Thứ Tư, tháng 8 08, 2007

Phong Khẩu, cô bán căng-tin

Sáng nay tôi gặp thầy Nguyễn Phong ở cuộc gặp chuẩn bị việc thành lập Hội Thiếu Sinh Quân VN. (Anh Thái Chi sẽ có thông báo về việc này.)
Thầy Phong đưa cho tôi một số ảnh cũ, trong đó có ảnh cô gái này. Thầy nói đây là cô gái bán hàng ở căng-tin của Trường ở Phong Khẩu. Cô tặng thầy bức ảnh này, có mấy chữ đằng sau. Với trình độ tiếng Trung rơi rụng của tôi thì, vừa đọc vừa suy vừa đoán, nó là "Mến tặng thầy giáo Phong của tôi; Kính (trọng) của học sinh ... 10/9/68". Mấy cái chấm chấm là tên, tên thì chịu rồi.

4 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

10/9/68; tôi đoán có lẽ thầy Phong là một trong những người cuối cùng của Trường rời khỏi đó để về nước hẳn. Và tấm ảnh là kỉ niệm chia tay của một học trò với thầy giáo dạy tiếng Việt.
Thầy Phong nói trước khi về trường Trỗi thì thầy đã là giáo viên tiếng Việt cho "Hoa Quân nhập Việt" ở bên TQ. Đoàn thầy về do bên TQ bận làm CMVH. Lư Mỹ Niệm là một trong các học sinh tiếng Việt của thầy khi đó. Thầy về trường Trỗi được nửa tháng thì lại được Trường cử sang trước để tiền trạm. Khi tầu hoả chở các Trỗi sang đến ga Quế Lâm thì thầy đã đón ở đó rồi.

Nặc danh nói...

Cũng tóc đen, da vàng nhưng người Hoa khác người vn về nhân chủng học và nhất là tính cách.

HữuThành.Nguyễn nói...

Tôi không rành về nhân chủng học, nhưng một đất nước rộng lớn và đông dân như thế thì riêng cái "Hoa" đã bao gồm nhiều dân tộc, nhiều chủng người khác nhau. Có lẽ người vùng Quảng Tây (Choang?) gần gũi với dân mình, vì họ gần mình về địa lí, khí hậu, cách sống, ...?
Còn tính cách thì đương nhiên. Có những cái tạo nên tính cách mà mình có thể không nghĩ đến. Ví dụ tôi cho là người ta lớn lên với chữ tượng hình thì sau này lối tư duy của họ cũng khác với người học chữ la tinh từ nhỏ như dân Việt ta. Vì thế từ ngày VN dùng chữ latin thì không dễ hiểu người TQ như ngày xưa. Chả biết có đúng không?

Nặc danh nói...

HữuThành nói đúng. Trung hoa đại lục bao la, gồm 72 dân tộc, trong đó có "Bách Việt" (chừng trên duới 100 bộ tộc Việt), đồng thời có "ngũ đại dân tộc" ở phương bắc, là Hán, Mãn, Hồi, Mông, Tạng rất khác biệt nhau về văn hóa, địa lý. Nam Trường giang trở xuống là điạ bàn của Bách Việt. Thủa xa xưa, nền văn minh của Bách Việt (văn minh lúa nước) cao hơn Hán (chăn nuôi, làm nương), nên ban đầu, nền văn minh của Hán đã hấp thụ văn hóa Bách Việt . Sau này Hán mạnh lên đã phản ảnh ngược trở lại những cái của họ và cả những cái vốn dĩ của Bách Việt (ví dụ Thần nông).
Dân Quảng tây là đất của các bộ tộc Việt, vì thế, họ gần gũi với mình hơn là các dân tộc phương bắc. Theo truyền thuyết thì ông tổ bách Việt (có cả Việt nam ta) phát xuất từ hồ Động đình.
Chỉ để tham khảo. HCQuang