Chủ Nhật, tháng 11 25, 2007

Bạn xấu vãn cảnh Tây Thiên

Lâu lắm hội bạn xấu không đi đâu. Tuần này V.Thắng và lão Hợp nhắc nhở sớm bố trí giao lưu.
Nghĩ một hồi thì ra hướng đi Tây Thiên. Ngoài tôi và lão Hợp đi đây đầu năm 2004 thì mấy tên còn lại chưa ai đi cả. T.Lai, V.Thắng là đội hình thường trực còn VTMai thì đang trong giai đoạn thử thách. Một bạn xấu có đủ phẩm chất là Công Minh thì chuyến này không thể tham gia vì phải đi bộ rất nhiều. Nhân tiện rủ thêm các bạn k1, k2 "của nhà trồng được" (vợ chồng Thái Dũng).
Tây Thiên bây giờ có hai điểm du lịch. Một là Trúc Lâm Thiền Viện Tây Thiên, có đầy đủ dáng dấp của một thiền viện thuộc hệ thống Trúc Lâm Thiền Viện. Tên gọi là thế, nhưng không biết có quan hệ thế nào với thiền phái Trúc Lâm. Chỉ thấy "viện" nào cũng cao, to, hoành tráng, không giống "thiền" truyền thống, thời chưa có kinh tế thị trường.
Điểm du lịch thứ hai là dạng du lịch sinh thái kết hợp tâm linh đền, chùa. Từ mươi lăm năm trước tôi đã đi mấy chuyến ở đây. Khi đó nó vẫn còn hoang, thô mộc lắm. Những hoạt động dịch vụ, thương mại ăn theo du lịch tập trung chủ yếu ở cây đa đầu làng, mà cũng thưa thớt. Đã đi khuất vào trong là chỉ có thiên nhiên.
Ba năm trước trở lại đây tôi đã ngạc nhiên về sự khai thác tự phát thiên nhiên nơi này. Chính quyền địa phương chắc cũng chỉ tham gia điều hoà trật tự mưu sinh và thu các loại thuế, phí của dân chúng chứ cũng không có được một cái nhìn "du lịch bền vững".
Năm nay trở lại, thấy con đường đi được lát đá khắp chỗ, bên sườn dốc sâu có lan can, là những điểm tiến bộ. Nhưng dấu ấn của "du lịch nhân dân" hiện lên ở khắp mọi nơi. Từ con đường dài dằng dặc suốt cả khu du lịch nhìn đâu cũng thấy rác và không thấy thùng rác công cộng. Đủ các loại phế thải bao gói cho tới tiền giấy âm phủ.
Những máy thuỷ điện nhỏ cắm ở khắp dọc suối cùng với những kênh dẫn nước làm biến dạng dòng chảy và vẻ đẹp tự nhiên của đá suối. Những tảng đá to được kẻ các khẩu hiệu "đốt rừng là có tội" bên cạnh "không đi theo suối, có điện hở".
Con đường đi thỉnh thoảng lại xuyên qua một cái quán cấu trúc theo kiểu lối đi ở giữa, một bên bán hàng một bên sạp nghỉ. Ở một vài chỗ đất rộng, đặc biệt ngã ba xuống thác và lên đền, có cả một tổ hợp sạp nghỉ hàng quán hàng trăm mét vuông có thể so sánh với bàn cờ tướng mà "sông" chính là lối đi.
Thử đi xuống thác mang theo cảm nhận xưa, tôi bị dội vì các "công trình du lịch nhà thầu" đã bủa vây tầng tầng lớp lớp. Muốn đi xuống thác cũng phải chui qua một quán mà bản thân nó đã che mất một phần suối và những tảng đá sát bờ. Bên kia bờ mấy quán ở các cao độ khác nhau sẵn sàng tiếp đón. Quá chán nản tôi quay lại, không xuống nữa.
Sau bữa ăn bằng đồ mang theo, chúng tôi tiếp tục đoạn dốc lên đền. Đây mới là đoạn kiểm tra sức khoẻ của mỗi người. Động viên nhau đi từ từ, sẽ đến.
Trước khi đi tôi đã xem toạ độ GPS của chỗ nghỉ này, độ cao 180m. Đường đi vào theo suối men sườn núi khá thoải. Bây giờ mới là đoạn trèo lên. Đây là khu rừng quốc gia, cấm mọi việc khai thác lâm sản (chắc là trừ người dân sở tại khai thác sử dụng). Trông rừng có vẻ nguyên sinh. Thỉnh thoảng gặp cây hạt dẻ quả đầy gai, hoặc cây khế rừng rất sai quả, có cả quả gì giống trám đen, nhưng không phải. Dưới thấp thì rất nhiều nứa tép và cây sặt. Hôm qua mail cho TG.Quý, nói nhớ tụi mày ngày xưa phải "chặt phá rừng" với chỉ tiêu 10 cây/ngày. Cậu mail lại nói hình như 30 cây trong khi tù cải tạo chỉ 20-25 cây thôi. Chuyện tranh phá rừng với tù của học viên KTQS tôi cũng hay nghe Thanh Đường kể, mỗi khi có dịp. Chính con số 10 cây/ngày là của nó đưa ra mà.
Vừa đi vừa nghỉ, cuối cùng cả hội cũng lên đến Tây Thiên Linh Từ, đền thờ Mẫu, ... (cái này phải để VTMai hướng dẫn), ở gian ngoài thờ cả cụ Hồ. Một cây đào già đang trụi lá chờ ngày xuân đơm hoa. Một cây hồng cũng già đầy quả chín vàng. Mấy bụi hoa mộc thơm ngát.
Sự tích ghi lại ngày xưa đây có đền, nhưng đổ nát. Ông Kỳ người địa phương phát tâm mở đường, dựng lại đền. Đến 1991 đền được nhà nước công nhận và phát triển tới nay. Mới mấy năm nay phía sau đền còn có chùa Tây Thiên. Lên đến quần thể đền chùa này (cao độ 520m) ai cũng thấy lòng thư thái. Ở đây còn có cây thông to nhất mà tôi từng biết, đường kính gần 2m. Không biết nó còn tồn tại được bao lâu, khi mà mật độ kinh doanh dịch vụ đang ngày một bành trướng. Thôi thì đã thấy nó mười mấy năm nay, hi vọng nó còn ở đó mười mấy năm nữa.
So với Yên Tử đường lên Tây Thiên ngắn hơn, độ dốc thấp hơn. Mấy người thể trạng khả nghi sau khi đi đây có thể tự tin để leo thử lên Yên Tử vào dịp sau. Không dễ nhưng không phải là tuyệt đối không thể lên.

31 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chính xác chỉ tiêu là:
10 cây sặt loại I/1 người/ngày (loại I là loại gốc có đường kính 5cm trở lên, dài trên 7 mét; loại II, loại III thì bé dần, ngắn dần)
Loại II thì 15 cây/người/ngày
Còn loại III không khuyến khích lấy. Hồi đó Minh Nghĩa mang 20 - 25 cây loại I/ngày nên nó mới bị gan đi viện 9. Bù lại năm đó nó được là Chiến sĩ Thi đua.
TTXVH

Nặc danh nói...

TB: Muốn lấy được sặt loại I thì phải leo rất cao và đi rất xa mới có. Tôn Gia Quý nó mang 30 cây / ngày vì sặt của nó lấy cách nhà chỉ khoảng 1 km ngay bên bờ suối, mang về đơn vị dùng để rào ao cá mà còn bị gà dẫm gãy đổ. Tôn Gia Quý còn mang vượt năng suất là 31 cây / ngày (trong đó có 5 cây gẫy ngọn chỉ dài 2,5 mét độn vào trong). Tuy vậy nó vẫn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến vì nó có cố gắng so với khả năng của nó. Còn Minh Nghĩa thì khi thôi "phá rừng" (do có 01 đ/c tử trận khi đi khai thác)thì nó vẫn còn giấu trên rừng vài trăm cây loại I đã chặt rồi để khô cho nhẹ và mang dần về. Cho dân số sặt đã chặt đó dân cũng lắc đầu vì nó ở xa và cao quá.
TTXVH

TranKienQuoc nói...

Ngày xưa cánh "lính sơ mít" (Đại học quân sư) khai thác sặt (đúng ra là phá rừng) nhưng chả khác gì "muỗi đốt gỗ". Còn nay như kiểu HThành tả thì phá quá, hủy diệt quá. Nếu không nhanh quản lí thì hỏng hết!!!

HữuThành.Nguyễn nói...

Minh Nghĩa, qua lời kể của Vỉa hè Tấn xã, quả xứng đáng là CSTĐ.
Sau khi có phản hồi của Tôn Gia Gia tôi đã phải hỏi lại hai "lâm tặc" khác là Thanh Đường và Công Minh (cùng bọn thông tin với Vỉa hè) thì chúng đều nói là 30 cây/người.
Mà Công Minh còn nói là buổi sáng đeo nắm cơm với ít muối vừng, leo cao, chui sâu vào rừng già, nhìn xuống thấy khu nghỉ Tam Đảo (cao độ 900m) mới "khai đao". Buổi chiều kéo 30 cây sặt rừng già về bãi dưới chân núi. Hoành tráng.

Nặc danh nói...

Đúng là chỉ tiêu 30 cây /ngày, nhưng khuyến khích chặt sặt loại I thì chỉ 10-15 cây thôi, loại I hồi đó chỉ một số người lấy được vì phải đi rất xa và leo rất cao, hồi đó nhiều tên leo qua đỉnh cao nhất ở Tam Đảo sang sườn bên kia vì ở đó chỉ có dân đi săn mới leo đến đó. Sáng sớm nhà bếp phát cho mỗi tên sau khi ăn sáng một gói cơm vắt cùng muối vừng để ăn trưa, nhiều tên khi leo đến đỉnh treo cơm nắm ở trên cây rồi đi chặt sặt, định trưa về qua đó sẽ ăn cơm, nhưng khi về đó cơm đã bị khỉ ăn hết, đành phải nhịn đói kéo sặt về. Hồi đó có tên một ngày chặt luôn 2 suất kéo về bờ suối rồi giấu trong bụi cây để thứ bảy lên kéo về sớm nộp sau đó trốn về Hà Nội (thứ 7+CN). Tối đến nhờ người bỏ màn hộ, may là ở nhà dân nên cũng dễ trốn về HN để lấy hàng tiếp tế viện trợ không hoàn lại tại gia.
TTXVH

HữuThành.Nguyễn nói...

Nghe khiếp nhỉ. Đi đường mòn, leo sang tận đất Thái Nguyên lấy sặt. Bây giờ đi người không cũng chả được.
Thế mới biết các bọ già hết rồi, đừng coi mình là trẻ nữa nhé.

HCQuang nói...

Sặt loại 1 có đường kính gốc từ 40 trở lên, cứ nột đủ 10 cây là đạt rồi. Các bố bị bệnh thành tích, cứ nhè cây 50 mà chặt, lại tăng 15 cây. Ngay hồi đó tôi đã "nói không với bệnh thành tích" rồi, chỉ đạt định mức tối thiểu.
Nay mới biết mình có công trong việc bảo vệ môi sinh.

Hồi đó có 1 tốp Tù (còn 1 vài tháng là mãn hạn) đi khai thác sặt, ở gần chỗ mình. Năng suất của họ thấp hơn của bộ đội mình. Cũng đúng, mình là người tự do, mình làm cho mình, dĩ nhiên năng suất phải hơn kẻ bị cưỡng bức lao động.
Về quan điểm: Mình thấy lao động là vinh quang, họ thấy lao động là khổ sai.
Về vật chất: Mình cơm nắm muối vừng, họ cũng cơm nắm muối vừng, số lượng, chất lượng như nhau.
Về công cụ lao động: 2 bên đều dùng "dao 4" như nhau.

Hồi đó SơnTẻo K3 dùng CKC hạ được con Lửng (động vật sách đỏ), ăn ngon như chó. Bộ lòng của nó ken dễ hơn cả ken lòng chó.

HCQuang nói...

Hồi xưa lên Tây thiên là chuyện nhỏ. Chủ nhật đi đạo...rừng, ghé Tây thiên. Ngày thường đi lấy sặt, ghé Tây thiên. Coi như đi bát phố uống cafe. Mà chỉ tuyền cơm rau, canh toàn quốc, nước mắm đại dương, đậu chính. Nay cơm thịt cá, đặc sản, sâm nhung, mà leo không nổi.
Rứa mới kì.

HữuThành.Nguyễn nói...

Sợ anh Chí Quang nói là Tây Thiên khác. Vì lối lên Tây Thiên, cách cả giờ đi bộ không có dân ở, xe cộ cũng không vào được đâu. Tối về tôi sẽ chấm nó trên bản đồ (theo GPS) để các anh xem đền Tây Thiên là nó ở chỗ nào.

TranKienQuoc nói...

Anh em quân sự từ hồi khai thác sặt những năm 1972 đã biết có đền Tây Thiên Mẫu quốc. Cũng không xa gì khu nghỉ Tam Đảo, vài ba km. Sao lại khác đuợc hả HThành?

HữuThành.Nguyễn nói...

Nếu là Tây Thiên Mẫu quốc thì chắc là đúng. Nhưng mà đi mãi theo suối quãng 3km mới leo lên, chả lẽ ngày xưa anh em cũng ở khu vực ấy? Tối vể thử chấm toạ độ GPS để xem. Trên máy GPS thì nó không xa Tam Đảo thật. Nhưng mà lội bộ, tính cả cao độ thì chết vật. Rừng núi mà.

HCQuang nói...

Tây thiên Thánh mẫu có 2 cây thông đại thụ ở mặt tiền. Đền quay lưng vào 1 vỉa đá, có 1 con lạch róc rách. Thờ bà công chúa nhà Trần. đúng chưa, đ/c?

Hồi xưa khỏe lắm, HThành đừng lo.

Anh em ĐHKTQS đóng quân dã ngoại ở bên kia núi, nhưng khai thác nhiều quá, hết sặt đẹp (loại D40-50) nên mò đi lung tung, làm mà chơi, chơi mà làm ấy mà:
Sáng ăn cơm đơn vị, chiều về đơn vị ăn cơm, trong ngày thì cơm nắm muối vừng, nước suối, rau rừng, cá suối (nếu vớ được), muốn nhởn đâu thì nhởn, đi tới mô cũng đi, miễn chiều tối về nộp đơn vị 10 cây sặt là xong (trừ các bố mắc bệnh thành tích). Tôi dự trữ vài chục cây, dấu cách nơi đóng quân chừng hơn 1 Km. Bữa nào có gì vui thì đi theo bà con, chiều tối về, kéo ra 10 cây, bó lại, đem nộp.
Có hôm tôi bỏ đi chơi, xem người ta bói lá trầu (kiểu như bói bài tây), gần tối mới về (không phải đi ăn mảnh đâu nhé). Nếu không có "hàng dự trữ" thì bỏ mẹ với cha trực ban đại đội.

Chuyện khác: Lính ta đạp xe từ Vĩnh yên về hanoi, 1 giờ chạy được 18 Km nỏ thấy chi. Có khi còn đèo 1 cô (cho quá giang) cũng nỏ thấy chi. Dĩ nhiên hồi đó vô tư, chứ thời bây giờ mà đèo 1 cô như rứa thì "ra đi ra đi (là) ... mày chết với ông".

Nặc danh nói...

Chưa đi Tây Thiên lần nào, nên không biết nó to bé, dài ngắn ra sao, cũng không biết còn Tây Thiên nào nữa không, nay đến rồi nên cũng mạo muội sơ qua để ae xem có phải là nơi đã đến không.
Đường đi từ HN đến Tây Thiên tôi không thạo, phải hỏi HT, chỉ biết là vào đến Đền Thông (chỗ có cây đa già)thì bắt đầu phải cuốc bộ, đi bộ qua suối Trường sinh, qua Đền cậu, Đền cô, rồi đến Đền Thượng, cự li từ Đền Thông đến Đền Thượng là 4.900km. Nghe nói ngày trước khó đi lắm, chỉ có một lối mòn nhỏ, giờ thì làm đường rồi dễ đi hơn, dễ hơn nhưng mà phải cuốc bộ lên thì cũng vất ra phết.
Quên, đâu như có cả Thác Bạc nữa, nhưng nhìn chẳng thấy đâu, chắc nó cạn mất rồi.
VTM

HữuThành.Nguyễn nói...

Chí Quang tả có vẻ giống.
Để chắc ăn 100% khi nào anh ra tôi sẵn sàng hầu anh một chuyến Tây Thiên. "Thánh Phụ" để nhà, lên hầu Thánh Mẫu, chịu chưa?

TK8 nói...

Xem ảnh thấy chị VTM còn rất…hấp dẫn, ;-). Ở Bộ TTM cha e là cấp dưới trực tiếp của cụ Ông. Hình như Cụ rất ghét đi săn bắn vì nhà chú Tuyến(thư ký Cụ) có xảy ra tai nạn súng đạn – nhưng Cụ V nhà e được Cụ VTD cưng chiều nên bỏ qua. Có hôm đang bắn chim ngoài đồng e thấy người của Cụ VTD mang công văn ra tận nơi, chẳng hiểu việc gì mà gấp thế. Cụ V đi đâu cũng thích lẫn vào dân, kthích tiền hô hậu ủng nên kmang theo xe điện đài như khi đi công cán, mà ĐTDĐ thì cok có như bây giờ.
E thấy Tướng hồi đó chỉ được cái OÁCH ! chứ chế độ dinh dưỡng còn thua bọn nhóc ngày nay. Đi qua cầu fà cứ lách xe lên trên, chìa CÔNG LỆNH của cụ VÕ NGUYÊN GIÁP ký là chúng nó…vãi ra quần.
Cụ VTD có tặng cụ V cuốn
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN:” thân tặng anh NVV, để nhớ lại hồi cùng làm việc dưới lá cờ vẻ vang của Đảng và Bác Hồ kính yêu – ký tên: VTD”
Chúc chị và Gia Đình sức khỏe !
Em trai : tuấn k8

Nặc danh nói...

Tây Trúc là đích mà thày trò Đường Tăng nhắm tới trên con đường 89 khổ nạn, còn Tây Thiên là thách thức của bè lũ U60 vốn ham chơi nhưng lười biếng tập tành. Chỉ có "Sư xổng" HT là "chưn... tu" tung tăng trên đường thiên lý, còn lại đều là những cái "bễ lò rèn" quá "đát": phì phò rất to- nhung hơi chẳng có ( hết hơi), leo được đôi chục bậc lại đứng-ra điều "vãn cảnh" nhưng thực chất là để tai-mũi-họng tranh nhau tồn tại. "Sư xổng " phát hiện: so vài năm trước vài ngôi đền mới đã ra đời. Các chùa kiểu này ở vùng chùa Hương người ta gọi là "chùa giả". Các "đền mới" ở Tây thiên chắc sẽ thể gọi là "Đền giả" vì nó hôi đủ tiêu chí: "do dân" (... địa phương tạo dựng} và "vì dân" (... thập phương muốn có chỗ "cúng tiến").Là đền thì không có Sư trụ trì ( nay gọi cho dẽ hiểu là Lãnh đạo chùa)- Không có "vị trí" để bổ nhiệm hoặc tranh dành thì làm gì có việc tố cáo-xem xét "Đền" là thật hay giả. TL

Tuong Lai nói...

Xin sửa cho đúng:
Các "đền mới" ở Tây Thiên chắc sẽ không thể là "Đền giả" vì nó hội đủ

TranKienQuoc nói...

Thác Bạc ở phía khu nghỉ Tam Đảo, không phải phía Tây Thiên Mẫu. Nếu có sẽ là thác khác, cứ gọi là Thác Vàng đi cho dễ!!

HCQuang nói...

Bình ảnh.
Các anh đi viếng đền Quốc Mẫu mà rước thêm "con bé" nào đi theo. Xinh quá ta. Gớm áo sống xanh xanh đỏ đỏ, nom sướng cả mắt.
Còn ông bạn nào nửa đứng nửa ngồi (ở bên phải con bé áo đỏ), sao mà trông oải thế, bơ phờ.

Nặc danh nói...

Ơ TL ơi có sư đấy chứ, mình chả gặp trên đường đi và đền Thượng là gì, không gặp làm sao chị Thái lại nhầm sư thật ra HT. Có thể Quốc Mẫu Tây Thiên bây giờ nó không chỉ là nơi cúng tiến mà còn là khu du lịch nên đền có sư.

KQ à,Thác Bạc thì tôi biết là có ở Tam Đảo, nhưng lúc tôi vào đền thờ Cô Chín thấy có bản vẽ Tây Thiên ở đó, nhìn vào bản vẽ thấy có một cái thác đề là Thác Bạc, anh chị Dũng Thái có đặt câu hỏi " không biết thác này có phải chảy từ thác Bạc bên Tam Đảo sang không".
VTM

TranKienQuoc nói...

Thác Bạc bên khu nghỉ ở bình độ thấp hơn. Ta phải đi xuống mới ngửa mặt lên ngắm thác đựoc.
Vậy, thác này là thác Bạc khác chăng?

Nặc danh nói...

HCQ nhẩy dù nhiều mà vẫn không bị loá mắt. Đúng là "con bé" áo đỏ xinh thật, nhưng ông bạn đứng bên cạnh thì không phải là bơ phờ đâu mà là "đất lành "chim" đậu đấy".
GM.

Nặc danh nói...

Anh Thanh ma co ai ru di Tay Thien la suong lam, dua di ngay. Ca Yen Tu nua day, ai thich di Yen Tu cu goi anh Huu Thanh la xong ngay.

HữuThành.Nguyễn nói...

Thác nào cũng là Bạc, vì nước đổ xuống trắng như bạc. Hàng xóm đặt tên con là xyz, anh cũng vẫn đặt xyz được mà.
Xem trên bản đồ hai cái thác này xa nhau lắm, của những dòng suối khác nhau. Với lại thác Bạc Tây Thiên chỉ ở cao độ khoảng hơn 200m thôi.

Chí Quang không nhận ra Việt Thắng à? Đứng cạnh VTM đấy. Bấm vào ảnh mà xem ảnh to, cho nó rõ, và ... xinh nữa.

Mà VTM để ý các địa danh, tên suối, tên đền kĩ thật. Nhưng mà nhầm ở chỗ "đồng nghiệp của tôi" ở trên khu đền/chùa là sư ở chùa Tây Thiên chứ không phải đền. 3 năm trước cái chùa này đang xây.

Thông thường cấu trúc đền/chùa ở các làng quê hay gắn với nhau theo tiền chùa hậu đền. Trước thờ Phật, sau thờ thánh. Trên Tây Thiên thì đền lại ở phía trước, chùa phía sau chênh chếch riêng ra. Cũng vì địa hình trên núi khó bố trí chặt chẽ như dưới xuôi nên nó mới rời ra như thế.

Tuong Lai nói...

Đền hay Chùa đều bắt đầu bằng bộ "tiền". Cái chính là "phong cách" kiến trúc phù hợp với niên đại khởi công. Ví như đền "cô bé"lợp tôn Osnam chắc chắn là xây dựng những năm 2000- Khỏi bàn tốn.... thời gian truy cập

Phú Hòa nói...

Nhìn VTM trong ảnh thì ai dám bảo là U5. Thế mới biết là thể thao, dã ngoại có nhiều công dụng. Cứ đà như thế này thì chỉ cần đi với Hữu Thành cùng hội bạn xấu của nó dăm chuyến là khối cậu nhóc mất ngủ vì VTM.

Nặc danh nói...

PH ơi. Phải nói là " khối... bố của các cậu nhóc mất ngủ vì VTM" chứ !
12,7mm

Nặc danh nói...

" khối... bố của các cậu nhóc mất ngủ vì VTM" chứ !Trong do co PH ko ???
37ly

Phú Hòa nói...

Từ các cậu nhóc ở đây có nghĩa ám chỉ các chú U3 hoặc U4 đấy GM ạ. PH ở xa quá thì có muốn cũng chịu, đành phải lấy cái vui của bạn làm cái vui của mình thôi.

HCQuang nói...

Nghe tiếng 12ly7 kinh rồi, nay bị 37ly ở đâu xuất hiện dập tắt đài. E sắp tới sẽ xuất hiện 57ly thì khối đứa chết (100ly phát một, không ăn thua).

Nặc danh nói...

Vấn đề không phải là kích cỡ mà là ở chiến thuật. Nói như chú thì súng trừơng VN bắn rơi thế chó nào được tàu bay Mĩ?!
12,7mm