Chuyến đi tiền trạm năm 2003, Hữu Thành bị "dính" vào vòng "ngoại giao nhân dân". Gặp gỡ, tiệc tùng suốt, hiếm thời gian đi chơi. Khi anh em rút về Nam Ninh, tôi và Thành ở lại thêm 1 ngày để lang thang. Chị Niệm làm tour-guide. Chuyến đi này thì không, hắn rút kinh nghiệm và ra tiêu chí cho chuyến đi - du lịch Ta-ba-lô. Còn tôi tự xác định làm phó cho thầy Chi Phan và 2 thầy trò đã phối hợp cực tốt. (Riêng Thái Chi k3 được phân là Phó đoàn đến phút cuối lại "tuột xích"!).
Y Trung - cuộc tiếp xúc đầu tiên
Phải nói bạn tổ chức rất chuyên nghiệp. Trước cả tháng, chị Niệm yêu cầu gửi sang danh sách 3 đoàn và tên tuổi người dự các buổi họp. Mà lính ta thì biết rồi đấy, nước đến chân mới nhảy dù giục như hò đò. Chịu! Cuối cùng ban tổ chức quyết định giải phóng cho cô Lan được rảnh đi chơi, chỉ còn lại thầy Phan và tôi đi tiếp xúc với bạn.
Sáng 25/10, Cao "tư lệnh" cùng Hiệu trưởng danh dự Đường Sở Tam đến thăm và đưa 2 thầy trò cùng chị Niệm đi Y Trung. Thúy, con thầy Dương Hưng Tuấn ham vui, bị lỡ đòan k7 nên đựơc cho "ăn theo". Đường Hiệu trưởng đầu tư toàn bộ viêc tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm của Y Trung (từ lễ hội, trang trí, quảng cáo, đêm văn nghệ...). Anh có hẳn 1 Cty chuyên làm việc này. Đường có xe chiếc Hundai-sport 2 cửa nhưng vì khổ người quá cao to nên đã đẩy ghế trước tụt ra sau làm tôi ngồi cực khó.
Y Trung đã chuyển về khuôn viên Trường Du lịch, cách chỗ cũ vài trăm mét. Gặp gỡ với Y Trung chỉ 1 giờ đồng hồ thống nhất công việc rồi đi thanh toán tiền cây và xe cộ, kiểm tra nơi trồng cây lưu niệm. Tuy chị Niệm và anh Cao là cựu học sinh Y Trung nhưng luôn có mặt trong đòan VN.
Ảnh1: Ban tổ chức Y Trung (trái qua): Hiệu phó, Hiệu trưởng, Đường Tiên sinh và Bí thư Đảng ủy.
Ảnh 2: Phía ta có cả Cao "tư lệnh" (bìa trái), chị Niệm (bìa phải).
Thăm Sở Ngoại vụ thành phố
Trước khi đi, tôi nhận được thông báo: chị Trần Hồng Phó giám đốc Sở sẽ tiếp đoàn. Thật ra tôi quen với chị từ tháng 8/2003 khi chị sang dự kỉ niệm 50 năm Trưòng TNVN Lư Sơn, Quế Lâm tại Hà Nội. Ba chị nguyên là Bí thư Dương Sóc, người được tháp tùng Bác Hồ năm 1961 xuôi Ly Giang, thăm Dương Sóc. Năm 2003, tôi có bài viết trên Báo Tiền phong Chủ nhật về câu chuyện cảm động này. Ngoài việc thăm xã giao, thầy Phan có đặt vấn đề tìm mộ Hoàng Châu Linh, Nguyễn Văn Hoà và Lưu Dũng. Chị nhận lời khi tiếp nhận công văn của Ban Liên lạc trường và bản sao nhật kí công tác của thầy Phong có thông tin về nơi chôn cất các bạn, nhưng cũng nói thêm sợ 40 năm trôi qua có không ít thay đổi. Chị Niệm nhận nhiệm vụ dịch nội dung ra tiếng Hoa.
Chúng tôi ra trước cửa cơ quan chụp ảnh kỉ niệm. Sở Ngoại vụ nằm gần UBND và sát công viên Dung Hồ. Cửa cơ quan nhìn ra vườn hoa ven hồ với các nhóm tượng đài. Ở giữa là mặt hồ rộng được ngăn đôi bởi con đường nối từ cổng Quế Thành Cổ đến phía Sở Ngọai vụ. Một cặp cầu Kìêu duyên dáng cong cong vắt qua, du thuyền có thể chui qua gầm cầu để đi từ bên này sang phía bên kia hồ. Quán ăn Thuỷ tọa có đường dẫn dích dắc dưới mái che, như trong phim Hồng Lâu Mộng, đón khách ra nhà hàng. Đẹp!
Dân Quế Lâm, nhất là người già, chọn đây là nơi bách bộ, hít thở không khí trong lành. Nghe nói sáng cuối cùng, Hữu Thành và lão Hợp cũng lội bộ vãn cảnh ở đây.
Ảnh3 (trái qua): Cô thư kí, chị Niệm, KQuốc, thầy Phan, chị Trần Hồng và em Thúy.
Bữa cơm trưa giao lưu
Ba cán bộ Liên hiệp Hữu nghị với nước ngòai (tỉnh Quảng Tây) đang công tác tại Quế Lâm nghe tin các bạn VN sang thăm đã có lời mời giao lưu cùng chị Dương Phó bí thư Đảng Chí Công Tp Quế Lâm. Taxi chở anh Cao, chị Niệm và 2 thầy trò đến quán ăn nằm trong công viên Sân Golf, sát chân núi đá. Lại những thủ tục làm quen, tặng quà lưu niệm rồi nâng lên hạ xuống. Lý Long cùng 2 cán bộ của tỉnh có thể nói tiếng Việt khá thỏai mái. Chị Niệm cũng vui vì được giới thiệu các bạn VN với sếp của Đảng bộ địa phương. Bữa trưa ngon lành, ăn đến đâu hết đến đấy. Sau đó, bạn chở chúng tôi về khách sạn. Không quên tặng anh em Nam Ninh cuốn tập 2.
Ảnh thầy Phan tặng sách. Từ phải qua: Thúy, chị Dương, chị Niệm, thầy Phan, Lý Long, KQuốc và 2 nhân viên Tổ chức Hữu nghị Quảng Tây.
Thăm Đại học Sư phạm Quảng Tây
Nghỉ trưa được một lát thì xuống sảnh, kêu taxi tới trường. Đại học Sư phạm không xa Y Trung, cũng nằm trên lộ Thượng Hải nối dài. Vào trường thấy tấp nập sinh viên. Giáo sư Từ Đức Cường chờ đón chúng tôi ở sảnh cao ốc 11 tầng của Trung tâm Giáo dục quốc tế thuộc Khoa Ngoại quốc, vừa đưa vào sử dụng tháng 11 năm ngóai. Còn sớm nên chúng tôi được mời đi thăm nơi ăn chốn ở của sinh viên. Khoa dành hẳn một hành lang làm nơi nghỉ giải lao, có bức tường dài đến vài chục mét làm "Bức tường hữu nghị". Ở đây trưng bày những bức ảnh tư liệu kỷ niệm tình hữu nghị Việt-Hoa suốt từ 1953 tới nay. Có cả ảnh đ/c Nhân của chúng ta.
Kí túc xá sinh viên có nhiều phòng: đơn, đôi, bốn... tùy điều kiện đầu tư của gia đình. Internet nối đến từng phòng. Nhà ăn ngay dưới tầng trệt, sinh viên thanh tóan bằng thẻ, rất tiện.
Ông Hiệu phó Lưu Tiến Bình tiếp chúng tôi. Bên này có thói quen rất hay, khi tiếp khách thì thầy giáo có thể đưa sinh viên của mình đi kèm. Chả thế mà ông Thái, Trưởng khoa Ngọai quốc, cho 1 em đang làm nghiên cứu sinh, trẻ đẹp (nếu ở VN có thể đi thi hoa hậu được!) cùng tiếp khách.
Bữa cơm chiều ăn ngay tại nhà ăn sinh viên, trong phòng VIP. Ông Từ và Phó hiệu trưởng Lưu chúc rựơu Mao Đài từng ly nhỏ nhưng liên tục. Kế đến là trò của các thầy thay thầy đi chúc sức khỏe khách. Em chân dài cũng uống không kém. Riêng em Tần Hiểu Khiết vừa quá quen, vừa không uống được R nên anh em không phải cụng ly với nhau.
Tàn cuộc, nhà trường cho xe và em Khiết tiễn về tận khách sạn. Vui!
Ảnh3 (phải qua): ông Thái, ông Lưu, thầy Phan, KQuốc và em Khiết.
Thứ Bảy, tháng 11 03, 2007
NGOẠI GIAO NHÂN DÂN NGÀY 25/10
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Bảy, tháng 11 03, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Chẳng thấy ảnh đâu nhỉ?
Chào Phú Hòa. Tao đã nhận được e-mail của mày và đã trả lời. Tiện đây nhắn thêm để mày yên tâm: từ nay đến giữa tháng tao ở SG, không đi đâu. DMinh
Bài trước, ảnh sau, sẽ hầu các bác tới khi nào không làm được nữa!!!
Quả là ăn nhậu quần quật!!!
Cũng thương thằng Kiến Quốc phải "ăn nhậu quần quật". Thầy Phan thì phải tiếp khách quý, còn thằng Kiến Quốc nó cũng phải "tiếp" các học sinh (xinh như hoa hậu). Khổ cho nó quá, giá như anh em mình cùng đi thì sẽ gánh đỡ gánh nặng cho nó.
Đăng nhận xét