Thứ Ba, tháng 11 27, 2007

PHIẾM BÀN: “KINH NGHIỆM”

Dương Minh

Mỗi khi vợ chồng cô con gái tôi về chơi là mấy bà cháu lại ríu rít. Mẹ tôi quí cháu gái một cách đặc biệt bởi một lẽ giản đơn: khi hai bà cháu ngồi với nhau, ai gặp cũng nói với con gái tôi “Xinh thế, giỏi thế, ngoan thế … sao giống bà nội thế!”.

Hôm đó, cũng như mọi lần, bà hỏi thăm “Thế xưởng của con bao nhiêu công nhân rồi?”. “Gần bốn trăm bà ạ!”. “Công nhân đông như vậy, các con có thành lập tổ chức gì cho họ tham gia không?”. “Tổ chức của họ là Công ty của con rồi còn gì?”. “Ý bà khác cơ, bà muốn nói đến tổ chức của chính công nhân để phát huy vai trò của họ, quyền hạn của họ, chăm lo và bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần cho họ”. “Con hiểu rồi, cái đó thì cũng có. Ngòai tổ chức theo quy định còn có Hội đồng Lương, Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật, Ban Pháp chế và hòa giải, các lọai hình sinh họat Câu lạc bộ cho con gái, con trai…, nhiều thứ lỉnh kỉnh lắm”. “Các tổ chức đó họat động thế nào, có ích cho họ và có gây trở ngại gì cho Công ty không?”. “Có ích cho họ hay không phải do họ trả lời, còn làm sao họ gây trở ngại cho con được!”. “Còn trẻ nhưng sao con đã biết làm như vậy?”. “Cái này là con học hỏi kinh nghiệm thôi. Bà tính, thành lập cái gì do con quyết, ai chủ trì do con gợi ý, quan trọng hơn cả là lương bổng thế nào do con trả, vậy ai muốn ngon lành hay không phải nghe con chứ! Con chỉ huy tòan diện mà!”.

Lặng đi một lúc, mẹ thôi thủng thẳng “Không khéo mấy cái tổ chức đó thành “cái đuôi” của các con. Mấy người chủ trì không khéo lại chỉ lo cho con là chính, đâu có lo gì cho mọi người. Việc làm của con có vẻ không thực chất, chỉ mang tính hình thức! Mà kinh nghiệm này con học ở đâu?”. Nhìn bà nội một cách ý nhị, con gái tôi trả lời “Đây là kinh nghiệm tầm cỡ và đã tồn tại lâu năm, ai chả biết, bà cứ giả bộ chọc quê cháu bà.”. Quay sang tôi nó nhấn mạnh “Đúng không ba?”.

Khốn khổ cái thân tôi, kiến thức thì có đôi chút để dạy cho con cái, còn kinh nghiệm thì mình mù tịt, không biết cánh trẻ học hỏi kinh nghiệm này ở đâu, đúng hay sai, lợi hay hại… Vì thế tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Thật xấu hổ!

(Ảnh minh họa: hai bố con tôi về thăm quê)

33 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Chết rồi, bây giờ khen "sao mà giống bà nội thế", có khi cụ giận. Quân học "Giặc" thì làm sao mà giống Già được.

TranKienQuoc nói...

Cháu nó giỏi!
Còn nhà máy của tôi có 1 tổ chức duy nhất là công đòan. Chủ tịch là đàn em, do mình gợi ý bầu. Thanh niên, phụ nữ không có vì làm suốt ngày, mệt, thời gian đâu mà sinh họat. À, hình như có đội bóng đá do các cháu tự tổ chức, còn mình thì cho tiền để trao giải mỗi năm. Hết!
Quận ủy 12 gợi ý tổ chức chi bộ, tôi bảo: đảng viên Cty về sinh họat ở địa phuơng, còn giám đốc chỉ là đảng viên ngòai chi bộ thì tổ chức làm gì? Không hiệu qủa.
No party member đã 17 niên rồi. Thỉnh thoảng chi bộ Hovilo kỉ niệm năm tròn cũng gửi giấy mời ra dự cho vui. Bận làm ăn nên không ra được. Tôi nghĩ đảng ở trong tim là óach rồi!

Nặc danh nói...

DM, KQ nên lập Hội Cựu chiến binh, hội này chỉ là hội anh em đồng đội cũng dễ thông cảm và dễ nói...và không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau.
Nhưng cty của DM,KQ sợ chỉ toàn các cháu 15 tuổi trở xuống thì khó thật
TTXVH

TranKienQuoc nói...

Tuấn "tỉn" nói làm tôi nhớ lại: ở Cty có đến 50 chú đi bộ đội về và tôi có cho lập Hội cựu quân nhân. (Các đ/c già kêu cụm từ "CCB" chỉ dùng gọi những ai tham gia kháng Pháp và kháng Mỹ, còn sau này thì gọi là "cựu quân nhân". Khổ, đến cái tên gọi cũng ích kỉ và công thần!!). Mỗi tháng anh em nhịn ăn 1 bát phở, ngày xưa chỉ 5 khìn/bát, góp quỹ thăm hỏi đồng đội ốm đau, ma chay... Ngày 22/12, Cty có họp mặt động viên, coi họ là chân gỗ của Ban giám đốc. Mị dân ra phết!

Nặc danh nói...

Công ty mà chỉ có các cháu 15 tuổi trở xuống là vi phạm luật lao động đấy ! Toi ngay ! các bác ạ

Nặc danh nói...

Toi là toi thế nào, bây giờ có việc cho các cháu, có thu nhập là tốt còn hơn để các cháu lang thang bán vé số, nhặt rác...
Nhận các cháu chính là ta thực hiện đào tạo tay nghề, cho các cháu cái cần câu.

Nặc danh nói...

Xét về tình thương, nhân văn, nhân bản...gì đó thì cho các cháu công ăn việc làm, rồi có cần câu thì đúng là quá tốt rồi. Nhưng đứng về khía cạnh luật pháp thì sản xuất kinh doanh ko được fép xử dụng lao động vị thành niên. Các công ty này chẳng hạn SX hàng để xuất khẩu, đối tác nước ngoài nó mà biết là sử dụng lao động vị thành niên thì chắc là các bác bị ế sẩn phẩm. Chắc ta cũng dần fải tạo thói quen tôn trọng luật pháp thôi và nghĩ cách giải quyết vấn đề trẻ em cơ nhỡ lang thang hợp lý hơn.
Vnq

Nặc danh nói...

1. (Ảnh minh họa: hai bố con tôi về thăm quê), thế mà chả thấy ảnh đâu?. Hay là ở trên chót nói “Xinh thế, giỏi thế, ngoan thế … sao giống bà nội thế!” Sợ đưa ảnh ra không như vậy thì "ngiụ" hở DM.
2. Đúng là Cty của KQ có một tổ chức Công đoàn thật. Cụ thể là tôi đã ngồi nhậu với các đ/c đoàn viên CĐ này ở quán Anh Tú béo khi Cty tổ chức cho CBCNV đi tham quan Hà Nội, thay vì đi Singapore "cho nó tốn tiền hơn", chứ không phải là "cho đỡ tốn tiền". Có phải đây cũng là "kinh nghiệm" không, KQ?
GM.

Nặc danh nói...

Bây giờ thì có ảnh rồi. Trục trặc ở đâu, thưa Tổng quản HT?
GM.

HCQuang nói...

Ý bà cụ là cty ông phải có Công đoàn cơ sở.
Trong cty thì ông là đại diện người sử dụng lao động (phe tư bản, bóc lột thặng dư giá trị). Về lý luận thì ông đối kháng với giai cấp công nhân.
Tóm lại ông đã phản bội giai cấp, thế thôi.
Coi chừng, công nhân "nhà ông" lại "đấu tranh này là trận cuối cùng", làm dăm cuộc đình công thì bỏ bu.

TranKienQuoc nói...

@GM: Không hiểu lừa thế nào mà các cháu cứ khen đi Hạ Long sướng hơn đi Sing. Hay là vì hôm xơi thịt chó nghe chú GM bảo quê chú ở Hạ Long (bố mẹ ở đâu, quê ở đó. Giống như dân trong Nam bảo quê Bác Hồ ở Đồng Tháp!) nên các cháu nịnh?
Này, chiều chủ nhật này, JM rủ đi ăn thịt chó đấy, cả GM và Vinhnq. Ra Anh Tú béo, hỉ? Nghe nói mắm tôm được xào lên. Có sợ dịch không?

@CQuang: Tôi từng bị 500 công nhân đình công. Chợt nhớ hồi 1930, phụ huynh lãnh đạo những 5000 công nhân Phú Riềng đấu tranh thắng lợi thì mình chưa là cái đình gỉ!
Nghĩ lại thấy cho các cháu nghề nhưng chưa dạy các cháu luật. Đó là sai lầm của ta. Làm mãi ở EPZA, CQuang qúa biết: Đình công phải có trình tự, phải xin phép, phải hòa giải bất thành vài ba lần mới đuợc nổ. Ai cố tình gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thuờng, v.v... Sau khi dạy các cháu, các cháu sợ hẳn vì cứ dừng máy 1 tiếng là mất mấy chục ngàn đô, bổ đầu ra thì hết cả tháng lương.
Thủ truởng đã có cách là thế!

HCQuang nói...

KQuốc.
Công nhân nhà KQuốc đình công, mới có 500 người mà đã cuống cuồng.
Ngẫm lại thấy tội nghiệp ông Tây đồn điền Phú riềng, 5.000 công nhân đình công cơ mà. Đừng tưởng làm ông Tây mà sướng. Cơ hàn, cơ hàn.
Nếu muốn, tôi tặng ông vài chiêu để chống lại giai cấp công nhân tiền phong.

Nặc danh nói...

Là "cái đuôi" xem ra cũng là "giặc" (vì theo ní nuận của bà "cái gì hại dân hại nước thì là giặc"). Nếu thế giặc này ác chiến lắm vì được "bảo kê".

Nặc danh nói...

Các bố toàn khoái nói chuyện "vĩ mô". Muốn " vi mô" một tí thì chịu khó xách dép qua CT TNHH Quốc Hải của PDHưng mà tìm hiểu.
Tôi làm ở TCT 91 nhà nước "trách nhiệm vô số hạn" nhìn cách "cai trị" của hắn mà thèm. 600-700 nữ công nhân "mê" Giám đốc như điếu đổ.
Dự lễ tồng kết của hắn, mình cứ ngỡ ở đây vẫn tồn tại hệ thống chính ủy. Tổ chức CĐ, nữ công, văn nghệ ...hoạt động ì xèo. tôi cho là không hình thức khi bạn nhìn thấy ánh mắt, nụ cười tràn ngập niềm tin của công nhân. Vâng họ hát say sưa những bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi CM...
Có thể cảm nhận của tôi là chủ quan. Song ngoài chuyện tổ chứ Sx khoa học ra còn có sự gắn bó thật sự của Công nhân với XN, điều này chẳng phải ở đâu cũng làm được. Phải chăng,bên cạnh cái lý , cái tình, bạn mình đã khéo léo giải quyết được quyền lợi hài hòa giữa các bên? Nghệ thuật quản lý- vấn đề muôn thuở .

TM

TranKienQuoc nói...

Nó là cái nghiệp đấy TMinh ạ. Thời kì chộp giật qua rồi, ai mà có ý định làm nghiêm túc thì phải thế.
Thật ra ông chủ chỉ là người có ý tưởng và biết tổ chức, lập kề họach, quản lí tốt; còn công nhân mới là người thực hiện, là những cái máy in tiền cho mình. (Tất nhiên là chủ đang nợ như chúa chổm, nhưng không sao!). Phải làm sao thực sự lo công ăn việc làm cho họ, thương họ (chứ không yêu lăng nhăng), gắn quyền lợi họ với mình. Nhiều thằng vội thu hồ vốn,vội gặt hái làm mất miếng ăn của họ thì họ sẽ xa ta, sẽ phá và doanh nghiệp ta toi. Chúng tôi luôn xách định cho cán bộ của mình biết điều này. Tư nhân là thế, ông ạ!

Thanh Minh nói...

Như vậy các "doanh nhân gốc Trỗi" mình biết cách dẹp đình công từ trong trứng rồi đấy. Thế mới thấy ông Mác nói đúng: "giác ngộ đầu tiên của giai cấp công nhân chính là giác ngộ về quyền lợi của mình".
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

Vâng, các anh đi mà nói chuyện với các tổ chức chính trị, cai trị, ... ở các địa phương "trải thảm đỏ mời gọi FDI". Họ đứng về phía FDI và hệ quả là đối đầu, là chèn ép, ... với những người làm công, nhân danh nhân dân lao động.
Giải Nhất Báo chí năm 2006 dành cho bài về giai cấp công nhân của báo Nhân Dân. Đó là bài báo của nhóm phóng viên đi 30 khu công nghiệp có FDI trên khắp cả nước. Kết quả là rất nhiều trăn trở. Nhưng giải Nhất thì không trao cho những trăn trở đó mà chỉ trao cho phần còn lại của cắt gọt thôi.

Nặc danh nói...

Bây giờ trong Luật lao động không có khái niệm "công nhân" mà chỉ có "Người lao động" và "Người sử dụng lao động". (Báo giành cho những người làm việc cho "Người sử dụng lao động" được đặt tên là "Lao động" và "Người lao động"). Giai cấp công nhân đã làm CM thành công, giải phóng mình rồi thì thành lãnh đạo đâu phải là "người lao động" nữa! Vì vậy bài báo viết về "giai cấp công nhân" lại lấy thực tế từ "người lao động" là sai rồi và không thuộc Luật, không phạt là may, được giải là thế nào!
JM

Nặc danh nói...

Đọc bài của DM thấy hơi khó hiểu ,xem lời góp thấy khá nhieu và cũng lại thấy lằng nhằng quá .Định thần đọc kỹ lại hóa ra các dịch giả đang thi nhau dịch " tiêng chim hót trong bụi mận gai" .Nghĩ một hồi lại cũng mốn hót .Thế là đăng ký dự thi Việt Nam "ai đồn".Nhưng có một điều tâm niệm chui vào bụi mận gai mà hót là phải cẩn thận không đến lúc muốn chui ra là gay go .Nhìn lại bây giờ quan niệm "chủ tớ" quả là khó dùng khó nghe và có lẽ cũng không chuẩn xác về mặt ngữ nghĩa nữa .Thực tế thì thấy xã hội ta có những ngươi quan niêm trái ngược nhau.ví dụ ;có những ngươi lúc nào cũng tâm niệm ta phải làm ông chủ ,lai có những ngươi sẵn sàng làm đầy tớ mời các ông chủ đến bóc lột tôi đi.Có những ngươi muốn học đại học nhưng tiền học là 900 nghin đồng 1 thang (tức là 45 triệu trong năm năm) thì quá cao không chịu được.Nhưng lại có những người sẵn sàng (thâm chí là ở Nghệ An,Hà Tĩnh
vay nợ để có hơn 100 triệu để chay vạy đi làm đầy tớ ở nước ngoài.Ròi còn nhiều kiểu người khác nữa nếu đưa ra đay thêm ví dụ thì chính tôi đay cũng như đi lạc vào mê cung .Vì vậy theo tôi để dễ chịu cho người nói và viết đòng thời vi trí ,tư cách bình đẳng với nhau ta nên sử dụng cụm từ đối tác làm ăn .Cái mực thước để đánh giá tốt và xấu là hợp đồng văn bản để ăn chia lợi nhuận Ở đay không loại trừ hợp đồng giữa công nhân và chủ công ty .Bởi cả hai bên đều cần nhau .Như vậy không thể làm đại diện lẫn lộn được .miếng bánh lợi nhuận cắt lêch về bên nào thì bên kia bị thiệt đó là cái điều thiết yếu để xác định ai là đại diên cho ai .Còn việc hỗ trợ đối tác là bình thường nhưng tuyệt đối khong thể đối tac nọ làm thay cho đối tác kia trong viêc ăn chia đó là việc không tưởng .Đén đây đã thấy giọng hót bị lạc rồi chi mong các bạn trõi dù làm chủ hay tớ đều làm người tốt

HCQuang nói...

...Lanhtécnaxiônalơ sẽ là xã hội tương lai.

Một chị làm "nghề" công đoàn 35 năm (tính tới lúc về hưu) được cử qua KCX-KCN HCM phụ trách công tác CĐ (vẫn ăn lương bên CĐ), 1 người hết lòng vì người LĐ.
Một hôm chị bị tôi cho 1 ý kiến cay đắng về CĐ:
Này nhé, Liên đoàn lao động tất phải có cơ quan (VP) và anh chị em làm việc trong cơ quan (VP) sẽ có công đoàn VP (CĐVP).
Tức CĐVP là cấp dưới của BCH-LĐLĐ, nhưng sếp VP lại là đại diện Người sử dụng LĐ, còn CĐVP là đại diện Người LĐ trong VP.
Về nguyên lý, ắt sẽ có tranh chấp LĐ.
Và, khi xảy ra tranh chấp LĐ, CĐVP sẽ đấu tranh với Người sử dụng LĐ, tức với cấp trên của chính mình, hơn nữa lại do chính mình bầu ra (thông qua đại hội). Ha ha, đề nghị CĐVP tiến hành đình công theo trình tự pháp luật nhé.
Chị thấy chưa, có cần tôi nghĩ mẹo hòa giải LĐ không, nhân danh Cha, Con và Thánh thần.

Chị giật mình vì 35 năm qua chưa thấy 1 ai, 1 tài liệu nào đề cập tới sự cố này.
Chị tự an ủi "tuy nhiên, nó không thể xảy ra!".
Tôi nói "nó chỉ chưa xảy ra mà thôi!".

Lúc chị đủ 55 tuổi (đang giữa nhiệm kì) nhưng sếp VP cho chị hưu (mà phải bàn giao ngay trong ngày) với mấy điều khoản chèn ép chị.

Khi chia tay, chị rất buồn "hồi xưa ông nói mà tôi không chịu tin".
Tôi nói vui "để tôi xúi CĐVP nhà chị đình công, tỷ lệ thắng 8/2". Chị cười.
Tôi khuyên "chị làm đơn kiện ra Tòa LĐ, Luật LĐ cho phép mà".
Chị nói "vì danh dự của công đoàn VN, tôi không thể làm đơn kiện".

Rồi chị lặng lẽ nghỉ, không 1 bữa trà chia tay (tất nhiên tụi tôi có làm tiệc chia tay, nhưng tụi tôi không phải là CĐVP, cũng không phải là LĐLĐ-HCM).

Thế là 1 người suốt đời cặm cụi vì nó, chỉ biết vì nó, nay lại bị chính nó chơi xỏ, nhân danh Cha, Con và Thánh thần.

Nặc danh nói...

Bàn dài quá! Tóm lại là "Tiếng gai hót trong bụi mận chim".
KQ

Nặc danh nói...

Lại chuyện con gà và quả trứng. Con rắn tự ăn đuôi mình. Chán. HT

Nặc danh nói...

Ha ha , đúng là cuộc Hội thảo sôi nổi của các nhà "ốc học" rủ nhau chui vào sừng trâu để bàn lối ra.

12,7mm

Thanh Minh nói...

Đề nghị HT post bài " giải nhất báo chí 2006" để anh em tham khảo.

TM

Nặc danh nói...

"Tối 27.8.2007, tại Cung Văn hoá LĐ Hữu nghị, Hà Nội, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ nhất đã trao giải A cho các tác giả: ... Trần Khâm, Bùi Trung Chính và Phạm Thị Băng Tâm - Báo Nhân Dân - với loạt bài Đời sống và việc làm của công nhân ở một số khu công nghiệp."

Báo Nhân Dân thường không đăng các bài "vạch áo" lên bản điện tử, vì không muốn người khác "xem lưng". Báo Nhân Dân bản giấy và bản điện tử là hai Ban BT riêng, có thể hoặc không dùng bài của nhau. HT

Thanh Minh nói...

Báo ND mà ngớ ngẩn thế a? Vậy mà ban đầu tôi ngây thơ đến mức tưởng báo Đảng, dù là dưới hình thức nào cũng nhằm mục đích đưa thông tin tới bạn đọc!
TM

Nặc danh nói...

Khi chọn đặt tên "Lao động" hình như Bác đã nhìn thấy tương lai đất nước đến tận hôm nay - khi mà "người lao động" đã trở thành lực lương chủ yếu trong XH và đã thành khái niệm mới thay thế những khái niệm cũ!

HữuThành.Nguyễn nói...

TM không được nói báo Đảng ngớ ngẩn. Đây là thông tin có định hướng. Chỉ có những báo rất tinh tế mới làm được chuyện này. Chả thế mà ở mình tất cả các báo là Ban Biên tập, riêng Báo Nhân Dân là Bộ Biên tập.

Nặc danh nói...

HT nói thế e không ổn. Tất cả các báo của ta đều cần "thông tin có định hướng" chứ chẳng riêng gì Báo ND. NQ TW V Khóa X vừa rồi có hẳn một nội dung quan trọng về vấn đề báo chí này, lý do thì anh đã biết.
Cái "ngớ ngẩn" mà tôi muốn nói ở đây không phải là nội dung của Báo ND mà là ở hình thức, cách người ta phát hành báo. Với tư cách một độc giả nhiệt tình và có trách nhiệm, chúng tôi đã sục sạo trên mạng
...nhưng không tìm thấy bài đó.
" Bản điện tử " và "bản giấy" là 2 chân của một ông thôi.Làm sao để độc giả tiếp cận với cả hai một cách thuận tiện nhất.
Xin Tổng quản cho đường dẫn đến bài báo ấy.

TM

HữuThành.Nguyễn nói...

Không có đăng trên bản điện tử thì làm gì có đường dẫn. Thông cảm nhé, không phải với tôi mà là với ... Bộ BT.

Nặc danh nói...

Em chịu rồi, thế ra cải "bản điện tử" chỉ để cho dân tin học đọc còn "báo chữ" dành cho Nhân dân? Nói rộng ra báo ND chỉ dành cho một bộ phận ND nếu xét về khía cạnh toàn thể!
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

TM nhầm rồi. Bản điện tử là bản "định hướng tầm xa", tới những người sống trong "thế giới phẳng". Còn bản giấy là đối tượng truyền thống.
Hôm nay đã gọi điện cho tác giả Bùi Trung Chính, đã được xác nhận bài đó không đăng trên bản điện tử.

HCQuang nói...

Gớm, chuyện của Báo Nhân Dân mà các bác quya sang vặc nhau, cứ y như Báo ND là của nhà bác.
Tuy nhiên TMinh nói chính xác, Báo Nhân Dân thực ra chỉ dành cho một bộ phận Nhân Dân nếu xét trên khía cạnh toàn thể.
Về chữ nghĩa, ở ta có 2 báo:
Báo Người lao động - tiếng nói của người lao động, và Báo lao động - tiếng nói của lao động. Nỏ hiểu ra răng.