 (sát chân núi, 66) ở Đại Từ, học kì 2 lớp 8 (Y Trung, 67), lớp 9 (Phong Khẩu, 67-68), lớp 10 (Hưng Hoá, 68-69).

Nặc danh nói...

Re: HữuThành.Nguyễn
Vậy trừơng VHQĐ được chính thức mang tên anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi năm nào ? Từ khi khai giảng năm học đó đ/c đang học lớp mấy và bao lâu thì vượt biên qua TQ. Nếu là năm 65 thì hợp lý hơn vì chúng ta kỷ niệm ngày thành lập trường vào các năm chia hết cho 5. Sau đó 1 học kỳ mới qua TQ. Nếu thành lập năm 1966 thì đầu năm 67 mới biết thế nào là các món ăn ngon trên tàu liên vận và hè 67 T.L mới chụp hình ??? ----> Hồng Đăng Hải viện SAI !
Đ/c H.Thành có 1 bằng chứng đã lên Blog là thầy Nguyễn Phong dẫn 5 cháu qua Đồng Đăng tháng 11/1967 có dấu mộc của vụ Lãnh sự thì Hồng Đăng lại càng sai
Tôi đã chịu thua T.L nhưng vẫn thắc mắc tại sao a.Trỗi hy sinh năm 64 thì đến 2 năm sau trường ta mới được thành lập. Lúc đó vẫn còn nhiều anh hùng LS quân đội như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Nguyễn Viết Xuân, ... hay Tạ Thi Kiều, Huỳnh Văn Đảnh, Đinh Sỹ Luyện, Đặng Kim Giang ... vẫn đặt tên trường được ????

tranbachai nói...

Vẫn biết bộ nhớ của mình sắp tịt rồi mà hôm nay vẫn té ngửa thấy nó tệ đến vậy.
Anh TL ơi, K4 Hữu Thành, DM... nói đúng đấy. Chúng mình vượt biên giới vào đầu năm 1967 để bắt đầu học kỳ 2 và mùa đông ở Y Trung. Do chuyện bồ Tây bồ Ta mà khi đó mỗi khoá mới bị tạm thời chia nhỏ, ví dụ K5 khi đó là C71 và C72... Bỏ mẹ, không biết mình nói có đúng hay không nữa! TBH

N.TV nói...

Đúng rồi, mình sang TQ vào ngày 01-01-1967 đúng vào dịp Mỹ ngừng ném bom. Không tranh cãi nữa, thủ trưởng kết luận rồi!

Nặc danh nói...

Chả nên bàn nhiều khi sách đã dẫn:
- Quyết định thành lập số 171/QĐQP ngày 15/10/1965 (1 năm sau ngày anh Trỗi hy sinh).
- Kết thúc năm đầu tiên là hè 1966 - k1 ra trường, k7 vào trường.
- Học nửa học kì 1 năm 1966-67 đến cuối tháng 12/1966 thì hành quân về HN để sang TQ. 1/1/1967 có mặt tại TQ.
- Hè 1967, k2 về nước, k8 sang Quế Lâm.
KQ

Nặc danh nói...

Hộ chiếu thầy Phong có ghi nhận đón các em qua Bằng Tường vào tháng 11/1967 là bình thường vì có những cuộc đưa đón lẻ.

Nặc danh nói...

Tôi không phải là dân Trỗi, thấy các bạn discuss về ngày sang TQ mà thấy vui.
Khi anh Trỗi mới hy sinh, hồi đó tôi cũng đang học phổ thông như các bạn tại Quảng Ninh, tôi còn nhớ một bài hát như thế này:Tinh thần anh Nguyễn Văn Trôi ghi vào tâm trí của em đời đời... Không phải vì gò theo nốt nhạc mà lời bài hát phải như thế đâu nhé. Lúc đầu các phương tiện thông tin đại chúng (đài và báo)của chúng ta lúc thì gọi anh là Nguyễn Văn Trổi, lúc thì Nguyễn Văn Trôi và cuối cùng là Nguyễn văn Trỗi.
Cũng may mà anh Trỗi hy sinh năm 1964, đến năm 1966 mới thành lập trường VHQĐ NVT, nếu mà thành lập ngay sau ngày anh Trỗi hy sinh thì tên trường phải đổi đến 3 lần à!!!
GM

HữuThành.Nguyễn nói...

K.Quốc dẫn sách ra là đúng rồi.

Nặc danh nói...

GM chỉ đựoc cái hài hứơc!
Năm 65 thành lập rồi, đổi thì không đổi. Còn Trôi, Trổi, Trỗi thì đều "odzin k." nhưng về nhạc thì không thể phổ cho Trỗi và Trổi được - toàn vần trắc. Vì thế bài hát chính thức của Trường vẫn là "Vinh quang thay Truờng Nguyễn Văn Trôi". (Trôi đấy nhé!!!).
Lần sau sinh thêm con thì nhớ đặt tên có vần bằng nhé! Vần trắc là phức tộp lắm!!!
KQ

Nặc danh nói...

KQ nên "trích lục" bài hiệu ca của thầy Hồng Tuyến,trong tuyển tập" Hồng Tuyến" xem thầy sáng tác bài ca trường ta vào năm nào, có thể giải đáp được nhiều thắc mắc đấy.
DS

Nặc danh nói...

Dũng Sô chỉ được cái "vạch đường cho "hiêu" chạy" nhưng toàn chạy vào rọ!
Xem "Thịt lướng" tập 2, trang 272, sẽ rõ: Thầy sáng tác trong 1 đêm đông đầu năm học 1966-67 ở Đại Từ.
Còn trong Tuyển tập của thầy Tuyến NXH Văn nghệ - 2006) chỉ ghi tốp ca trường biểu diễn trên sóng Đài Tiếng nói VN năm 1969.
KQ

Nặc danh nói...

Ngày Bắc tiến:
Mùng 01/01/1967, nhân dịp Mỹ tạm ngưng ném bom để (chúng nó) ăn tết, các cụ lùa quân ta đi:
Chiều tất niên, 31/12/1966, chúng ta tập kết tại trường phổ thông ở Hanoi (Cấp 2 riêng, Cấp 3 riêng). Trường chỉ còn "nhà xưởng", chứ thầy trò sơ tán cả. Ta nhận quân trang bổ sung, gồm ba lô con cóc, giày da (giày Côxơgin làm bằng da tê giác, đi đau chân bỏ mẹ), áo bông và mũ bông "biên phòng",...
Và ngay sau đó, ôtô đưa ra ga Hàng cỏ, cổng chính. Có một số phụ huynh "dân Bộ TTM" biết kế hoạch nên len lén ra ga, lau nước mắt vẫy chào "đoàn quân bắc tiến không mọc tóc". Lên tàu liên vận, rà rịch cà tang lên biên giới.
Mờ sáng 01/01/1967, đại quân đổ bộ Bằng tường. Chẳng đánh răng rửa mặt, ăn bữa sáng tại ga. Cơm bác Mao, có mằn thầu, ngon lắm, cắn mãi chẳng thấy nhân, ngon hơn bữa sáng ta ăn ở Đại từ. Rồi chuyển sang tàu của "tàu".
Tàu chạy suốt. Có vài lúc phải dừng hơi lâu, chờ cái gì đó. Giường 3 tầng. Nhân viên hỏa xa TQ, đồng phục oai nghiêm, mặt lạnh như bom, tai điếc, rất chuyên nghiệp. Sớm hôm sau tới Quế lâm. Hồng vệ binh vây kín ga, chiêng trống hô hét vang trời. Họ ấn vào tay chúng ta cuốn Mao tuyển, huy hiệu, cái tròn cái dẹt. Thành 2 hàng dọc, chúng ta ngơ ngáo đi giữa rừng người và cờ quạt. Việt nam tất thắng, Mỹ quốc tất bại. Họ đón các dũng sỹ ưu tú từ tiền tuyến lớn trở về hậu phương lớn. Nhà ga, đường xá dơ dáy, khẩu hiệu đầy trên tường, dưới mặt đất. Một xã hội màu xanh công nhân và xanh ô liu. CMXHCN đây ư.
Có rứa mà không nhớ, ổ cứng bị virut rồi. Nếu không bác nào chịu bác nào thì đi mà hỏi Cao Tư lệnh - bên thứ 3, phe trung lập.

Ngày đổi tên trường:
Trường ta khai giảng và đọc quyết định đổi tên, từ "Tiểu đoàn 126 - Trường Văn hóa Quân đội - Bộ Tổng tư lệnh" thành trường Trỗi vào sáng ngày 15/10/1965 (anh Trôi-Trổi-Trỗi mất đúng 366 ngày). Anh em diện quân phục kiểu Phòng không Không quân, thơm mùi Chính phủ. Lần đầu tiên quân phục QĐNDVN có bộ số 4, 5, 6. Có vài chú diện bộ Bun-ùm. Đ/c Thiếu tá hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc. Nhạc binh nổi lên, tiêu binh "bồng súng - chào!". 1 lính (không phải K4) xỉu, mũ cối rớt xuống đất nghe cái "bốp" (chắc y không quen đứng lâu).
HCQuang

Nặc danh nói...

Hay thật, mới có mấy chục năm, nhân chứng lịch sử còn sờ sờ ra cả đấy mà cãi nhau rộn cả lên...
Thế mới biết lịch sử các phụ huynh mình còn rối cỡ nào.Đó cũng là "khổ nạn" của cuộc đời,chẳng dễ gì minh chứng...
- Tiên liệu trước mọi chuyện sẽ xảy ra. Có một nhóc Trỗi đã chơi trò " viết nhật ký" từng ngày và từ ngày bắt đầu leo lên tàu hỏa xuất ngoại cho đến ngày cuối cùng K4 về nước.
Trong tư liệu đó có đủ mọi chuyện về CMVH,hoạt động của Trường và tất nhiên có cả hoạt động của 2 Bồ ...
Cách đây mấy tháng tôi có hỏi HT về " tài liệu" đó, tiếc thay " vì lý do hoàn cảnh chiến tranh " nó đã bị mục nát cả rồi. Coi như sự cố kỹ thuật,"ổ cứng" toi đời. Lịch sử lại trở về với lịch sử. Giờ đây tôi tin rằng, đến được với lịch sử đích thực còn cần có cả... nhân duyên.
- Tôi cũng có 1 cái ảnh giống TL, tất nhiên là không "bột" như nó. Ảnh chụp ở 1 tiệm gần "Đại lầu" , hôm đó có 4-5 tên gì đó, hình như có cả Hùng móng (?)...Tất nhiên còn phải lục tìm lại đã .
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

Mọi thứ đồ cổ đều quý. Biết thế từ lúc còn thơ thì ... giầu to.

Nặc danh nói...

Tôi nghĩ rằng chuyến đi Tầu của lính Trỗi chúng mình ngày đó có phải là chuyến đi bí mật đâu. Hoàn toàn công khai đấy chứ. Chắc mọi người còn nhớ là hôm đó lính mình cả ngày bị " giam lỏng " trong trường Trưng Vương. Trong trường là lính Trỗi còn ngoài song sắt( đúng với sự thật ) là gia đình và những người thân ra chia tay. Cả cái đoạn vỉa hè ở ngã tư Hàng Bài - Lý Thường Kiệt chật như nêm cối, xe đạp xếp ngổn ngang. Mãi đến chiều lính mình mới lên xe để ra Ga Hàng Cỏ. Tại Bằng Tường thì lính mình được đổi sang tầu của TQ, có đường ray rộng hơn. Mắt anh em mình sáng ngời khi thấy trong toa sạch quá, chẳng bù với tầu thời chiến, chạy không đèn của dân mình.
Phú Hòa

Nặc danh nói...

Cái ảnh " Thất tướng công",trông chàng nào cũng bảnh. Phạm Tùng xem được chắc tiếc nuối lắm.HT đề dưới ảnh 196...có lẽ các bố chụp vào năm 1967 tại trường Y Trung. Đằng sau bức ảnh là dãy nhà ở phía trên sân bóng, còn có dấu ấn vườn hoa mà chúng ta thi nhau làm đấy.
DS

Nặc danh nói...

Không biết Dũng Sô nói tấm ảnh "Thất tướng công" nào, nhưng nếu là ảnh 7 thằng lính (PTùng, HThành, Hùng MS, TĐường, TMinh, TLai, CQuang), thì không phải chụp ở TQ đâu, mà đã "hồi quốc" rồi. Hình như chụp vào hè năm 1969, trước khi nhập ngũ.
Nghĩ cũng ngộ, 30/07/1969, anh em K4 được phong quân hàm lính bét (binh nhì) trong khi trước đó 1 năm, anh em tốt nghiệp lớp "cán bộ chỉ huy phân đội nhỏ" - mèng ra cũng là Tiểu đội trưởng, tức ngang vai với anh hạ sĩ, trung sĩ.
HCQuang

Nặc danh nói...

Trên tàu ngày 1/1, bữa sáng mỗi chú được 1 hoặc 2 bánh bao (tùy năng lực), 1 ly sữa; bữa trưa lần lượt xuống toa ăn đánh chén. Lúc đó đúng là "sơn hào, hải vi", có món kháo nhau là "sâm biển" nhưng nuốt không trôi. Thái "mốc" tiếc của trời xơi tất, về đến toa nằm Thái "mốc" ói hết trơn. Đúng là "tham thì thâm"! Thái "mốc" có lên blog không đấy? Kể xấu thằng bạn, đừng giận nha. Chứng cứ lịch sử mà. HT hoặc Vinh gặp Thái kiểm tra giùm xem. DMinh

HữuThành.Nguyễn nói...

Cái ảnh đó chụp ở nhà Chí Quang, tôi nghĩ thế. Trông dáng người và quân trang còn Trỗi chứ chưa có vẻ "xơ mít". Có thể Chí Quang nói đúng, loanh quanh thời điểm nhập ngũ thôi.

Tuong Lai nói...

Hay quá, "chuyện không có gì ầm ĩ cả" vậy mà cũng moi móc khối "nơ ron" của anh em. Nếu Chủ hiệu ảnh mà không nhận lỗi ( kỳ tới đi QL các anh điều tra nhé) thì có nghĩa chưa chăc xe tăng 390 đổi chỗ xe 843 là đúng đâu nhé.
Lại nói đến những đôi giày "Cô xư gin- đi đau chân bỏ mẹ", sang đến nơi nhiều đ/c o bế nó lắm đấy: đun Xi chảy ra để quết lên cho xi bám chắc, lấy thìa hơ nóng để là cho mặt da khỏi sần sùi, rồi cắt các- tông độn vô làm mũi giày thẳng tưng và vuông vắn nom như phía trước mũ catket.. thật oách!

HữuThành.Nguyễn nói...

Lại sai rồi. Giày Cô-xư-ghin là sang đến bên Tàu mới được phát. Khối thằng tháo bản lề cánh tủ giường tầng đóng vào gót làm cá giầy. Đỡ mòn lại còn lộp cộp, lạo xạo oai ra phết. Không tin thì cứ hỏi bọn "bồ le".

Nặc danh nói...

Thằng con tôi lười học, tôi bảo "Ngay ngày mai con khỏi phải đi học, ba mua cho bộ đồ nghề, tự ba dạy nghề cho con, chỉ cần 1 tiếng đồng hồ là con biết làm, đảm bảo tay nghề cao, cạnh tranh được, mỗi ngày cũng kiếm được vài chục nghìn". Nó trợn tròn mắt hỏi lại "Làm gì hả ba?". Tôi trả lời "Đánh giày. Ba có thâm niên gần 3 năm hành nghề". Nó cười, không tin. Tôi kể cho nó nghe chuyện trường Trỗi, được đi dày da từ khi 14-15 tuổi, suốt ngày thi nhau o bế đôi dày Cô-xơ-ghin thô kệch, ai đánh giày cũng giỏi. Nó tin nhưng không thích nghề đánh giày. Thế là anh em mình "thất truyền" đấy! DMinh

Nặc danh nói...

HThành lại sai rồi, hình "Thất tướng quân" không phải chụp ở nhà CQuang, mà ở 49 Hàng Chuối. Máy ảnh để gần cổng nhỏ, chụp về phía phòng khách, bên trái là bụi tre. Đó là nhà đ/c NguyễnHữuMai, có thằng con hoc Trỗi. Vẫn không nhớ hả, chán quá.
Xen hình mới thấy hồi Trỗi Tùng kiếng vạm vỡ, khá thật, hèn chi kinh qua trường Quân chính không mấy khó khăn. Bây chừ trông bác mà thấy ... nản. Đừng cho vợ nó xem hình, kẻo thị lại tủi thân. TĐường thì ngược lại, xưa còm, nay phong độ. TMinh thì xưa nay thân thể vẫn khá.
HCQuang

Nặc danh nói...

Hồi mới sang bển, cái gì cũng làm chúng ta ngạc nhiên. Bờ tường bên bên tả thì "ủng hộ ViQuốcThanh", bên trái thì "ủng hộ ViQuốcThanh", người đọc ngây ngô đứng giữa. Khẩu hiệu trên núi, trên tường, trong nhà, dưới lòng đường, ở ruộng rau cải củ, cả trong chung-xi, có lẽ chỉ thiếu trong lòng. Gió đông thổi bạt gió tây. Tinh kì rợp trời, rác rưởi, nước miếng ngập đất, không biết mây trời đẹp hơn hay thơ mặt đất đẹp hơn. Liên chỉ nói Tạo phản là ..., tạo phản rủa Liên chỉ là ..., hai bên cầm giáo, kiếm, đại đao (có hôm tôi thấy có cả long đao, chưa thấy phương thiên họa kích) xông vào nhau ... luyện võ, sống khôn, thác thiêng. Gần tới ngày quân ta hồi quốc thì bên nớ đã tới cao trào, CKC, AK, đại liên, cối 82 đều đem ra phục vụ CM - thao trường đổ máu để chiến trường đỡ đổ mồ hôi.
HCQuang

Nặc danh nói...

Chết mẹ, đánh máy sai rồi, khẩu hiệu bên này đả đảo thì bên kia ủng hộ. Xin lỗi.
HCQuang

Nặc danh nói...

Lại nhầm, bên hữu và bên tả chứ. Xin lỗi. Hôm nay trời nắng quá, chắc đầu có vấn đề.
HCQuang

Nặc danh nói...

Anh Cao được chúng ta gọi là Cao "tư lệnh" nhưng không phải là "Tư lệnh HVB" của Y Trung. Anh Chương (mà tôi đã kể) cho tôi biết anh ấy là Tư lệnh HVB của một Trường Đại học ở Trạm Giang (lúc 18 tuổi). Anh kể rằng khi đó còn trẻ đâu biết gì, theo phe nào chủ yếu là cảm tính. Thấy sướng vì không phải học, đi đâu dân cũng sợ, tự nguyện chu cấp ăn uống đầy đủ. Lúc cao trào, tấn công các doanh trại quân đội, cướp súng bắn nhau ì xèo. Bị thương khóc rống lên đúng là kiểu con nít. DMinh

HữuThành.Nguyễn nói...

Xem đồ cũ, cái gì cũng có thể cãi nhau được.
Cái ảnh bè lũ 7 tên, tôi nghĩ là ở nhà Chí Quang, phố Thiền Quang. Mấy cái lá tre thì giống, nhưng phòng khách nhà tôi chỉ có một cửa sổ. Tôi nhớ chỗ này là đi vào cổng nhỏ nhà Chí Quang, có cái ghế đá công viên mấy thằng ngồi đấy. Hai cửa sổ không phải phòng khách nhà CQ à? Mà ngày xưa nhà CQ cũng có bụi tre cảnh ở vườn trước mà.

Nặc danh nói...

Anh Chí phải nói :chiến trường đổ máu để thao trường ít ( người) đổ mồ hôi mới đúng."Bạn" quá trời người mà!

Nặc danh nói...

Về ảnh "thất tướng quân":
Đầu óc HThành hỏng hẳn rồi, vì, 1/ nhà tôi không có tre (mà là cây đùng đình, đã chặt bỏ) và có lần tôi phải qua nhà HThành xin tre về làm gì gì đó. 2/ cửa sổ nhà Tây thuộc địa là 1 mẫu chung, không đem ra so sánh được. 3/ Nhà tôi (cũ) vẫn còn nguyên về kiến trúc, HThành có thể tới xem lại, không phải như trong ảnh đâu. Rất tiếc là nhà 49 Hàng Chuối bị phá rồi, chứ ông tới là phải giật mình vì nó hoàn toàn trùng với ảnh. 4/ anh em chưa từng mang máy ảnh tới nhà tôi chụp cả, còn riêng tôi mãi tới năm 55 tuổi mới thu vén mua được máy ảnh. 5/ HThành thử hỏi Hùng MS xem hồi Trỗi y tới nhà tôi lần nào chưa, nếu y trả lời là "chưa" thì ông ... tắt đài.
HThành mê chụp ảnh từ bé. Hi vọng TLai còn giữ tấm hình HT và TL, thằng dài thằng ngắn, khoác vai nhau đứng dưới gốc dừa, cười nhe răng sún (nói thêm cho HT đỡ tủi thân).
HCQuang

Nặc danh nói...

Côxưgin: HThành nhớ đúng, sang TQ mới được phát giầy da. Tụi chân 38 trở lên thì đi côxưgin (hình như là giày thủy quân LXô), da thô sần sùi, đánh nửa hộp xi không chịu bóng, có miếng lót "trên vải dưới bìa". Tụi chân từ 37 trở xuống và tụi con gái thì giày da dân sự, mũi hơi nhọn, da mềm, nhẵn như lợn cạo, đẹp lắm.

Áo cổ lông: Sau đó bạn cấp cho quân ta áo bông kiểu QĐNDVN nhưng gắn cổ lông, màu lạt hơn, dày gấp 3 cái áo biên phòng. Ấm lắm, ơn bác Mao. Áo thiết kế dài qua mông một chút, nhưng mấy đứa Trỗi con thì tới đầu gối, trông như cái nấm. Về nước các chú cứ thế mà diện đi chơi Hanoi, lấy đó làm oai.

Mũ mềm: Hồi mới qua, đi chơi Quế Lâm cứ bị đám Hồng vệ binh xuắn lại, sờ mũ mềm hỏi Nhật bản phải không. Chỉ sợ nó nghĩ mình là phát xít, nó đánh cho thì bỏ bu. Mấy thằng khờ thật, ông mà là phát xít cải trang thì đội mũ nớ làm chi, có khi ông còn đội mũ "bát lộ".

Mao tuyển: bìa dùng làm ví rất tuyệt, 2 ngăn, đỏ rực, để đâu cũng không lẫn. Tôi có một xấp ví, về nước làm quà, ai cũng thích. Tôi biếu ông Thu (B trưởng "khung" K8 trường Quân chính) 1 cái ví, mấy viên đá lửa. Quý hóa quá, ổng áy náy hoài.

Thuốc lá: hồi đó chú nào hút thuốc là bị kỉ luật, chưa đoàn viên thì khỏi vô luôn. Mấy chú mê thuốc phải hút lén. Bên tàu có thuốc "Thủy điện", "Ngựa bay", nay tìm không ra, chắc đã thất truyền. Về Quân chính, được phát thuốc theo đầu người (thuốc Berati). Nhớ lời thầy dặn, về Quân chính các ảnh biểu sao nghe vậy. Thế là, nín thở tập hút, khét lẹt, đắng ngắt, lại sặc nữa, ngon lành gì đâu. Cuối cùng (khó khăn khắc phục) lúc tốt nghiệp Quân chính, tôi cũng xong luôn môn hút thuốc.

HCQuang

Nặc danh nói...

Đề nghị post cái ảnh lũ 7 tên lên, nó nằm đâu tôi không thấy? May ra chút dữ liệu còn sót trong "ổ Cứng" của tôi sẽ giúp được các bác.
TM

Nặc danh nói...

Bây giờ, người ta " trọng chứng hơn trọng cung" (nguyên tắc ngành điều tra-chứ không phải tôi nói) đấy nhé. "Nếu Mai Sỹ nói":chưa đến nhà...Thì thật ra ...anh quên mất rồi. Còn anh nói: có lúc đến rồi, thì chẳng sai: não anh đang ssssuy" Trong khi đó tôi vẫn còn ảnh một dịp nào đó, có anh nào "đã từng" mang máy tới chụp cả hội tại nhà anh. Cũng với tinh thần"hình như" của một bộ não cũ xì đã chạy hơn nửa thế kỷ ( chứ không phải năng khiếu của nhà ngoại cảm) thì: ở phía bên cổng to nhà anh có 1 bụi tre ngà (thân vàng sọc xanh)ở góc vườn rau lang thì phải? Điều tra viên nói rằng: nếu chụp tại nhà Hữu Thành thì chắc có kẻ dùng Photoshop " tẩy" hàng ruối phía trong tường và thay vào đó tàu lá chuối để làm khó anh em ta.TL

Nặc danh nói...

Hữu Thành đã gửi thêm ảnh quét tới 900dpi vào "ảnh gỗc K4"( ở góc trên - trái blog) để các anh tha hồ soi xét. TM cho ý kiến thẩm định nhé.

HữuThành.Nguyễn nói...

Anh em mình ít thằng đi Liên Xô. Những thằng đi, nhất là lao động sau này, chúng nó nói giày Cô-xư-ghin là giày bảo hộ lao động. Da dầy, đế cứng chịu dầu nhớt, đóng bằng đinh đồng chứ không khâu. Máy đóng phập phập xong một đôi, thế mới mang đi viện trợ chứ ... thóc đâu ...
Về chuyện cái ảnh, chưa có nhời của anh Th.Minh, nhưng anh Vũ Hùng thì đã nói, rằng có đến nhà anh Ch.Quang ở Thiền Quang rồi. Nhưng anh ấy đến ít lần nên không dám chắc là nhà ai, chỉ biết không phải nhà Hữu Thành. Thế chứ lại.

HữuThành.Nguyễn nói...

- Thăm lại cái nhà Chí Quang ở Thiền Quang: Sáng nay đeo máy ảnh lượn qua nhà cũ của Chí Quang định làm cái vật chứng. Nhưng mà nó kín cổng cao tường, không dễ chụp được như ý. Bên kia đường mấy thằng CS nhìn mình có vẻ HS quá, lom lom. Đành tóm tắt thế này: mặt tiền nhà biên phải là lối vào từ cổng con. Biên trái là một cửa sổ trên bức tường thụt vào một chút so với bức tường ở giữa cũng có một cửa sổ giống như vậy, loại cửa sổ chiều cao lớn, gần sát xuống mặt sàn khoảng 3-4 mươi phân. Như vậy khả năng ảnh chụp ở nhà C.Quang có lẽ là hoàn toàn chính xác.

Nặc danh nói...

Ảnh thất tướng quân:
HThành lập "Tòa Phúc thẩm" mà điều tra kiểu đứng từ xa nhìn lại, và bị tường che khuất, mà đưa ra kết luận, thì e chừng ... chính xác rồi.
Hôm qua, nhân ngày giỗ Cụ Hồ, mấy anh em tập trung nhà Nhân ve, gồm vợ chồng TMinh, CQuang, DSô, Tùng kiếng (XMinh, Vĩnh Định kẹt khách bên "ngoại", không qua được), ăn cơm rau, uống rượu lạt, tưởng nhớ Cụ. Anh em có nhắc đến "vụ kiện". TMinh có nói: thấy không giống nhà CQ, không giống nhà HThành, nhưng nếu không ai chịu ai thì ắt là nhà TMinh - giàu con út, khó con út - y nhận cho, tức: đó là nhà TMinh.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Khổ quá (lại khổ, VTM), tối 1/9 Thanh Minh trực ở cơ quan, hết chuyện để chat qua Skype với tôi và T.Lai nên đã thành khẩn khai báo ngày mai (tức là "hôm qua" trong lời anh C.Quang) ăn tiết canh vịt ở nhà Nhân ve; vịt do vợ chồng C.Quang bắt ở Bình Dương về; X.Minh kiểm dịch; D.Sô cung cấp Bàu Đá; Tùng kiếng kiểm sát đảm bảo quá trình hợp hiến, hợp pháp, hợp vệ sinh; ... Tóm lại công nghệ khép kín.
Chuyện T.Minh nhận là chụp ảnh ở nhà mình, cũng vô lí như anh C.Quang chối không phải nhà mình. Cũng tối hôm ấy tôi và anh T.Lai đã phân tích cạn lẽ, T.Minh không chịu nghe lại còn đi khiếu kiện. C.Quang bắt vịt từ xa về gây hội nhậu hỗ trợ người khiếu kiện. Tội này lớn lắm.