Phần 3: Hai Sông Bốn Hồ và Liễu Giang
Phong cảnh Hai Sông Bốn Hồ của Quế Lâm và Liễu Giang của Liễu Châu có nét tương đồng. Đó là nghệ thuật đèn mầu. Tình cờ lịch đi của Đoàn cho chúng tôi hai tối xem đèn mầu liên tiếp.
Nói nghệ thuật mà thêm đèn mầu vào thì nản quá. Anh Chí Quang ban đầu dứt khoát không đi chuyến Hai Sông Bốn Hồ vì "chỉ có đèn mầu, có quái gì mà xem". Mệnh đề 1 hoàn toàn do suy luận. Đi buổi tối thì chắc chắn xem chiếu đèn, đèn mầu chắc chắn vui mắt hơn đèn trắng, suy luận đúng. Mệnh đề 2 đi rồi mới thấy không hẳn là thế. Đèn mầu có thể làm nên nghệ thuật nếu nó tạo ra cái nhìn mới cho vật cũ, cũng như nghệ thuật trang điểm vậy thôi.
Vậy chuyến Hai Sông Bốn Hồ là ta xem nghệ thuật trang điểm cho thành phố về đêm.
Sẽ chỉ có rất ít lời để chú thích hoàn cảnh chứ không để "trang điểm bằng lời".
21h37 (giờ Bắc Kinh) vẫn chưa chắc chắn được đi chuyến chót dù sẵn lòng bỏ thêm 15% giá vé vốn đã khá cao nhưng các du khách vẫn cười tươi. Nhất là bà xã Chí Quang đã quên đi sự giận dỗi vì vụ lỡ tầu.
Khởi hành từ sông Hoa Đào, hành trình sẽ theo chiều kim đồng hồ để đến sông Li, nơi hồi chập tối chúng tôi đã bị lỡ tầu. Rẽ phải để vào âu thuyền.
Bên kia cánh cửa này là nước hồ cao bằng ngấn nước. Khi nước hồ được xả vào để cân bằng, cánh cửa sẽ được thả xuống để thuyền đi ra. Mỗi bên âu chứa được hai thuyền.
Chúng tôi ra khỏi âu bên phải thì hai chiếc thuyền khác đang vào âu bên trái. Chúng đi theo chiều ngược lại.
Trước mặt là Bốn Hồ. Nhạc nước.
Âu thuyền chuyển từ hồ sang sông Li
Đi thăm Bốn Hồ vào buổi sáng trước khi rời Quế Lâm trở về.
Chúng tôi đến Liễu Châu vào lúc giữa chiều, nhận phòng, nghỉ ngơi một chút rồi rủ nhau "cưỡi ngựa xem ... Liễu Châu". Bốn tên lên taxi, nói ngón tay vẽ vòng vòng, miệng nói tiếng Hoa bồi "chẩu, khan, hấn hảo khan" (đi, xem, rất đẹp), thêm động tác nhìn ống nhòm. Cậu lái xe vẫn không thèm hiểu, lại nói "cung uẻn" (công viên). Gật gù, cài số, đi. Cầu Hồng Quang Đại Kiều (chả hiểu nhận mặt chữ Hán có đúng không).
Chả là sau khi thống nhất lịch đi sẽ về Liễu Châu nghỉ thì tôi đã vào GoogleEarth tìm xem Liễu Châu có gì hay. Bọn đi du lịch nó hay chụp ảnh và đính vào đó.
Thấy có Longtan Park (ảnh) ở phía Nam thành phố, Liuhou Park ở gần trung tâm. Thông báo với bên công ti du lịch, họ nói Liễu Châu chả có gì hay, khách du lịch không thường ở đó. Họ nói vậy, chủ xị k5 lại gắn bó nhiều với Quế Lâm nên thôi không cố. Vì thế thời gian dành cho Liễu Châu ít, lại chả cần nhớ địa danh.
Nhận xét Liễu Châu là một thành phố công nghiệp với sự phát triển dân cư khá lâu dài. Có rất nhiều khu phố cũ, nhỏ, văn hoá mặt tiền, nhiều khu cung cư cũ, mật độ người lưu thông cao, đường phố lộn xộn và bẩn hơn Quế Lâm. Xe cộ khá nhiều, trong đó nhiều xe đẹp của các hãng xịn, có lẽ vì giới chủ ở đây cũng đông hơn. Khác với Quế Lâm, xe taxi ở đây có lồng bảo vệ người lái, ít ra là với 2 chuyến chúng tôi đã đi.
Tuy thế Liễu Châu cũng đã phát triển rất nhiều bởi chúng tôi còn thấy nhưng khu cao ốc, chung cư cao tầng mới xây, đang xây cả hai bên bờ sông Liễu với nhiều cầu bắc ngang.
Cậu lái taxi đưa chúng tôi đến cổng một công viên. Thấy đã muộn, có vào cũng không còn thời gian, lại nói "chẩu, chẩu", đi tiếp. Sau phân tích trên bản đồ thì có lẽ đó là Vườn Liuhou. Qua cầu Hồng Quang, tôi hỏi sông gì (sẩn mơ giang), cậu nói sông Liễu. Nghe tôi khen sông đẹp (hảo khan), cậu gật gù ra vẻ bây giờ đã hiểu các vị khách này muốn gì, liền vòng xe lại, đưa chúng tôi đến bên sông Liễu, nhìn sang bờ bên kia có hai tháp trên núi. Sau này xem lại thì biết đó là tháp Panlong.
Chúng tôi dừng xe xuống chụp ảnh, lấy làm hài lòng vì ít ra cũng có cái "để lại dấu vết".
Lên xe để về lại khách sạn cậu lái xe lấy giấy bút ra viết, nói, ra hiệu. Minh Nghĩa dịch ngay "nó bảo 9 giờ tối ra đây xem mới đẹp". Cứ tưởng mình nhất, hoá ra Minh Nghĩa cũng "biết" tiếng Hoa.
Buổi tối, sau 9 giờ vì còn phải xem video của an ninh KS để truy tìm vali KQ, chúng tôi quay lại chỗ này trên một chiếc taxi có lồng riêng cho người lái. Cậu lái xe sau khi xem chúng tôi chỉ địa điểm trên bản đồ và diễn lại màn "hấn hảo khan" thì gật gù "khan phơng chuyn" (xem phong cảnh). Kết quả của chuyến đi xem đèn mầu đêm Liễu Châu là đây.
Điều đáng kinh ngạc ở đây là không những họ chiếu đèn khắp cầu, khắp đường, khắp núi mà còn bơm nước làm thác. Mà không phải là thác tiểu cảnh như chúng ta thấy đây đó nhà riêng, công viên. Trên núi trong ảnh, quãng trên đầu M.Nghĩa có một miệng hang. Nước trong đó chảy ra thành thác. Rồi cả dải bờ sông trăm mét đèn chiếu sáng sau lưng các chiến sĩ ta cũng là một cái thác khổng lồ. Tiếng nước thác chảy bên này sông vẫn nghe ào ào. Sát gần thác là những thuyền chở du khách lượn lờ.
Gần 10h30, dòng nước thác yếu dần, tiếng vọng nhỏ nhỏ. Chúng tôi ra về. Chỉ lát nữa bờ sông lại khô nước như khi chiều chúng tôi đã nhìn thấy. Cuối cùng thì không cần sang cũng kết luận M.Nghĩa đúng khi nói cái bờ sông ấy là nhân tạo. Bây giờ thì biết người ta làm thác ở đấy.
Thứ Hai, tháng 11 05, 2007
Quế Lâm, phong cảnh 3
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 11 05, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
12 nhận xét:
HT đúng là không biết tài của Minh Nghĩa, nó tiếng Tàu, tiếng Lào, tiếng Cămpuchia đều đọc thông viết thạo. Nhất là giao tiếp chỉ chỏ bằng tay thì nó càng siêu.
HT có vẻ sưu tầm hơi được nhiều ảnh quý đấy, nói đâu có ảnh dẫn chứng đấy. Tâm phục khẩu phục.
Ôi những ảnh trên đẹp quá, không biết phó nháy HT có thể ghép tạo thành file Screen saver để các Computer luôn được ..."liếm mép".
Có ảnh đến đâu nói đến đấy làm gì chẳng trúng phóc!
Tôi chưa làm cái screen saver ảnh thay đổi kiểu slide show bao giờ, chỉ thường để làm background cho desktop thôi. Chắc là làm slide show cũng không khó lắm.
Các ảnh đưa lên blog tôi luôn để kích thước 800x533 (vì khổ ảnh của máy ảnh tôi là 3x2 chứ không phải 4x3), dùng luôn được cho độ phân giải 800x600.
" Ưẩy ta". Họ biết đầu tư một lần để móc túi triệu lần. Đáng nể vì thâm kế.
Biết được 3 dạng thành phố.
Đoàn ta thăm được 3 loại thành phố. Quế lâm - tp du lịch. Liễu châu - tp công nghiệp. Nam ninh - tp hành chính. Đành rằng cưỡi ngựa xem voi.
Họ quản lý.
Bên tàu họ quản lý, duy tu bảo trì tốt thật. Chừng đấy cây cỏ, dây nhợ, đèn đóm, công trình, mà sống dài dài. Có trách anh ba tàu thì trách không chịu tập trung điện cho sản xuất (cho công nông), mà phục vụ cho chơi bời (cho tư sản, tiểu tư sản). Trách về mặt ý thức hệ thôi.
Nhân xem hình chụp.
Tôi vào loại "vận động viên dạo phố đường trường", thế nhưng hôm ở Liễu châu, tôi không đi tham quan được (phải tháp tùng bà xã đi các cửa hàng). Các anh không đi TQ đã đành, tôi đi rồi mà phải tìm hiểu Liễu châu qua hình chụp của anh HThành, thế mới ... kì. Phải chăng là sự phân công xã hội?
Đoàn bị bắn tốc độ?
Lượt đi, xe đang hành tiến tại thủ phủ Lạng sơn thì bị ép vô lề. Anh em xôn xao "bị bắn tốc độ rồi" (phải nói bắn tốc độ là nỗi kinh hoàng thường trực của người đi trên đường). Chặn xe đoàn là 1 công xa 5 chỗ, 2 quan chức với bộ mặt ... tươi như hoa ngũ sắc, tay cầm bó hoa. Té ra lãnh đạo Lạng sơn biết quân Trỗi "nhập Tống" nên chặn đường ... tặng hoa, chúc đoàn san lu phíng an.
Còn tại sao họ tặng hoa thì xin trao đổi anh em K5, họ biết rõ.
Kiên "ngổ" là Trỗi k6, là dân Cửa Đông, từng qua Đại học quân sự nhưng có tài vặt "trinh sát ban đêm" nên đuợc trừơng cử đi rèn luyện đơn vị cùng Hưng "gô". (Chuyện học trò ấy mà!). Nay sinh sống tại Xứ Lạng. Hồng "lồi" k6 báo truớc là anh em Trỗi vượt biên qua đây, Kiên cùng đàn em (quan chức của tỉnh) dành cho đòan 1 sự bất ngờ. Lâu lắm mới được tặng bó hoa đẹp. Kiên chúc "sâng lu i píng" (chứ không phải "sáng lu píng an" như CQ "xỉa cua").
Đúng là qua Quế Lâm thì trình độ Trung văn lên chân!!!
Anh ChíQ đừng buồn. Anh đi nửa vòng trái đất, chứ tôi xa nhất cũng chỉ tới đó thôi.
Nhìn cái ảnh gần cuối, trông anh Th.Minh buồn cười quá. Đứng bên Liễu Giang cạnh đồng đội mà hai tay nắm chặt hai miệng túi. Đúng là nhớ đến già nhỉ.
Hi hi, HThành phát hiện điều kì thú. Thực tình tôi không để ý MTinh 2 tay giữ chặt 2 túi (hình áp chót). Hình này đừng cho MinhNghĩa biết, kẻo nó ré lên cười thì khổ "bá tánh".
Nhưng có lẽ không phải đâu, tôi nhớ Napôlêông Bônapác thường có động tác 2 tay khoanh trước ngực, nom giông giống TMinh trong hình này. Vậy đó không phải là động tác giữ túi.
Ừ thì xiên xỏ bạn một tí ấy mà.
-Phát hiện lý thú đấy. Các bạn biết trong túi có gì không?
Trong túi có giấy thông hành
Mình mà mất nó cả đoàn hết đi(về).
- TQ kinh doanh ánh sáng thế này đây. VN mình lại lo "kinh doanh bóng tối" trong các quán đèn mờ, ngẫm mà buồn.
- Tết con heo Tp HCM vì quyết định không bắn pháo bông cho ...tiết kiệm.Dân chúng phản ứng ầm ầm, các doanh nghiệp đòi góp tiền tự tổ chức bắn.TP"rét", cuối cùng phải bắn cho "hợp lòng dân"!?
TQ " lãng phí" quá. Họ thắp sáng cả núi sông để moi hàng triệu triệu đô của du khách.Đầu tư hay là sự xa xỉ ?
Cuối cùng lại là chuyện tầm nhìn, lối tư duy và quan niệm. ĐI,THẤY và SUY NGHĨ. Vấn đề bỏ ngỏ như câu chuyện không lời kết.
TM
Các bố ơi, đi ra nước ngoài có 5 ngày 4 đêm, xa nhà hơn nghìn cây số, về làm ầm lên cứ như phát hiện ra châu Mĩ.
Tầm nhìn, tư duy và quan niệm của những người chạy vòng quanh thế giới nhiều vòng, ăn mòn răng cơm tây lại không hơn các bố à.
Thôi, đi, thấy và đừng suy nghĩ. Có nghĩ cũng chả làm gì, yên tâm đi.
Nói như vậy tức là "người ta" biết cả song Đ...muốn làm, rõ ràng tình hình "địch" nhiều hơn "ta", sao vậy??
Vấn đề này chắc chỉ có "cháu" Quốc Thái giải thích được qua chuyện "Bọ biết rồi nhưng bọ cứ để đấy xem sao" và kết thúc với câu "sượng ơi là sượng... kính thưa quý tòa"!
Đề nghị QT " lên sàn" đi. Coi cọp blog quá lâu rồi đấy.
TM
Đăng nhận xét