Bài thơ sau đây của anh Trần Văn Trạch, bạn của Tuấn "hủi" k4. Anh Trạch là hậu duệ cụ Tú Xương nên chữ TQ mới thì không thạo lắm; như anh tự mô tả "phiên dịch mỏi tay", nhưng thơ phú "cụ đồ" thì lại thạo. Theo phong cách ấy anh làm một bài thơ tóm lấy cái thần của chuyến đi. Theo năm tháng có khi bài thơ này lại đọng lâu hơn trong các bạn, chứ không phải phóng ảnh lê thê mà tôi đã trình.
Xin trân trọng cám ơn anh Trần Văn Trạch vì những cố gắng anh đã giúp đoàn và vì bài thơ này.
THĂM QUẾ LÂM
Dương Sóc phong cảnh giáp Quế Lâm
Quế Lâm Sơn thuỷ giáp thiên hạ
Kỉ niệm "Nhất Trung" bảy mươi năm
Thầy trò trường "Trỗi" kịp sang thăm
Cho dù cuộc thế bao thay đổi
Cảnh cũ, người xưa vẫn nhớ thầm.
Việc chính coi như trọn vẹn rồi
Bên lề cũng lắm chuyện lôi thôi
Ba chàng mất ví trên hè phố
"Nam Tiến" đau tim xuýt nữa toi.
Chập cheng, Kiến Quốc "mất" va li
Một mất mười ngờ ai cũng nghi
Sáng ra ... vẫn trong khoang hành lý
Quốc ta tạ lỗi một chầu bia.
Cần câu mấy bố sắm liền tay
Về "Hữu Nghị Quan" vứt lắt lay
Nhưng chẳng ai bằng anh Tuấn "Hủi"
Quên nơi xứ Lạng lạ lùng thay.
Tiếp thị ngọt như đẵn mía lùi
Đua nhau mua với giá "trời ơi"
"Mao Đài" "Tứ Quý" "Hoa Hồng" ấy
So với Lạng sơn đắt gấp đôi.
Bọn mình tuy chỉ "suất ăn theo"
Cũng giúp anh em được ít nhiều
Phiên dịch lắm khi tay mỏi rũ
Bao giờ có dịp lại xin "đeo"
Kỉ niệm chuyến đi 25-28/10/2007
Tặng các bạn "Trỗi con"
Trần Văn Trạch
Thứ Bảy, tháng 11 03, 2007
Tức cảnh thành thơ
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 11 03, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Thơ hơi bị hay vì rất đúng người, đúng cảnh!
Tờ trình.
Qua vụ a.Trạch (cơ quan Tuấn hủi), a.Thịnh (trường Bé), mới ngẫm tới những anh chị, những bạn không phải là lính Trỗi nhưng có tình cảm với trường Trỗi, trong đó có nhiều người muốn được hội Trỗi xem là lính Trỗi (cho thân mật hơn thôi, no béo chi mô).
Hồi đầu những bạn thân thiết với lính Trỗi hầu hết thuộc lứa sau (sau út Trỗi K8) và các bà vợ Trỗi "có tâm" với hội, nên chúng ta gọi vui là lính Trỗi K9.
Theo "thông lệ" thì khóa dưới gọi khóa trên là anh, khóa trên kêu khóa dưới là mày, là thằng (trừ một số ngoại lệ). Vì vậy, khi được giới thiệu về 1 lính K9, thông thường ta sẽ gọi người đó là "thằng đó", "con nớ" - lứa sau mà. Và vui cả làng.
Nhưng dần dà, "phạm vi ảnh hưởng" mở rộng. Có người hơn tuổi các anh K1 và thuộc vai trên cả K1, ví dụ như anh KhángChiến (anh của KQuốc) chẳng hạn. Ảnh mến tụi Trỗi. Hôm "40 năm trường Trỗi" ảnh tất bật chuẩn bị, lo từng chút một, thật là quý.
Nhưng giả sử bạn giới thiệu với tôi "đây là đ/c KhángChiến, Trỗi K9" thì có thể tôi sẽ "chào anh, mời ngồi" - theo phép xã giao, nhưng cũng có thể "ngồi đây mày" - theo kiểu thân mật. Tất nhiên do tôi biết ảnh rồi nên không bị lỗi này.
Hoặc khi bạn xem trên blog Trỗi, thấy 1 bài rất hay, kí tên là KChiến K9, thì có thể bạn sẽ góp ý "chú làm việc tớ yên tâm" - K9 mà.
Chẳng lẽ lúc đó KQuốc sẽ lên blog để thanh minh "ông ơi, gọi thế cũng vui thôi, nhưng gọi là anh thì tốt hơn".
Vậy theo ngu ý của tôi, chúng ta cần có "quy ước" về việc này, theo tôi có thể là:
1. "Tiêu chí 1": tất nhiên người đó muốn được anh em Trỗi xem họ như 1 thành viên Trỗi.
2. "Tiêu chí 2" là thế hệ tương đương (chứ không quá chú trọng về tuổi): nếu 1969, anh ấy tốt nghiệp phổ thông thì thuộc lứa K4.
3. Tên gọi: Nếu anh ấy tốt nghiệp 1969 thì gọi là "Trỗi K4, trung đội 10" chẳng hạn (các khóa trường Trỗi làm gì có trung đội 10, cũng như làm gì có khóa 9).
4. Nếu anh ấy thuộc lứa duới K8 thì "vẫn" gọi là K9 như vẫn gọi.
Nay tôi là tờ trình này để để các bác, các chú xem xét, quyết định.
(còn nếu các bác, các chú thấy thằng nớ rỗi hơi, vẽ chuyện thì coi như tôi vừa quăng 1 cục đá xuống ao bèo).
Chào thân ái và quyết thắng.
Cần câu không vứt lắt lay đâu bác Trạch ơi. Hôm nay tôi mang ra dùng thí nghiệm, gãy béng đầu cần rồi. Tuấn hủi nó bảo quý nhất cái đầu cần. Nhưng mà gãy rồi, bỏ đoạn ấy đi thì lại được cái cần đầu to như của nó. Thế chứ lị.
CQ lằng nhằng quá trong cách xưng hô. Cứ như Tây - "you",Tàu - "nỉ", Ta - "Đ/chí" là xong.
Đ/c X khóa 9 nghe cũng xuôi đấy chứ?
TM
Thơ bác Trạch. Này nhé:
Sáng ra ... vẫn trong khoang hành lý,
Quốc ta tạ lỗi một chầu bia.
Là nghĩa ra răng? Cái gì vẫn trong khoang hành lý: KQuốc hay là cái vali? Ha ha, nhà bác Trạch hay thật đấy.
Tôi xin họa theo bác Trạch 1 câu thơ (phỏng Bút tre):
Sáng ra nó trong khoang hành lý,
Quốc ta cho chúng một chầu bia.
Đăng nhận xét