Thứ Sáu, tháng 11 23, 2007

Nửa thế kỷ một bộ sưu tập tranh về nước Nga

Rất khóai 1 comment của GM: "Hiếu ạ, chú không phải là Trỗi nhưng rất yêu lính Trỗi, giống như bạn chú tuy không học ở Nga nhưng rất yêu nước Nga!".

Nhân kỉ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mừơi Nga, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TpHCM trong 1 tuần (từ ngày 5 đến 11/11/07) có triển lãm tranh “Chân dung, phong cảnh Nga” của họa sĩ Trần Quân Ngọc. 57 tác phẩm (trên 120 bức tranh đã chuẩn bị) được trưng bày mà hầu hết là tranh sơn dầu.

Là thiếu sinh quân VN thế hệ 1950, anh được sang Trung Quốc rồi Liên xô học tập. Những năm đầu thập kỷ 1960, là sinh viên Hóa tại Matxcơva nhưng đam mê hội họa nên anh xin bằng đuợc để học thêm tại Đại học Mỹ thuật. Thiên đường của CNXH với những bảo tàng tranh đồ sộ ở thủ đô, ở Lêningrat… với những phong cảnh tuyệt vời và những con người giàu lòng nhân ái đã thấm đẫm vào con tim anh. Tốt nghiệp, anh xin thầy cho mang về 200 tác phẩm. “May mà ngày ấy vẽ trên catton chứ vẽ trên toan như ngày nay chắc chẳng mang về đuợc” – anh tâm sự. Rồi những tháng năm 1970, 1980 được quay trở lại Liên xô, cứ rảnh là với hộp màu nước khi thì đến Ba-cu, Bal-tích khi tới Xi-bê-ri, Vi-nhut… Lang thang khắp Liên bang. Bộ sưu tập lên đến hàng vạn tác phẩm nhưng anh với suy nghĩ rất mộc mạc: "Nếu đi, tớ sẽ tặng lại Bảo tàng Mỹ thuật".

Anh có treo 1 bộ tứ bình "Xuân, hạ, thu, đông" với đặc trưng rất Nga: những bông tuy-lúyp vạch đất chui lên sau mùa đông lạnh giá, màu xanh của y cỏ dưới nắng hè êm dịu, màu vàng của lá khi thu sang và màu trắng của tuyết bên những nhà thờ đạo chính thống Nga có chóp hình củ tỏi... Anh ghi lại được cả phong cảnh ở 1 nhà nghỉ ven hồ nơi Bác Hồ đã đặt chân đến (tranh 3). Trong bộ sưu tập này, chân dung những bạn Nga chiếm phần không nhỏ: người bạn học từng là lính thủy, bà giáo hướng dẫn tốt nghiệp, chị công nhân dệt hay nữ nông trang viên...

Đặc sắc nhất là bức phù điêu Lê-nin làm bằng 300 chiếc huy hiệu có hình Lê-nin và những người thân cùng biểu tượng những sự kiện lịch sử trọng đại, do chính họa sĩ sưu tầm trong hơn nửa thế kỷ. Phải nói anh có những tư duy nghệ thuật đầy sáng tạo! Phần trán Lê-nin được gắn bằng huy hiệu những người thân trong gia đình: từ cha, mẹ, đến các anh chị em. Nét vẽ cằm ông là những huy hiệu: ngôi nhà nơi ông sinh ra ở quê hương, Cung điện Xmôl-ny nơi Người chỉ huy hàng nghìn binh lính cách mạng tấn công, lật đổ thành trì của CNTB Nga... có cả Lăng Lê-nin nơi ông yên nghỉ. Đặc biệt, anh Ngọc sưu tầm được cả huy hiệu đầu tầu hỏa kéo toa đặc biệt chở Người khi mất từ nhà nghỉ ở thành phố Gorky, ngọai ô Matxcơva (ông bị 1 nữ gián điệp bắn bị thương nên về đây dưỡng bệnh) quay trở về thủ đô.

Đúng dịp này, ngài Đại sứ Nga ở Singapore sang thăm TpHCM tới triển lãm phải thốt lên: “Không ngờ tại TpHCM này có một nước Nga thu nhỏ!”.

Xin cảm ơn họa sĩ Trần Quân Ngọc cho chúng ta trở lại với nước Nga thân yêu!


13 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tranh của Nga thường đậm những màu sắc thanh bình như:vàng ,xanh ,...Nhưng không phải vì thế mà nó trở nên ảm đạm mà ngược lại nó rất mang tư tưởng về cuộc sống tươi đẹp.Phải chăng đó là một phần của niềm đam mê trong các chú và trong hoạ sĩ Trần Quân Ngọc.
Con gái bố ĐC

Nặc danh nói...

Tranh cũng là người! Con người Nga yêu thiên nhiên, thanh bình và tốt bụng. Tất cả biểu hiện trên nét vẽ và màu sắc. Cháu mà có dịp sang Nga nhớ đến thăm bảo tàng Ermitagiơ hay Cung điện Mùa Hè ở Cent Pertersburg. Tuyệt!
Nước Nga vĩ đại nhưng cũng rất gần gũi với VN ta.
Chú KQ

Nặc danh nói...

Một số thông tin thêm
1. Ermitagiơ (Ермитаж) là viện bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng với bức tượng "Mùa xuân vĩnh cửu" (đôi trai gái hôn nhau), bàn làm việc của Pie Đại đế cao ngất (Vua Pie cao 2m và làm việc thường đứng chứ không ngồi).
2. Cung điện Mùa Hè hay còn gọi là "Pechergov - Печергов", thực chất là một công viên nổi tiếng với các bức tượng. Mỗi bức tượng là một đài phun nước. Hồi chiến tranh Vệ quốc, Đức phong toả Tp Lêningrad 900 ngày đêm, người dân mang các bức tượng đó giấu đi, kết thúc chiến tranh lại hoàn về chỗ cũ.
3. Muốn xem tranh thì phải vào viện Bảo tàng Nga (Руский музей). Ở đó có những bức tranh nổi tiếng như: Ngày cuối cùng của Tp Pompay, Đợt sóng cửu trùng, Trừng phạt vv...Hai bức tranh đầu thì nhiều người đã biết, còn bức "Trừng phạt" thì miêu tả cảnh sợ hãi của con người bị Thượng đế trừng phạt bằng cách thả rất nhiều rắn xuống đất, mỗi con một vẻ trông thật hãi hùng.
4. Tp Lêningrad còn nổi tiếng với hàng nghìn chiếc cầu to nhỏ khác nhau bắc qua sông Neva (nơi neo đậu cuối cùng của chiến hạm Rạng Đông) và các sông con trong thành phố.
5. Một điều tuyệt diệu của thiên nhiên là những đêm trắng (Белые ночи) từ 20 đến 27 tháng 6 hàng năm, mặt trời không lặn suốt ngày đêm. Ngày 22/6 là ngày hội "Những cánh buồm đỏ thắm" (Алые парусы) - sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô. Hàng trăm cánh buồm mầu đỏ thắm của các con thuyền chạy trên sông Neva mừng ngày các cô cậu tú tài làm lễ tốt nghiệp PTTH.
GM.

TranKienQuoc nói...

Biết ngay ông bạn GM đang ngứa. Chọc đúng tổ kiến nên bị đốt ngay. Dân Len mà, học ở đó có mỗi 5 (à 6) năm, tiếc là đi làm đốc-tờ lại ở Khắc (hay Tiệp?). Bài về "Đêm trắng" hay "Cánh buồn đỏa thắm"... hơi bị thuộc.
Hắn từng vào ăn trộm táo ở Peter-Gov (tiếng Đức "Hof" là cái sân, Pie Đại đế sính dùng tiếng Đức vì vợ là người Đức?) vào một buổi chiều trời xâm xẩm tối. Khi bị phát hiện, hắn chạy trốn. Hết chỗ nấp, hắn đứng ra giữa vườn cỏ, đưa tay phải vòng lên dầu, tay trái che bộ hạ.Lão bảo vệ già đi tới, mắt kèm nhèm, trông cứ tưởng có bức tượng mới dựng nên đã bỏ đi. Hắn thóat chết! Nhưng không chừa thói chôm táo...

Nặc danh nói...

Sau khi ông bảo vệ đi, hắn trốn ngay, không quên cầm một đống táo lấy trộm cho các "em". Một lát sau ông bảo vệ quay lại chỗ cũ, không thấy bức tượng đâu, ông ta làu bàu: quái lạ, bức tượng vừa ở đây đã biến đâu mất, như có ma?
Hồi đó hắn chưa mù nên còn kịp phát hiện ra ông bảo vệ chứ bây giờ thì...
GM.

TranKienQuoc nói...

Đúng là già rồi nên chữ "Saint" (thánh) nhớ mãi không ra. Nên đã viết sai là "Cent". Xin nỗi!

Nặc danh nói...

Peter = Piotr (Pie), Burg = thành, Saint = tên thánh...

Nặc danh nói...

Đến đơn vị, việc đầu tiên là vào "BanTroi" (trừ những hôm có việc cần làm ngay) để xem "tình hình xây chát có gì nô vưi" không. Thấy ngay cái comment của "Tay nặc danh" này. Nếu như tổng quản HT đã có chương trình đếm số lần vào mạng của đọc giả thì cũng nên "ắp đết" phần nhận dạng người vào mạng sớm nhất để lập record. Liệu đây có phải là kỷ lục không, "hắn" vào lúc 3h12 sáng nay. Xin cho biết quí danh!
GM.

Nặc danh nói...

Cho bíêtlàm gì dể các ông bảo tôi bị điên? Thức đêm mà, không ngủ được.
Nói vậy thôi đang sống trời tây nên giờ này chưa muộn. Lên mạng với các ông sướng thật!
Tuân k5 - GDR

Nặc danh nói...

Hoá ra ông bạn bị "lệch múi giờ". Ỏ HN lúc này là 10h25 sáng thì ở "bển" chắc 4h25 hay 5h25 gì đó. Không biết giờ mùa đông HN cách Berlin mấy tiếng nữa. Vẫn còn thức à, ông bạn? Ngủ đi cho khoẻ để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp hơn.
GM.

HữuThành.Nguyễn nói...

Hôm đi Tây Thiên T.Lai bảo đi cẩn thận không lại có thằng reo "a, bắt được sư sổng". Nghe đau hết cả người.
Đ.c GM suýt bắt được "điên" sổng!

Đề xuất của đ/c GM chỉ thực hiện được nếu mình có web riêng. Chứ cái này thì nó cho thông tin gì mình có đến đấy thôi.

Nặc danh nói...

Mùa đông lệch 6 tiếng.
Tuân

Nặc danh nói...

Thế hoá ra "đêm qua bác không ngủ, đêm nay bác ngủ bù" à???
GM.