Thứ Bảy, tháng 3 29, 2014

Lời cảm ơn

Anh em chúng tôi xin cảm ơn tất cả các Bạn Trỗi đã gửi lời chia buồn, tới phúng viếng và tiễn đưa mẹ chúng tôi là cụ bà Nguyễn Thu Liên về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ xuất, xin được lượng thứ.
Trịnh Việt Dũng K4
Trịnh Việt Cường K6
Trịnh Chí Liêm K8.

Bạn Trỗi viếng mẹ V.Dũng, V.Cường, Chí Liêm

Ảnh Trần Văn Lưu





Thứ Năm, tháng 3 27, 2014

49 ngày Văn Chiến mất

Hôm nay tổ chức lễ cúng 49 ngày Văn Chiến mất, gia đình mời bạn Trỗi. Nhiều bạn, cả tôi, nghĩ làm sao đến cho hết được. Cũng phải. Cuối cùng tính ra bạn Trỗi mình cũng ngồi kín được mấy mâm, chắc Chiến vui lòng.
Có mấy cái ảnh Lưu thẹo gửi, nhớ bạn đã mất, cũng là dịp bạn còn gặp gỡ nhau.



Còn chị Chung, anh Tộ, anh Nguyên k2 ở mâm bên, Mạnh Cường và tôi.


Thứ Tư, tháng 3 26, 2014

Xe đạp xuyên Việt

Hôm nọ KV khoe trên FB, rằng cái xe đạp đã xuyên Việt vào tới SG, vừa đi lấy về. Cũng phải nói thêm là thời mới đi bộ đội KV từng làm anh nuôi, có lúc nấu cơm cho các anh K4 quân y đi thực tế chiến trường. Đâm bây giờ thấy nhớ lại mong ước xưa có cái xe đạp đi tiếp phẩm cho nhàn, giờ nhà mới có điều kiện tậu một chiếc. Là nó đây.
Thời đại mới xe tiếp phẩm cũng là hybrid, vừa chạy cơm vừa chạy điện. Sáng nay thằng em gọi điện khoe "ngon anh ạ. Đến ngã tư em bấm điện chạy vượt xe máy. Rồi tắt điện thong thả đạp đến uống cà phê với ĐN, thấy ngon hơn mọi khi, chắc nhờ đạp".
Hay là mình lại lập CLB đạp xe Trỗi nhỉ? Rồi tổ chức đạp xe xuyên Việt?

THÔNG BÁO

Trân trọng kính mời ban liên lạc các khóa tham dự cuộc họp bàn về
Kế hoạch hoạt động năm 2014-2015(50 năm anh Trỗi hy sinh và
50 năm ngày thành lập trường) và những nội dung khac liên quan
đến hoạt  động chung. Được tổ chức tại Nhà Hàng  Cây Sứ
 ( Phạm Văn Hai, q.Tân Bình) vào lúc 10g00 sáng chủ nhật 30/3/2014.
Rất mong BLL các khóa tham dự đấy đủ.

TM BLL .Dương Minh

Cuộc gặp lạ vì góc khuất Tạ Đình Đề

Đọc báo giúp bạn
Cuốn “Tạ Đình Đề những góc khuất cuộc đời” đã tái hiện những công lao to lớn của Tạ Đình Đề trong cuộc chiến tranh chống Pháp và xây dựng CNXH được nhân dân truyền tụng như những huyền thoại nhưng bị oan nghiệt hết sức nặng nề. Đồng thời thông qua đó, người đọc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là ngành kiểm sát nhân dân cũng thấy được một phần trách nhiệm của mình về việc để xảy ra những oan trái đó.
Tôi mong rằng các cán bộ trong ngành KSND hãy đọc và rút kinh nghiệm, những bài học quý giá mà cuốn sách này đã tái hiện.
(PGS - TS, Ủy viên BCH Trung ương Đảng,Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình)
Mời BẤM xem tiếp trên DÂN TRÍ

Thứ Ba, tháng 3 25, 2014

Tin buồn

Cụ bà Nguyễn Thu Liên thân mẫu các anh Trịnh Việt Dũng K4, Trịnh Việt Cường K6, Trịnh Chí Liêm K8. Do tuổi cao sức yếu đã từ trần hồi 23h30 ngày 24/3/2014 tại Bệnh viện quân y 354 Hà nội. Hưởng thọ 88 tuổi.
Lễ viếng: Từ 13h đến 15h ngày Thứ Sáu 28/3/2014
Địa điểm: Nhà tang lễ bệnh viện 354, phố Đội Nhân, Ba đình Hà nội.
Hỏa táng cùng ngày tại đài hóa thân Hoàn Vũ.
K4 tập trung 14h để vào viếng. Mong các bạn đúng giờ.
BLLK8 HN
  Kính báo

Thứ Hai, tháng 3 24, 2014

Soi lộ trình chuyến Đà Nẵng

Mãi hôm nay tôi mới lấy dữ liệu đã được ghi lặng lẽ trên cái máy ghi đường i-gotU. Và nhờ đó, sau khi Google cho phép gắn dữ liệu lên dịch vụ bản đồ của nó thì, mọi người đều có thể xem (cái ô tô) chúng tôi đã di chuyển như thế nào (từ cuối Quảng Bình mới bật máy). Phần bay từ Đà Nẵng ra tất nhiên là mình tôi :-) (phóng to để soi chi tiết).

Có hai "kỳ vọng" vào những dữ liệu mới thu được.
Thứ nhất, rất đáng tiếc, là khi hăm hở đi tuyến Ngũ Hồ-thác Đỗ Quyên trên Bạch Mã tôi đã quên không cầm theo máy ghi đường. Bởi thế không biết chính xác đường đã đi. Tuy nhiên có một điều không chắc chắn là tán lá rừng khá dầy che trên đầu có thể hạn chế hoạt động chính xác của máy nên nếu có dịp thì làm lại, không tiếc lắm. Căn cứ vào vị trí KVk7 dừng xe đón trên đường xuống mà tôi đã tìm ra được thác Đỗ Quyên, như ảnh chụp màn hình bản đồ Google cạnh đây.
Phóng to bản đồ có thể suy luận dưới phần nước đổ trong ảnh cạnh đây còn có một bậc đá "cứu hộ" mà không dại dột gì thử ngó xem có thật không. Nếu "chính nó đã là..." thì thò ra sẽ rớt thẳng mấy trăm mét như chơi :-)
Từ dòng chảy gần đỉnh thác nhìn vào "tả ngạn", mấy khóm nhỏ hoa đỗ quyên trên hốc đá đủ làm sinh động chuyến đi.
Dữ liệu thứ hai thu lượm được là đường bay Nam-Bắc của các chuyến bay SGN-DND-HAN. Biết nó bay đại thể như thế nào, rút kinh nghiệm MH370, để cần thì tìm kiếm cho nhanh :-)

Chủ Nhật, tháng 3 23, 2014

TIN BUỒN


Thượng tướng Phùng Thế Tài
Cha của  Phùng Thế Đà(K4-5) và Phùng Thế Quảng K7 (bạn Quảng hiện là Thiếu tướng,phó tư lệnh Quân khu 7)đã từ trần.
Lễ viếng bắt đầu từ 7h sáng ngày 24-3-2014 đến 10h ngày 25-3-2014 tại nhà tang lễ số 5 Phạm ngũ Lão (BV 175),quận Gò vấp.
TT Blog K8.
Bạn Trỗi K4 và các khóa tập trung Viếng vào lúc 16 giờ thứ hai ngày 24/3/2014 .
BLL. D Minh

Thứ Hai, tháng 3 17, 2014

Một chuyến hộ tống

Quanh đi quanh lại, cứ tưởng mấy thằng lính em, cuối cùng lại là bọ đây hộ tống KV chuyến về Nam vừa xong. Rời HN trong buổi sáng mưa phùn, ngồi trên xe mà ngẫm ngợi không biết có ăn thua gì chuyện ảnh ọt dù rằng theo thói quen vẫn xách máy ảnh đi.
Vào đến Đà Nẵng chốt lại là chuyến đi rất thú vị. Thú vị vì sự bị động của bọ trong những cuộc gặp gỡ với những người bạn "lính" của KV, họ là anh trung đội trưởng sau 40 năm gặp lại, là những cô dân quân pháo mặt đất 57 ly từng được kể trước mấy năm; trong chuyến đi không định trước lên Bạch Mã quen mà lạ. Những điều thú vị phi truyền thống ấy, chắc sẽ được kể bên Út Trỗi, hoặc "miền Trung".

Thú vị còn trong cả những cuộc gặp định trước với những người bạn "truyền thống" trên đường Q.MF, Chí hâu (đến nhà thắp hương cho bạn), HH.Dũng và cậu lính em ở Đà Nẵng.
Về nhà, sau hơn tuần hộ tống, lại đạp xe. Cũng là điều thú vị; nghĩ về chuyến hộ tống tới đây... TuNgu đạp xe xuyên Việt :-)

Có gì liên quan giữa tác phẩm "Đàn hương hình"của Mạc Ngôn và Gacma 88?


Nhiều người đã biết đến Mạc Ngôn, nhà văn quân đội Trung quốc. Người  được giải Nobel văn học năm 2012 và được biết đến ở Việt nam với nhiều tác phẩm chuyện hoặc đã chuyển thể thành phim như Cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Đàn hương hình v..v...và có lẽ nổi tiếng nhất là Ma chiến hữu, vốn đề cập đến cuộc chiến biên giới xâm lược Việt nam của Trung quốc. Người chê người khen ồn ào một thời trên các diễn đàn văn học. (Mời xem tiếp)

Chủ Nhật, tháng 3 16, 2014

"Trăm hạt giống đỏ" đi biên

Đâu lâu rồi người ta viết về "trăm hạt giống đỏ" được gửi đi nuôi học trên đất bạn. Các hạt giống ấy thường hơn tụi mình cỡ một giáp, là lấy theo thời gian nhập học. Khu Học xá của họ quãng 1953 thì Đại Từ mình 1965, chưa kể khoản đúng tuổi của mình với chậm muộn các cụ (họ gọi nhau như thế) thời trước thì phải hơn nhau vài năm nữa.
Vừa rồi các cụ tổ chức một chuyến đi biên giới phía Bắc nhân 35 năm chống chiến tranh xâm lược của giặc Tầu. Chưa đọc nhưng chắc bổ ích, nhất là với đám anh em mình, về đại thể cùng cảnh với các cụ.
Vậy xin giới thiệu bài viết đầu Lên Ải Bắc (Trần Xuân Hoài) để mọi người xem và cứ theo đó mà xem tiếp.
Buồn cười là cái ảnh trang mạng của các cụ cũng chụp ở đoàn H22 Hải Quân mà K4 mình có ảnh giống y như thế.

Thứ Bảy, tháng 3 15, 2014

Tin buồn

Bạn Nguyễn Thanh Hà, sau thời gian bệnh nặng dần lên, đã mất.
Lễ viếng từ 12h ngày Thứ Hai 17/3/2014, tại Nhà Tang Lễ Phùng Hưng.
Bạn Trỗi K4 tập trung 12h15 để vào viếng bạn.

TM BLL, Vũ Hòa Bình

Thứ Sáu, tháng 3 14, 2014

Chữ Việt cổ (P2)


... Có một tài liệu lưu ở Tòa thánh La Mã. Sau khi chép lại nhiều trang giấy tập viết chữ Quốc ngữ, đoạn cuối, chủ nhân của tập tài liệu viết thế này: “Đây là tài liệu tập chuyển thể từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ (năm 1625 – tài liệu)”. Nghĩ theo hướng đó, ông Xuyền lục tìm những tài liệu liên quan đến các nhà truyền giáo, đến chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17, 18. Ông Xuyền giở một đống tài liệu phô-tô các văn bản chữ Quốc ngữ từ cách nay vài chục năm, cho đến 350 năm trước cho tôi xem. Những văn bản này còn lưu lại rất nhiều trong các thư viện ở Lisbon, Pari, Roma...

... khi cầm những văn bản chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, trong khi các nhà khoa học chưa chắc đã đọc được, thì ông đọc vanh vách, không bị vấp bất cứ một chữ nào. Điều ngạc nhiên mà ông Xuyền nhận thấy, đó là nhiều ký tự mà các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha sử dụng trong những buổi đầu tương đối giống với chữ Việt cổ. Càng về sau này, qua cả trăm lần cải tiến, thay đổi, những chữ tương đối giống chữ Việt cổ đã dần biến mất và mất hẳn bóng dáng trong các văn bản Quốc ngữ ngày nay. Mặc dù, về hình dáng, chữ Việt cổ không còn nét nào giống chữ Quốc ngữ, nhưng lại cùng có cấu trúc ghép vần. 
Theo ông Xuyền, bí quyết để giải mã được chữ Việt cổ, là phải hiểu được ngôn ngữ thời xưa và nắm được quy luật thay đổi vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ “trời” nguyên âm đặt phía trên, từ “đất” nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ “cha, con” nguyên âm đặt phía trước hoặc sau…) ...
H: bảng so sánh một số loại chữ cổ ở châu Á - do ông Xuyền lập.

Thứ Tư, tháng 3 12, 2014

Từ cuộc "đi tìm chữ Việt cổ”…



(TT&VH) - LTS: Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (tức nhà văn Khánh Hoài) - một công trình gây xôn xao dư luận nghiên cứu và báo giới những năm gần đây. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới.
Để rộng đường dư luận, TT&VH giới thiệu bài viết của nhà thơ Đặng Vương Hưng.


Sách mới chỉ là bản in thử nghiệm, dày đúng 100 trang, các trang kèm thêm hàng chục bức ảnh màu minh họa. Nội dung cuốn sách hướng tới một mục tiêu lớn: Chứng minh sự tồn tại của chữ Việt cổ là sự thật. Đồng thời, bước đầu đưa ra cách giải mã chữ Việt cổ, mở ra một hướng tiếp cận khi tìm hiểu lịch sử Việt Nam.

50 năm đi tìm "chữ Việt cổ
Đã có nhiều cuộc hội thảo bàn về Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ. Đây là một công trình công phu, được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền bền bỉ thực hiện 50 năm qua với sự trợ giúp, cộng sự của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín và tâm huyết với lịch sử và văn hóa Việt Nam. (Bấm Xem tiếp)

Thứ Ba, tháng 3 11, 2014

Chữ Việt cổ

H1: chữ Việt cổ, ít nhất có từ thời Hai bà Trưng.
H2: bản dịch H1, hay đúng ra là bản gốc viết bằng chữ bây giờ, rồi được "chuyển ngữ" sang chữ Việt cổ.




... Để chứng minh thời kỳ Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ Viết, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền đã đến hàng trăm đền, đình, miếu để khảo cứu. Càng tìm hiểu, ông càng ngạc nhiên khi thấy khắp đất nước ta, có cả trăm đền, miếu thờ thầy giáo, học trò. Ông đã đi khắp các tỉnh, từ Đông Bắc sang Tây Bắc, đi hết miền Trung để mục sở thị các di tích, ghi chép lại, lập bản đồ mạng lưới dạy học thời Vua Hùng, trước khi người Hán sang xâm lược ...

... Vào cuối năm 2007, ông giáo già người Phú Thọ (ông Xuyền), đã thuyết trình cả buổi trước 40 nhà khoa học, toàn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà sử học, ngôn ngữ học, văn học nước nhà. Lúc thì trên máy chiếu, lúc trên bảng đen, ông như thầy giáo của thời xưa cũ, và các nhà khoa học lớn của nước nhà, như những học trò, ngồi nghe ông thuyết giảng về một loại ký tự lạ. Loại ký tự lạ ấy không phải của người ngoài hành tinh, mà chính là của tổ tiên chúng ta ...

Tài liệu Tham khảo: Văn minh Văn hóa Việt nam trên thạp và Trống đồng

Mời các bạn quan tâm đến Văn hóa cổ của Người Việt đọc bài viết dưới đây để tham khảo

Chữ viết vùng Á Đông Xưa căn cứ trên loại chữ tượng hình. Người xưa dùng hình vẽ để ghi nhớ và liên lạc. Qua thời gian, hình vẽ được đơn giản hóa thành những đường nét chính, rồi trở thành chữ viết. Vì nét chữ chỉ giữ lại những đường chính của hình vẽ, nên hình vẽ nguyên thủy đã chứa đựng nội dung đầy đủ hơn chữ viết.
Vì vậy, qua loại hình vẽ thành chữ viết, Tổ Tiên ta đã dùng hoa văn, hình dạng, và cách trang trí đặc biệt, để biến Trống và Thạp đồng Đông Sơn thành kho báu cất giấu toàn bộ học thuyết siêu việt của Lạc Hồng đương thời.
Sau đây là một số hình vẽ đã trở thành nét chữ, được ghi nhận trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ
Tôi xin để nguyên định dạng cũ của bài viết để các bạn tham khảo,  chỉ là để đọc chơi và không nhất thiết là quan điểm của người đưa bài về.  Xem tiếp

Thứ Hai, tháng 3 10, 2014

Ái Vân với "Hãy cho tôi lên đường" – ca khúc đầy chất thép

(Bài đăng trên RFI - cảnh báo cho các ĐV cộng sản 'trung kiên' không nên xem bài của hải ngoại)





  Vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, và cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung đã chính thức nổ ra.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung vào mùa xuân 1979 là một cuộc chiến ngắn, nhưng khốc liệt, kéo dài khoảng chừng hơn một tháng với thiệt hại nặng nề cả về người lẫn tài sản cho cả hai phía.
Cuối tháng 3 cùng năm, Trung Quốc công khai tuyên bố cho rút hoàn toàn quân đội, nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt, và phải đợi đến hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt Nam –Trung Quốc mới chính thức được bình thường hóa trở lại.(Xem tiếp)

Chủ Nhật, tháng 3 09, 2014

Bạn Trường Trỗi: Đôi điều suy ngẫm về chiếc bánh chưng

Bạn Trường Trỗi: Đôi điều suy ngẫm về chiếc bánh chưng

Tuy hơi muộn ( Lẽ ra là Tết có bài này thì hay). Tôi có cô em dâu quê ở Thành Cổ Loa, tết là mang về nhà bánh" Tét", họ vẫn ăn bánh Chưng vuông, nhưng không bao giờ gói bánh vuôngj, không rõ tại sao có lẽ là lệ làng.Nhân bánh có cái đỗ trộn mật gọi là bánh ngọt, có cái đỗ lẫn thịt lợn là bánh mặn.

Lich sử ghi lại An Dương vương là hậu duệ Nhà Thục, đến nương nhờ Vua Hùng, sau này có chuyện Cột Đá thề trên núi. có lẽ bánh tròn là của Nhà Thục mang xuống.

Chuyện Hà đồ- lạc thư hiên nay có nhiều Người Việt đi tìm lại nguồn gốc có từ đâu, thiên về giả thuyết có từ thời Vua Hùng- là văn hóa của Người Việt. Một điều lạ là Chữ viết của người việt cổ hiện nay chưa ai tìm ra . Ta cứ nói có nền văn hóa lâu đời mà lại không có chữ viết. Các dân tộc thiểu số sống trên nước ta hiên nay họ vẫn có chữ viết và tiếng nói riêng( Không ai đồng hóa được). Hiện nay ta viết chữ quốc ngữ dùng chữ Cái Latin nhưng lại đọc theo âm ngữ của ta, ta đọc chữ Hán theo âm ngữ của ta. Theo thiển ý của tôi ta có chữ viết nhưng nó thất lạc ở đâu đó mà chưa ai tìm ra- QT tìm đi.

Thứ Bảy, tháng 3 08, 2014

Nguyễn Trung, nói những điều cần

Sáng nay đạp xe ghé nhà "một ông anh" nói chuyện về loạt bài mới đây của Nguyễn Trung. Nhắc lời Nguyễn Trung trong bài: "...món nợ lớn đối với anh Võ Văn Kiệt tôi chưa trả được: - Ráng đóng góp vào việc đổi mới đảng!.." thì "ông anh" nói: - "nói chuyện với (bọn?) mình ông Kiệt có nhận xét rất tốt về Nguyễn Trung, đặc biệt đánh giá là một người rất dũng cảm". "Ông anh" cũng nhận xét Nguyễn Trung là "một người khoáng đạt, thẳng thắn, chân chính, viết khỏe". 
Tôi xin giới thiệu loạt bài từ cuối, theo đã dẫn, với rất nhiều đồng cảm dù rằng tôi không đọc hết (đọc ít) thậm chí có bài còn chưa đọc. Nhưng với tôi như thế là đủ, những điều đồng cảm ấy đủ nói về những điều chưa đọc.

Thứ Năm, tháng 3 06, 2014

Đôi điều suy ngẫm về chiếc bánh chưng

  Tết đã qua, chiếc bánh chưng truyền thống cuối cùng cũng thành phân bón ruộng. Nhưng rồi sang năm, sang năm nữa chúng ta vẫn còn tiếp tục thưởng thức món bánh đặc sản này của dân tộc.
 Trong bối cảnh nền văn hóa Phương Bắc đang được dung túng phát tán vì những mục đích không rõ ràng, rất nhiều quan điểm lịch sử và Văn hóa đang bị cố tình bóp méo, phản ánh những tâm thế lụy thờ ngoại bang. Có những học giả tâm huyết vẫn ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi, dẫn chứng và có những bài viết hay nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, tìm cách bác bỏ những luận điệu sai trái của bọn Hoa nô. Bài viết về Chiếc bánh chưng dưới đây cũng nằm trong ý định ấy, bài viết hay và đáng suy ngẫm. Kỳ Nghĩa K3 gửi, giới thiệu với các bạn cùng đọc.
KHÁM PHÁ TẬN CÙNG VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG?

Hà Văn Thùy- Đỗ Ngọc Thành
Khai bút Xuân Giáp Ngọ

Nghìn vạn năm nay chúng sinh Việt vẫn làm, vẫn ăn bánh chưng hàng năm thậm chí hàng ngày. Cả ao mực đã đổ ra để tán để bình về món ăn quốc hồn quốc túy. Ai cũng nghĩ mình đã hiểu và không còn điều gì đáng nói về chiếc bánh xưa như Trái đất! Thử tìm hiểu về chiếc bánh chưng vuông của tác giả Nguyễn Trung Thuần xuất hiện trước Tết quả đã mở rộng tầm mắt cho bạn đọc. Rất cảm ơn tác giả, nhưng thấy bài viết chưa “đã”, chúng tôi mạo muội bàn thêm.
Muốn hiểu tới tận cùng về chiếc bánh chưng không thể không trả lời hai câu hỏi: 
1. Chủ nhân chiếc bánh chưng là ai?
2. Chiếc bánh chưng được sáng tạo như thế nào? (Mời bấm vào đây để xem tiếp)

Thứ Ba, tháng 3 04, 2014

Đưa bạn lên chùa

Gia đình Văn Chiến báo tin và mời như sau:
Gia đình chúng tôi tổ chức lễ rước vong linh anh Nguyễn Văn Chiến lên chùa từ 7 giờ 30 đến 9 giờ ngày 9/3 (Chủ Nhật) tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Gia đình trân trọng kính mời bạn bè đến dự để linh hồn anh Chiến ấm áp không cô đơn.
Triệu Thúy Quỳnh và Văn Thắng k5

Thứ Bảy, tháng 3 01, 2014

GIAO BAN CAFE

Mời các Bantroi cùng bạn bè dự buổi giao ban cafe thân mật,

Cafe thời @    21/3 Lý Chính Thắng, Q3, Tp HCM
Thời gian : sau o8giờ ngày 2/3/2014 .Chủ nhật
CAFE THỜI @ KÍNH MỜI .

Trung Liêm

Tin buồn

8 giờ tối ngày 28/2, vừa ăn cơm xong, đang phè thì được tin Hoàng Anh k6 báo “bà già Minh Nghĩa mới mất, mai chôn”. Giật mình, gọi điện cho Minh Nghĩa ko thấy trả lời. Tôi vội gọi đi tứa lung tung để xác minh và tìm hiểu thêm thông tin. Cuối cùng thì cũng được biết:
Mẹ bạn Phạm Minh Nghĩa k6 có anh là Minh Chính k4 (đã mất) mới mất hôm 27/2 quàng tại nhà Tang lễ Thành phố 25, Lê Quý Đôn, Q.3. Bác thọ 92 tuổi. 7giờ sáng ngày 1/3 động quan đi thiêu.
Tôi gọi cho Tô Tâm bỏ ngang đám giỗ gia đình một người bạn đến viếng bác.
Chúng tôi đã mạn phép thay mặt cho AE trường Trỗi các khóa kính viếng bác ngay trong tối 28/2 mà không kịp thông báo cho mọi người (k6 và k4).
Thành thật chia buồn với Minh Nghĩa.

BLL K6 HCM