Thứ Hai, tháng 3 17, 2014

Có gì liên quan giữa tác phẩm "Đàn hương hình"của Mạc Ngôn và Gacma 88?


Nhiều người đã biết đến Mạc Ngôn, nhà văn quân đội Trung quốc. Người  được giải Nobel văn học năm 2012 và được biết đến ở Việt nam với nhiều tác phẩm chuyện hoặc đã chuyển thể thành phim như Cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Đàn hương hình v..v...và có lẽ nổi tiếng nhất là Ma chiến hữu, vốn đề cập đến cuộc chiến biên giới xâm lược Việt nam của Trung quốc. Người chê người khen ồn ào một thời trên các diễn đàn văn học. (Mời xem tiếp)
  Ở đây, tôi muốn nói đến một tác phẩm của Mạc Ngôn, đó là tác phẩm Đàn hương hình. Mạc Ngôn viết tác phẩm này vào mùa thu năm 1996 và hoàn thành năm 2001. Toàn bộ câu truyện bao gồm 3 phần, 18 chương. Nội dung, tình tiết cụ thể thế nào, ai chưa đọc xin mời xem ở ĐÂY
Có thể nói, cuốn tiểu thuyết này  là một sự tổng hợp về những sự kiện cách mạng, tội phạm, luyến ái...Đàn hương hình cho người đọc biết được cả lịch sử của các hình thức tra tấn tử hình ở Trung Quốc. 
 Xin giải thích rõ hơn một chút về Đàn hương hình.  Đàn hương hình ( chữ Trung quốc: 檀香刑) có nghĩa là "hình phạt bằng cọc gỗ đàn hương " tức là hình phạt siêu tàn khốc, dùng cọc bằng gỗ đàn hương đâm vào hậu môn tội phạm xuyên suốt đến gáy và để nạn nhân sống ngắc ngoải trong nhiều ngày. Là hình phạt lăng trì với ba cấp độ: cấp 1 xẻo đến 3.357 miếng, cấp 2 xẻo 2.896 miếng, cấp 3 xẻo 1.585 miếng. Trong tiểu thuyết này, Mạc Ngôn miêu tả khá chi tiết trong chương 5, mà nếu ngại đọc dài, bạn có thể đọc riêng chương mô tả và minh họa loại hình độc đáo và vô cùng độc ác ấy ở ĐÂY.
  Mạc Ngôn là người Trung quốc, tất nhiên, và lại là một nhà văn có tài, được thế giới  công nhận qua việc được nhận giải Nobel văn học, vì vậy anh ta am hiểu lịch sử, văn hóa Trung quốc và dĩ nhiên là cả cách mà đồng bào của anh ấy đối xử với nhau. Cho nên trong Đàn hương hình, Mạc Ngôn mô tả rất chi tiết và rất sinh động cảnh mà đao phủ thi hành án tùng xẻo với phạm nhân. Người đọc như cảm nhận được từng nhát dao đao phủ cắt vào kẻ pham tội. Từng nét mặt, từng phản ứng của anh ta. Người đọc có thể nhận ra được cảnh máu chảy, thịt rơi, và rùng mình như chính mình cũng bị cắt phăng đi cái cần tăng dân số vậy. Tôi không đi sâu vào chi tiết cuộc hành hình, xin mời xem sẽ rõ. Tuy nhiên điều rõ ràng có thể cảm nhận được là con người đã đối xử với đồng loại thế nào, và cụ thể hơn, người Trung quốc đã đối xử với nhau tàn ác ra sao.
 Và bây giờ, xin quay trở lại vụ Trung quốc xâm lược Trường sa năm 1988. Diễn biến vụ việc có nhiều trên các phương tiện thông tin rồi, tôi xin miễn nhắc lại, và cả những hệ lụy chính trị kèm theo, xin không nói tới. Chỉ có một điều, ai đã đọc thông tin vụ việc, ai đã từng xem Video mà trong đó từng chùm đạn pháo 37 ly  từ tàu chiến Trung quốc điểm xạ sáu phát một, liên tiếp, như mưa bắn vào các chiến sỹ công binh Hải quân Việt nam trên đảo chìm Gạcma, vốn chỉ có trang bị súng AK 47 và niềm tin được nhồi nhét về tình bè bạn với những kẻ đang ấn bàn đạp nhả đạn vào họ. Vâng, chỉ có Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống... mới không đau xót, người Việt nào mà không đau đớn, mà không rơi nước mắt khi thân thể con em, đồng đội chúng ta bị đạn thù xét nát?
 Lính Trung quốc đã quá tàn ác, đó là một cuộc tàn sát không hơn không kém, người Trung quốc và những kẻ tin vào tình bè bạn không thể có một sự giải thích nào khác được, đó đây đang có những kêu ca, phàn nàn về sự tàn ác của đám binh lính Trung quốc trong vụ xâm lược này, nhưng xin các bạn hãy liên hệ với Đàn hương hình của Mạc ngôn, đồng tộc, đồng quốc với nhau mà còn như vậy, huống gì người ở đất nước mà họ đã ngàn đời nay liên tiếp xâm lược, và nhận được những bài học xứng đáng. Có hay không sự hằn thù dân tộc, có hay không các mối thù truyền kiếp? tôi chưa khẳng định, chỉ nhận thấy một điều rằng, tin vào những kẻ độc ác ngay cả với đồng bào mình, tin vào những kẻ mồm nói đồng chí đồng ý thức hệ nhưng khi cần thì nã đại bác vào người gần như tay không thì có lúc không còn chỗ dung thân.


Không có nhận xét nào: