Báo cáo công tác
Hôm qua đi công tác , kết hợp nhậu tại bờ biển Gò Công ( Tiền Giang). Vẫn theo mô hình truyền thống xứ ta " nhậu trong lúc họp và họp trong lúc nhậu", hiệu quả ra phết...
Mấy chú Gò Công sau lời phi lộ, thi nhau "gáy" theo kiểu khoe quê hương giàu đẹp: cua gạch son, ghẹ chắc thịt ,ốc mập...Đài địa phương phát mạnh quá , át cả đài thành phố .
Uống chả được bao nhiêu , bụng cứ tức anh ách, bực cả mình. Cuối buổi đầu lưỡi lại đâm ngứa ngáy, xin phát biểu một câu, chẳng biết "uy lực" cỡ nào, tự nhiên bọn chúng tắt đài cả .Sau đây là đoạn lược trích:
- Này các bạn Gò Công, các bạn có biết tại sao quê ta có tên Gò Công không nhỉ ? Tất nhiên phỏng vấn trực tiếp như thi ứng xử thế này thì đến hoa hậu cũng chết. Bọn chúng ấp úng....
- Chú thứ nhất: Vì quê em nằm giữa Cửa Đại , Cửa Tiền (sông Tiền), được phù sa bồi đắp, tạo nên vùng biển - bùn tuyệt đẹp. Nhìn sang trái, nơi có dãy núi xa xa là Vũng Tàu, nhìn sang phải là bến Tre đồng khởi.Quê em có Ngài Trương Định là Đại danh tướng đánh Tây...Nhưng khi mình hỏi gốc gác địa danh Gò công thì hắn chịu. Chú này chắc mới đọc ké sách giáo khoa của con gái tối qua!?
- Chú thứ 2: Ông cố em nói, ngày xưa vùng này rất trù phú, cómột cái gò rất cao trồng nhiều cây me cổ thụ....Chim công thường về trú ngụ ở đây, nên gọi là Gò công.
Nghe cũng có lý ...nhưng như vậy thì có gì là nổi tiếng , rạng danh quê hương ?
- Chú thứ 3, rồi thứ 4...không có gì đặc sắc.
Thôi nhé, vô phúc bọn chú mày gặp phải "cao nhân" trường Trỗi rồi:
Các bạn ạ, tớ mới đến Gò Công lần đầu, song thấy quê các bạn giàu tiềm năng, có mấy cái hay có thể khai thác được.
1/ Về du lịch: Hiện mô hình tắm bùn đang thời thượng. Du khách phải đi lên tận Bình Châu, rồi lại phải chạy ra Long Hải , Vũng Tàu tắm biển, rất bất tiện Các bạn có thể tổ chức tua DL kiểu 2 trong 1, vừa tắm biển vừa tắm bùn, gọi là Dịch vụ "trâu đằm" ở đây.
2/ Về lịch sử : Ngày xưa ( những năm đầu sau giải phóng), quê mình đã rất nổi tiếng về chuyện tổ chức vượt biên (nhờ địa điểm thuận tiện). Nhiều người ra đi đã bỏ xác, số còn lại hầu như trở thành " việt kiều yêu nước" cả, giờ đang được tôn vinh. Họ có những kỷ niệm đau buồn và cần nơi tưởng niệm , lễ bái ...Nếu như biết cách làm, hẳn dòng ngoại tệ sẽ chảy thẳng vào túi địa phương ...
3/ Về thương hiệu Gò Công: Đảm bảo không đụng hàng, cả nước chẳng đâu có được, Thiên hạ mà biết phải kính nể ngay....
Bạn gì hồi nãy nói truyền thuyết về nhữg cây me cổ thụ , chim công thường về ngủ, rất hay, rất lãng mạn... Tớ xin được diễn nôm thế này, khí không phải- Các anh giai Gò Công mình rất ghê, thường ngủ theo kiểu chim công!? "Công ngủ" tức ...cu...( xin nói lái dùm).
TM
Thứ Năm, tháng 8 02, 2007
Báo cáo CT
Gửi bởi Thanh Minh lúc Thứ Năm, tháng 8 02, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
16 nhận xét:
Đúng là "công" thành phố, tuy không có gò, vẫn hót hay hơn "công" gò.
cậu có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ: Du lịch, Uỷ ban người vn ở NN,Hội liên hiệp Phụ nữ, Bộ công thương...
Trương Định là người gốc Quảng Ngãi, chả thế mà ở bên sông Trà người ta đang xây cái Đền lớn thờ Trương Định
T M không phải " tờ mờ "
mà lại " hơi bị " T R * mới kinh
* : tinh ranh
- Cám ơn HThành nhắc khéo anh em về vấn đề lịch sử. Hiện có tượng đài TĐ rất to ở đây...
Quê hương thứ nhất là nơi người ta sinh ra. Quê hương thứ hai là nơi là nơi gắn bó con người - nơi ngừơi ta làm nên chiến công, sự nghiệp mới là quan trọng!
- Ae lưu ý , " linh hồn" của bài này chỉ đọng lại ở câu cuối cùng.Có thể thêm dấu (*) ở từ "ngổng" để thành từ "ngõng". Từ ngày biết có chị em đọc blog Trỗi, muốn nói gì cư phải "uốn lưỡi ba lần"...
TM
Bác TMinh giỏi ăn nói, tinh thông thập bát ban, chẳng trách thằng em ruột của bác - "cậu" TámPhong K6 - được bá tánh gọi là AnhBaPhong. "Nhất anh Ba, nhì khí tượng" mà lại. (Chả là, hồi xửa hồi xưa, khí tượng dự báo thời tiết mưa nắng tùm lum, bà con không biết mô mà phơi thóc, còn AnhBa thì nghị quyết lu bù, cái nọ chơi xỏ cái kia, bà con cũng không biết mô mà lần. Mà về vai vế trong làng thì AnhBa đứng trên anh khí tượng thủy văn).
Nói vui thôi, bác chủ trì blog, bác TMinh cũng như các bác "có chức" trong BLL chớ có chụp mũ mà tội nghiệp nhà em.
Nói chữ "chụp mũ" tự dưng lại nhớ tới các thầy giáo trường Y trung hồi CMVH, mà tội nghiệp (sự việc "tự dưng" này hoàn toàn không liên quan tới nội dung trên đâu, tự dưng thôi).
HCQuang
Gớm, bác quá khen. Anh em nhà bác, cả 2 thằng "Chí lớn", "Chí bé" cũng có kém gì...Với lại trong nhà nói nhỏ thôi, đóng cửa bảo nhau, kẻo cả thế giới họ nghe thấy hết bây giờ.
Cái ông gì ở báo "Tin học - đời sống" gọi đây là hành động lợi dụng công nghệ cao - "chửi nhau trên mạng".
Ngày xưa các cụ chỉ đơn giản vạch quần ,tốc váy, xỉa sói là xong. Ngày nay thời đại nó nâng tầm mình lên, chửi nhau cũng phải dùng máy hỗ trợ, dù rằng về bản chất thì thời nào cũng rứa.
TM
Đã đọc bài của HT khi về Quảng Ngãi đến thăm mộ cụ Trương Định, nay đọc bài của TM lại thấy bia tưởng niệm cụ. Suýt rối mù! May mà có mục này.
Chợt nhớ có chuyện tương tự xảy ra, dân Sa Đéc có hồi bảo quê Bác Hồ ở Sa Đéc chứ không phải Nghệ An. Vì: bố nằm đâu thì quê ở đó. Với lý gỉai dân giã này thì không hiểu mấy chú nghiên cứu lịch sử nghĩ sao?
KQ
KQuốc à, theo tôi, tạm thời "quê hương" có 7 khái niệm sau:
KN-1. Là nơi mình sinh ra (nơi chôn nhau cắt rún/rốn/rúng).
KN-2. Là nơi mình có nhiều kỉ niệm, gắn bó nhất.
KN-3. Là quê của ông già mình (quê cha đất tổ).
KN-4. Là nơi ông già mình có nhiều kỉ nệm, gắn bó nhất.
KN-5. Là nơi có nhiều người là họ hàng nhà mình đang sinh sống.
KN-6. Là nơi ông già mình "an nghỉ" (nơi vĩnh hằng).
KN-1: Ông già mình làm đại sứ Liênxô, Marốc, sinh mình bên nớ, thì mình quê Liênxô, Marốc. Bà già mình lỡ trớn sinh mình trên máy bay của hãng hàng không EVA thì quê mình là EVA, hoặc không phận nơi máy bay đang bay qua là quê mình chăng?
KN-2: Mình dân Nam kỳ (theo cách nghĩ "thông thường") nhưng tập kết, sống ở Hànội nhiều năm thì mình quê Hànội. Hoặc mình ở chiến trường Lào 25 năm và Lào là nơi có nhiều kỉ niệm nhất thì mình quê Lào. Mình ở mỗi nơi đúng 2 năm rưỡi đồng đều, gắn bó như nhau, thì quê mình đếm mệt nghỉ.
KN-3. quê mình tính theo ông già, ông già theo ông nội, ông nội theo ông Cố nội, ông cố theo ông Sơ nội, ông Sơ theo ông Sờ, ... Cứ dò mãi tới tận cùng thì cụ tổ nhà mình là Hùng vương, quê Thậm thình (trừ các đ/c người Tày, Thái, Lôlô, Khơme, Chăm...). Phàm là người Việt thì ắt quê ở Thậm thình. Cả nước cùng 1 quê, khai quê làm đ. gì cho mệt.
KN-4. Tương tự KN-2.
KN-5. Chiến tranh li tán, ở quê (theo KN-3) không còn mống nào. Ví dụ ô.Nguyễn Huệ quê ở Nghệ an hay ở Bình định (bản thân ông là đời thứ 4 nhập cư, chưa ăn thua chi).
Phát triển công nghiệp dẫn dụ người ta di chuyển tìm việc làm, mỗi người mỗi nơi. Cuối cùng không có nơi mô có từ 2 người họ hàng trở lên. Khi về quê (theo KN-3) không còn ai quen (chưa nói là không còn ai là họ hàng). Vậy quê mình ở cái chỗ không có ai biết mình, hay là cái xí nghiệp mà mình kí hợp đồng lao động dài hạn nhất. Mẹ kiếp, thằng chủ tịch HĐQT là trưởng họ.
KN-6. Bác Hồ bị rồi, quê Bác ở Sa đéc chứ nỏ phải Nghệ an mô. Lại nữa, nếu trên có chủ trương di dời phần mộ ông cụ thì tội nghiệp cho quê Bác.
KN-7. Nên chăng chúng ta chọn quê mình là nơi chính mình "an nghỉ", chắc ăn nhất. Như vậy "tổ chức" chỉ cần cho chú 1 phát AK vào đầu là biết ngay quê chú ở mô, khỏi điều tra dò hỏi làm chi cho mệt, giống như Hítle tìm quê hương cho người Do thái vậy đó.
Tóm lại, trừ KN-6 và 7, quê hương là nơi anh hoặc ông già anh cho là hoặc tưởng là quê hương, sau đó khai báo (lần đầu tiên) với "tổ chức". Cứ rứa mà mần.
Vậy quê KQuốc ở mô hề: Hànam? Hanoi? SGN? Thậm thình? Trường ĐHKTQS? Trường Trỗi? Bắckinh? Phú riềng đỏ? Đề nghị đ/c khẩn trương kê khai để làm thủ tục ứng cử QH nhiệm kì tới.
Lời quê góp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
HCQuang
Nói chuyện xác định quê kiểu CQ phức tạp quá. Có chuyện như thế này CQ có thể suy nghĩ lại.
Một ông khách đến Bắc Kinh vô Nhà hàng kêu món Vịt Bắc Kinh. Lúc sau nhà hàng đưa ra đĩa thịt vịt. Gắp cái phao câu vịt đưa lên mũi ngửi rồi đập bàn cái rầm "Nhà hàng này láo, đây là vịt Quảng Châu đâu phải vịt BK?". Nhà hàng xin lỗi nhầm, lúc sau đưa ra con vịt khác. Ông khách lại gắp phao câu ngửi rồi lại chửi "Láo quá, đây là vịt Tứ Xuyên, làm sao lừa được choa?". Nhà hàng lại phải thú nhận và xin lỗi, lát sau đưa ra con vịt khác. Ngửi phao câu ông khách hả hê "Có thế chứ, đây mới đúng là vịt Bắc Kinh". Ăn xong về Khách sạn, vừa vô phòng ông khách nghe tiếng gõ cửa. Mở cửa, thấy một cô gái nhân viên Nhà hàng tuổi đôi mươi khóc sướt mướt "Bác ơi cháu lạc quê đã mười mấy năm, bác tìm quê giúp cháu". Xong việc cho cô gái, vừa tắm rửa xong lại thấy gõ cửa phòng. Mở cửa, thấy hơn hai chục cô nhân viên Nhà hàng, cô nào cô nấy mắt đỏ hoe "Bác ơi, cháu cũng lạc quê, bác tìm quê giúp cháu!".
Việc xác định quê đâu khó như triết lý của Chí Quang, với ông khách kia thật là giản đơn!
Ngửi phao câu mà xác định được quê quán, quả là "nhân như thần". Mà bố cũng chỉ ngửi một vài trường hợp, chứ tới hai chục ca (như bài viết) thì bố toi là cái chắc. Bố giỏi thật đấy. Quả nhân thực sự chưa đủ bản lãnh.
Thiện tai, thiện tai.
HCQuang
Kể ra nếu có đủ bản lĩnh thì giúp xác định xong cho hai mươi cô thì Chí Quang cũng lấy KS làm quê, theo khái niệm 6: "là nơi an nghỉ".
Cứ theo như KN2 về quê hương của HCQ thì quê hương là quán karaoke.
Chú HữuThành trật đường rầy rồi, phải là Khái niệm 7 chứ. Theo Bộ luật Dân sự và/hoặc Bộ luật Hình sự của nước CHXHCNVN thì ai làm nấy chịu, mắc mớ chi mà ông già chú phải chịu thay (theo KN-6). Xin xem lại nội dung nêu tại văn bản kí ngày 04/08/07.
Còn đ/c nào nói quê hương là quán Karaoke thì phải xem lại và nghiêm túc kiểm điểm, kẻo đại hội tới không được quần chúng bỏ phiếu trúng cử QH đâu. Chúng tôi, những công dân nước CHXHCNVN, luôn kì vọng vào đ/c. Xin nói riêng: đ/c chớ lo, nhân vô thập toàn. Có tài có tật, các cụ dạy thế. Đ/c có tật là đạt 50% rồi, chỉ cần có tài nữa là 100%. Phấn đấu mấy hồi.
HCQuang
Ý là chú Chí để quê lại cho cháu nó khai.
Nói chuyện về TMinh thì nói cả ngày. Tôi chửi giã "móm dưa hấu", còn giã chửi tôi "móm cọc cạch".
"Móm": tôi và giã đều có khuôn mặt lãnh đạo, miệng hơi móm (xin xem hình Lê nin thì rõ - chỉ quan sát cái cằm, đừng nhìn lên đỉnh đầu).
"Cọc cạch": Hồi thời Pháp thuộc, dân Nam kỳ xỏ xiên dân Bắc kỳ là kẹo (keo kiệt) tới mức không dám xài quẹt cây (bao diêm) mà dùng 2 cục đá lửa. Khi cần lửa, đập 2 cục vào nhau tóe lửa. Đi chơi, bỏ 2 cục đá vào túi, nó đập vào nhau kêu cọc cạch, nghe là biết Bắc kỳ, không trộn vào đâu được. "Cả lò" nhà tôi cái miệng nó như rứa, giã chửi vậy là chửi cả lò nhà tôi, nhất xạ song điêu. Các bác thấy có tức không.
"Dưa hấu": Để trả đũa, dân Bắc kỳ (hồi đó) chọc quê dân Nam kỳ là ăn cơm nguội với dưa hấu (và muối tiêu: chuyện có thật, trong này lâu lâu người ta khoái đổi món như vậy), kẹo thấy bà cố mà còn phách lối. Cả lò nhà giã (trừ bà già) đều móm, chửi vậy là chửi tổng quát, một phát tên trúng 9 "con thỏ" (nhà giã có 8 anh chị em).
Lâu lâu tôi gặp anh, chị, em nhà giã, tiện thể chọc quê "móm dưa hấu", thế là băng đảng bên đó ào ào la "móm cọc cạch". Không biết ai "tức" hơn ai.
Bất hòa" trên xuất phát từ ông già của hai chúng tôi (các cụ khởi xướng), tụi tôi chỉ là đối tượng thừa kế, đứng trên vai người khổng lồ. Chắc hồi xưa hai cụ học trường Trỗi.
HCQuang
Đăng nhận xét