Thứ Sáu, tháng 8 31, 2007

Chuyện gẫu 31/8: Có nên chấp nhận "tam sao"?

"Tam sao thất bản" ý nói huyên truyền làm méo, làm sai nội dung ban đầu. Có chuyện rằng ở trường ngoại ngữ, người ta cho học sinh dịch chuyền một nội dung liên tiếp qua vài ngữ, khi quay lại đển ngữ gốc thì tưởng như được nghe một câu chuyện mới.
Nhìn thấy vỏ lon bia Dung Quất tháng trước mang từ trong Quảng Ngãi ra uống, chợt lại thấy giống như bực mình. Mắc mớ gì cái địa danh Vụng Quýt của người ta dân dã, có nghĩa là thế bây giờ chạy một vòng qua tiếng Mĩ, chắc là bản đồ chiến tranh, rồi về lại với tiếng Việt đã mang tên Dung Quất. Rõ đồ gái làm sở Mĩ. Thế mà người ta biết vẫn để vậy, có khi lấy làm hãnh diện vì "cháu nó ra chốn văn minh". Khổ cho cái tâm lí nhược tiểu, tuỳ tiện di hoạ từ cái bé trở đi.

14 nhận xét:

Nặc danh nói...

Có lẽ phải chấp nhận vì dân gian đã coi đó là đúng. Chẳng hạn như người Tàu gọi thành phố phía Nam này là "Sí cúng", nghĩa là cống cho Tây (chắc thời kì Triều Nguyễn phải hiến lục tỉnh cho Pháp). Lâu dần dân ta cứ đọc lai lái thành Sài Gòn. Vậy đấy!
Ý của CQ và TM thế nào?
KQ

HữuThành.Nguyễn nói...

Nghi ngờ cái "sì cúng" của K.Quốc lắm. Chí Quang chắc sưu tầm được gì để nói. Trong Nam có nhiều phiên âm tiếng Khơ me, nhất là miền Tây (hình như thế).
Nhưng có những cái sửa được thì nên sửa, như cách giữ gìn hồn vía. Dân chả có, chỉ có gian thôi.

Nặc danh nói...

Có lẽ từ Sài gòn là phiên bản tam sao từ chữ Sícúng,phiên âm theo tiếng Anh hoặc Tây gì đó, sau đó dân Nam đọc theo kiểu của mình thành Sài gòn như ngày nay.Cái này có lẽ hợp lí vì chuyện như thế này với các nhà "Tây học" xảy ra là cái sự thường.Có khi người ta còn đọc là Sè goòng nữa, cái chữ đã được Việt hóa Sài gòn đọc theo Tây + Ta mà thành.Chuyện có chấp nhận tam sao thất bản hay không là cái mà ta phải suy nghĩ. Một vùng đất mới khi hình thành một cái tên có thể phải trải qua quá trình.Nhất là trong hoàn cảnh mảnh đất phương nam này hình thành trên bản đồ địa lí TG , thì cái chuyện tam sao có thể hiê được. Nhưng với một vùng đất đã có tên tưổi mà tam sao thành một cái anh lạ ,thì nói cho cùng cũng khó chịu thật.
Mạn phép lạm bàn, có thể trật đường Rầy, song cũng có nhã ý góp nhời.
DS

HữuThành.Nguyễn nói...

9h30 tôi nhận được cuộc gọi từ hệ máy lạ 1750000. Không biết là ai cứ hỏi ăn sáng chưa, uống cà phê chưa. Hoá ra Hồng Hải. Cậu buồn quá, 22h30 vừa đóng cửa tiệm, gọi điện về nói chuyện với bạn cho vui. Thật không nghĩ là nó gọi, giọng thì quen mà không thể nhận ra, phần vì cái số gọi tới lừa mình.
Nó nói sẽ mua một cái notebook, lâu lâu vào xem anh em nói gì, cho khỏi nhớ. Cậu gửi lời thăm hết anh em. Rồi sẽ cố gắng về nhiều hơn, tính chuyện lâu dài về hẳn.

Nặc danh nói...

Hữu Thành thật mất "lập trường". Cái V to còn chẳng quan tâm huống cái cái chữ bé hơn con muỗi... Mà nghĩ cũng lạ "Hàng xóm" thì khuyên "bỏ qua Tiểu tiết hướng tới Đại cục" còn ta lại cố "Biến Đại sự thành Tiểu sự, biến Tiểu sự thành Vô sự" . E rằng sẽ sẽ chẳng gặp nhau... Hữu Thành theo trường phái nào cũng được, những giọng điệu đầu nghe "hoành tráng" hơn.

Nặc danh nói...

Nếu là "Rung Quất" mới trách gái sở Mỹ (vừa R vừa Q), đây là "Dung Quất" cơ mà?

Nặc danh nói...

HThành nói đúng, miền trung quê bọ phát âm "Vũng" là "Vụng". "Quýt" chứ không phải "quất" (quất ra trái vào ngày đầu xuân trên đất Bắc. Sau này phía nam mới có, gọi là "tắc". Quất là cái chi hề?). Đích thực là "Vụng quýt" chứ không phải là "Dung quất" như mấy anh Annam bồi đọc. Hồ sơ mật thám tây lưu trữ về Lý Tự Trọng: khi bị hỏi cung, Trọng con xưng là "Huy" (lấy từ chữ HàHuy), nhưng đ/c Tây (dĩ nhiên không phải là thanh tra Lơ-gờ-răng) viết là "Hui" (mẹcxàlù, "y" hay "i" cũng thế - Annam bồi).
Sài gòn: Xưa, khu vực thành Gia định có nhiều cây gòn, nên thay vì gọi là "thành Gia định" thì dân tình gọi là "thành gòn". Rồi tam sao, qua anh Khme, anh ba Tàu, anh Tây, đâm ra thất bổn, nói trại ra "sài gòn". Đó chỉ là 1 giả thuyết.
Bến nghé: Hồi xưa sông Gài gòn cá sấu rất nhiều. Cái bến (nay gọi là bến nghé) thì chưa có tên, cá sấu kéo lên phơi nắng hàng đàn, gọi nhau í ới, à quên gọi nhau "nghé, nghé". Khi nhắc về bến, người ta nói là cái bến (mà) cá sấu nghé (quá trời) đó! Cuối cùng là bến nghé. Chỉ là 1 giả thuyết.
LũyBánBích: Là 1 chiến lũy đất, có thật, hình vòng cung (bán bích) phòng thủ vòng ngoài khu vực Gia định, của Nhà Nguyễn chống tụi Phú lang sa.
HCQuang

Nặc danh nói...

kQ ơi
Đã thử tìm Triều rồi. Không thấy, biến đâu mất rồi ấy.
D/C phụ trách dân VN ở chợ nói " mấy tháng trước cậu còn bán rượu ở ngoài chợ Thượng Hải nay chợ bị đóng cửa và cậu cậu cũng biến.

VTM

HữuThành.Nguyễn nói...

Chào VT.Mai, đi xa việc nhiều mà vẫn góp mặt trên blog, lại "tìm trẻ lạc", và vẫn gõ tiếng Việt nữa. Toàn là thành tích. Tiếp tục phát huy nhé.

Nặc danh nói...

C. VT.Mai thử gọi vào mấy số mobile này xem: Lê Trọng Triều (Triều "Ngỗng"): 0620/9419034, 0620/5879850, 0630/3560574

Nặc danh nói...

Sài gòn:
Cuốn "Gia định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức mặc nhiên sử dụng tên gọi của các tỉnh, huyện vùng Lục tỉnh, không có lời giải thích.
Năm 1788, Gia long khôi phục Gia định. THĐức (và Lê Quang Định) ra ứng cử, có chức, sau lên Thượng thư, và rồi trở nên một nguyên lão. Ông được đánh giá là học rộng tài cao. Cuối đời, ông giữ chức chánh chủ khảo khoa thi Hội, nên có nhiều điều kiện nghiên cứu. Tuy nhiên, do tác giả chỉ là bậc hậu bối nên chưa dám giải thích cội nguồn tên gọi các địa phương phía nam, trong đó có "Sài gòn".
Vậy xin các vị tiền bối xem xét, chỉ giáo.
HCQuang

Nặc danh nói...

Có một chuyện "Tam sao thất bản" thế này.
Chắc các bạn đều biết một câu thơ:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương".
Có một Việt kiều tại Pháp dịch sang tiêng Pháp. Tiếng Pháp nó thế nào thì tôi không biết. Nhưng có một dịch giả Việt Nam, thấy câu thơ hay bằng tiếng Pháp bèn dịch sang tiếng Việt như thế này:
"Cuồng phong lay nhọn trúc
Sát xuống tận mặt đường
Vợ trời đánh một hồi chuông
Súp gà húp vội, hóc xương mấy lần".
Hai câu đầu thì khỏi phải bàn. Còn "vợ trời" có lẽ ông việt kiều nói đến một một người đàn bà ở trên trời (nguyên gốc là thiên mụ mà) thì chỉ có vợ Trời thôi. Còn canh thì người Tây gọi là súp, và thọ xương, tức là cái xương nó thọ ở đấy tức là hóc.
Thế có gọi là "Tam sao thất bản" không?
GM

HữuThành.Nguyễn nói...

Chính là thế chứ còn gì nữa.
Nguyễn Du không sao mà phóng tác Thanh Tâm Tài Nhân (có phải không nhỉ) thì nó hay hơn. Người ta bảo là thế. Mà thực ra cái truyện Kiều mà mình biết nó đã được quốc ngữ hoá rồi, tức là cũng đã sao một lần. Có lẽ biết tiếng Nôm đọc còn hay hơn. Giống như Kính cấc đọc Ngục Trung Nhật Kí bằng tiếng Hán vậy.

Nặc danh nói...

Kính cấc đọc Ngục trung nhật kí bằng chữ Hán (có xuất bản cuốn copy nguyên văn chữ viết của cụ Hồ - viết bằng hán tự), mới phát hiện ra khối chỗ dịch không đúng với nguyên bản. Mới có Tam sao đã Thất bản, còn ở đây là dịch thuật, sai lệch là cái chắc. Canh gà Thọ xương dịch là xúp gà ăn vô hóc xương dài dài. Có thế nên đảng và chính phủ mới yêu cầu bà con ta đi học ngoại ngữ (tiếng tây u gì gì cũng được), lấy cái chứng chỉ A-B-C, cho nó không thất bản - trừ cái chứng chỉ.
HCQuang